Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế

Không đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế


Hôm nay 13.5, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted và Tạp chí Tia sáng (Bộ KH-CN) tổ chức tọa đàm “Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc”. 

Tại hội thảo, ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KHCN, đã chia sẻ quan điểm của bộ này về định hướng đầu tư, tài trợ của nhà nước cho nghiên cứu khoa học theo hướng tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Hồng Thái, nghiên cứu khoa học trong thời gian tới không ưu tiên chỉ để có bài báo quốc tế

Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Hồng Thái, nghiên cứu khoa học trong thời gian tới không ưu tiên chỉ để có bài báo quốc tế

Theo ông Trần Hồng Thái, trong khoảng 10 năm qua, nền khoa học Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ công trình công bố trên tạp chí quốc tế uy tín (bài báo quốc tế) tăng khoảng 20%, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 18.000 bài báo quốc tế.

Đó là hệ quả của chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học của nhà nước, không xem công bố quốc tế là đích hướng tới, nhưng khẳng định tiềm năng, năng lực khoa học công nghệ Việt Nam. Chính sách đầu tư đó giúp các nhà khoa học yên tâm, dù làm việc ở trong nước nhưng không bị tụt hậu (vẫn có công bố quốc tế) so với các đồng nghiệp ở nước ngoài.

Đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Hồng Thái, thời gian qua, chúng ta mới chỉ tập trung vào việc giúp các nhà khoa học Việt Nam thể hiện là mình đang hiện diện trên thế giới (thông qua việc xuất bản các bài báo quốc tế). Trong khi đó, muốn xây dựng được một nền khoa học công nghệ thì cần phải phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.

“Nếu coi nền khoa học công nghệ của quốc gia như một cơ thể thì các nhóm nghiên cứu mạnh như tế bào. Muốn có một cơ thể khỏe khoắn, muốn phát triển thì từng tế bào phải lành mạnh, trong sáng, khỏe mạnh”, ông Trần Hồng Thái nói.

Trên quan điểm đó, định hướng đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước trong thời gian tới sẽ có những ưu tiên phù hợp. Trước hết, việc đầu tư, tài trợ sẽ không ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu có tính dàn trải, không ưu tiên cho những công trình nghiên cứu chỉ có mục tiêu là có bài báo quốc tế.

Việc đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học sẽ dành sự ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ (tỷ lệ hiện là 5%, sẽ cố gắng đẩy lên hơn 7%), cho các đề tài có tính dài hơi (5 năm/đề tài). “Không đầu tư, không hỗ trợ để ra bài báo, mà hỗ trợ tăng cường năng lực các nhà khoa học trẻ để xây dựng nghiên cứu phát triển…”, ông Trần Hồng Thái chia sẻ.

Ông Trần Hồng Thái giải thích thêm: “Một nhà khoa học có một đề án thực hiện trong 5 năm, (Nhà nước) sẽ hỗ trợ để nhà khoa học đó tập trung trả lương khoa học công nghệ cho các cộng tác viên (trẻ) cùng song hành nghiên cứu với nhà khoa học trong vòng 5 năm, với mục tiêu sau khi kết thúc đề tài thì thì có 60% cộng tác viên trở thành tiến sĩ. Nếu tính ra thì cách đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất nhiều so với đầu tư chỉ để có bài báo quốc tế”.

Cần có chính sách cụ thể

Cũng tại tọa đàm, GS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội – nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết ông rất tán thành với quan điểm của Bộ KH-CN qua phát biểu của Thứ trưởng Trần Hồng Thái. Thực ra, Quỹ Nafosted cũng đã được điều hành theo hướng này (đầu tư phát triển khoa học chứ không đầu tư để “đẻ” ra bài báo) từ một số năm gần đây.

GS Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại tọa đàm

GS Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại tọa đàm

GS Hoàng Anh Tuấn nhắc lại một ý mà ông từng phát biểu 6 năm trước trong một sự kiện của Quỹ Nafosted: “Khi tôi được hưởng một tài trợ nghiên cứu của Quỹ Humboldt thì họ nói chỉ cần nhà nghiên cứu thấy vui vẻ trong quá trình làm ra sản phẩm, không cần phải báo cáo nhiều. Triết lý đó tôi thấy là rất trúng”.

GS Hoàng Anh Tuấn đề xuất: “Từ cấp vĩ mô, cơ quan quản lý nhà nước nên thể chế hóa chi tiết hơn các chính sách. Nên có chính sách cụ thể để đơn vị khoa học, nhà khoa học yên tâm, hoặc bắt nhịp được.

Thứ hai là cần chi tiết hóa yêu cầu sản phẩm, cố gắng hài hòa trong yêu cầu sản phẩm. Cái nào yêu cầu công bố quốc tế thì đương nhiên là cần công bố quốc tế, cái nào không cần công bố quốc tế, chỉ cần quốc gia thôi, thì cũng phải làm rõ.

Thứ ba là thực tiễn hóa về lộ trình. Lộ trình không chỉ một vài năm, mà có thể nhiều năm, để các nhà khoa học yên tâm theo đuổi các hướng nghiên cứu, ra được những sản phẩm mang tính dài hơi hơn. Cần phải đồng bộ hóa giữa các cơ sở nghiên cứu với chính sách vĩ mô”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/thu-truong-bo-kh-cn-khong-dau-tu-nghien-cuu-chi-de-co-bai-bao-quoc-te-185240513170014484.htm

Cùng chủ đề

Bị rút bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế, tác giả nói gì?

Nhà xuất bản Elsevier mới đây đã công bố về việc rút 3 bài báo của nhóm tác giả Việt Nam khỏi Tạp chí Fuel với 3 lý do mà theo các tác giả là không thuyết phục. Các nhà khoa học nói...

Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập 2 doanh nghiệp khoa học công nghệ

Trong khuôn khổ chương trình ''Kết nối các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu và doanh nghiệp'' diễn ra sáng nay (29/8), Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiến hành trao kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ cho 20 sản phẩm, đồng thời ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa doanh nghiệp với các đơn vị, nhà khoa học của trường.Đặc...

Báu vật Champa trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia được các nhà nghiên cứu thẩm định kỹ lưỡng

Trưng bày gồm 2 phần: Tượng và linh vật tôn giáo; Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo, quyền uy hoàng tộc. Sau khi trưng bày khai mạc, nhiều ý kiến cho rằng các bức tượng được giới thiệu là đồ giả. “Mục tiêu của trưng...

Phát triển sản phẩm quốc gia dựa trên công nghệ tiên tiến

Dựa trên tiến bộ công nghệ, nhiều sản phẩm quốc gia Việt Nam đã ra đời góp phần phát triển kinh tế xã hội thời gian qua. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết, từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020”. Bước đầu triển khai, chương...

Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Bình Định làm thuốc phóng xạ

Tại buổi làm việc, bà Phạm Thị Thanh Hương kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để khoa học – công nghệ thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất, trong đó có sản xuất dược phẩm - vật tư, thiết bị y tế.Bà Hương đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

4 loại trái cây vừa tăng cường miễn dịch, vừa giảm mỡ máu

Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu trái cây trong chế độ ăn hằng ngày. Một số loại trái cây không những giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh vặt mà còn có tác dụng kiểm soát cholesterol rất...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Phó giáo sư trẻ nhất ngành y quê Nam Định, đang làm trưởng khoa một đại học lớn

Nam giảng viên Lê Minh Hoàng là phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay, hiện đang làm Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ngành y vừa có thêm 3 giáo sư, 68 phó giáo sư. Nam giảng viên Lê Minh Hoàng quê ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay. Hiện anh Hoàng là giảng viên chính,...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Mới nhất

Bitcoin liên tục phá đỉnh sau chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Sau chiến thắng của ông Donald Trump, giá bitcoin liên tục tăng mạnh, phá vỡ các đỉnh lịch sử trước đó và đã áp sát mốc 77.000 USD. Giá bitcoin tiếp tục phá đỉnh và tăng lên mốc 76.850 USD. Hiện đồng tiền số được giao dịch ổn định quanh mốc hơn 76.000 USD/BTC. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap,...

Nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phục vụ người dân

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế cho người dân toàn quốc, hôm nay (8/11), Hệ thống Y tế MEDLATEC chính thức ký hợp tác...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp...

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ...

Mới nhất