Trang chủChính trịNgoại giaoKhông còn ở chế độ "phép màu kinh tế", nước Đức liệu...

Không còn ở chế độ “phép màu kinh tế”, nước Đức liệu có dứt khoát ‘tuyệt tình’ với năng lượng hạt nhân?


Đức đã loại bỏ năng lượng hạt nhân gần một năm trước. Và bất chấp việc tiêu tốn hàng tỷ Euro để lưu trữ chất thải phóng xạ này, một số chính sách vẫn kêu gọi xây dựng các nhà máy hạt nhân mới.

Không còn ở chế độ 'phép màu kinh tế', nước Đức liệu có dứt khoát ‘đoạn tuyệt’ với năng lượng hạt nhân?
Nhà máy điện hạt nhân Isar 2 tại Đức ngừng hoạt động vào ngày 15/4/2023. (Nguồn: MAGO)

Tháng 4/2023, Berlin đã loại ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng ra khỏi lưới điện, đưa công nghệ này vào “lịch sử”. Ba nhà máy bị đóng cửa là Isar II, Emsland và Neckarwestheim II.

Phản ứng phân hạch hạt nhân từng được coi là tương lai. Đầu những năm 1960, các chính trị gia và nhà khoa học ở Đức nghĩ rằng nó sẽ cung cấp nguồn điện vô tận mà không gây ô nhiễm không khí. Khi đó, có rất ít cuộc thảo luận về nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân.

Chuyên gia về năng lượng nguyên tử tại tổ chức Greenpeace Heinz Smital nói rằng, các chính trị gia vào thời điểm đó rất phấn khích: “Ngay từ đầu, năng lượng hạt nhân đã được hưởng lợi từ việc các nước quan tâm đến công nghệ này vì vũ khí hạt nhân. Các công ty năng lượng thì không”.

Ông Jochen Flasbarth, Quốc vụ khanh của Bộ Phát triển, cho biết thêm: “Trong những năm 1960, Đức vẫn ở chế độ ‘phép màu kinh tế’. Có một niềm tin to lớn và gần như ngây thơ vào công nghệ”.

Vào thời điểm đó, phần lớn không khí ở Đức rất bẩn và bầu trời thường xuyên bị mây mù che phủ, đặc biệt là ở khu vực công nghiệp hóa mạnh phía Tây Ruhr, nơi tập trung phần lớn ngành công nghiệp thép và than. Các nhà máy điện đốt than là một nguồn điện quan trọng. Khi đó, năng lượng hạt nhân là một giải pháp thay thế rõ ràng, hứa hẹn là nguồn năng lượng “sạch”.

Suy nghĩ tương tự cũng diễn ra ở Đông Đức cũ, nơi nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 1961. Trong những năm tiếp theo, tổng cộng 37 lò phản ứng hạt nhân đã đi vào hoạt động.

Sự cố Three Mile Island và Chernobyl

Thái độ đã thay đổi vào những năm 1970. Các nhà hoạt động xã hội từ phong trào bảo vệ môi trường, vốn đang phát triển thời điểm đó, đã biểu tình tại công trường xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới.

Năm 1979, nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở Mỹ gặp tai nạn tồi tệ nhất thế giới tính tới thời điểm đó. Bà Steffi Lemke của đảng Xanh, Bộ trưởng Môi trường Liên bang Đức, nói: “Sự hưng phấn về hạt nhân ngày càng nhường chỗ cho nhận thức rằng năng lượng hạt nhân không phải là thứ chúng ta có thể kiểm soát”.

7 năm sau sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ, lại xảy ra thảm họa Chernobyl ở Ukraine, khi đó thuộc Liên Xô. Vào ngày 26/4/1986, một vụ nổ lò phản ứng đã gây ra một vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử cả về phí tổn và thương vong. Khu vực này đến nay vẫn bị ô nhiễm và hậu quả vẫn chưa thể khắc phục được.

Thảm họa Chernobyl góp phần làm tăng thêm sự hoài nghi về năng lượng hạt nhân ở Đức. Ông Heinz Smital của Greenpeace cho biết: “Việc xây dựng các nhà máy điện đã sụp đổ sau đó. Chỉ riêng ở Đức đã có kế hoạch xây dựng 60 nhà máy điện hạt nhân”.

Năm 1980, đảng Xanh nổi lên từ phong trào chống hạt nhân. Việc đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân là một phần cốt lõi trong chương trình của nước này.

Năm 1983, đảng vào Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag). Năm 1998, đảng Xanh lần đầu tiên trở thành một phần của liên minh cầm quyền, gia nhập đảng Dân chủ xã hội (SPD). Hai bên đã chuyển sang loại bỏ dần dần năng lượng hạt nhân, trước sự phản kháng quyết liệt từ đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu (CDU) và Liên minh xã hội Thiên chúa giáo (CSU), những người sau này đã kêu gọi “từ bỏ dần dần”.

Nhưng vào năm 2011, CDU và CSU đã thay đổi quan điểm sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản. Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố chấm dứt năng lượng hạt nhân ở Đức.

Lò phản ứng cuối cùng ở quốc gia Tây Âu này đã ngừng hoạt động vào tháng 4/2023.

Kêu gọi xây dựng thêm nhà máy

Kể từ đó, CDU và CSU lại thay đổi quan điểm về năng lượng hạt nhân. Hiện nay, nhiều người trong đảng đang kêu gọi xây dựng các lò phản ứng mới.

Lãnh đạo CDU Friedrich Merz nói, việc đóng cửa các lò phản ứng cuối cùng là một “ngày đen tối đối với nước Đức”.

Các bên cũng cho rằng, các lò phản ứng cũ nên được kết nối lại với lưới điện. Ông Merz cho biết, nước này nên khởi động lại ba nhà máy điện cuối cùng đã ngừng hoạt động – với lý do giá dầu và khí đốt tăng.

​Tuy nhiên, những đề xuất đó không nhận được nhiều sự đồng tình từ các công ty năng lượng của nền kinh tế đầu tầu châu Âu.

Bộ trưởng Môi trường Steffi Lemke không ngạc nhiên, nói: “Các công ty năng lượng đã điều chỉnh từ lâu và ngày nay họ vẫn từ chối năng lượng hạt nhân ở Đức. Năng lượng hạt nhân là công nghệ có rủi ro cao, chất thải phóng xạ sẽ tiếp tục độc hại trong hàng nghìn năm và sẽ là vấn đề của nhiều thế hệ”.

Không còn ở chế độ 'phép màu kinh tế', nước Đức liệu có dứt khoát ‘đoạn tuyệt’ với năng lượng hạt nhân?
Biển báo dừng hoạt động đặt bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Emsland ở Lingen, miền Tây nước Đức. (Nguồn: AFP)

Năng lượng hạt nhân trên toàn cầu

Hiện có 412 lò phản ứng đang được sử dụng trên toàn thế giới, trải rộng tại 32 quốc gia. Trong nhiều năm qua, có một số lò phản ứng mới được xây dựng, trong khi một số khác ngừng hoạt động, nên số lượng gần như không thay đổi.

Các nước như Trung Quốc, Pháp và Anh đã công bố xây dựng mới một số công trình. Trong khi đó, một số quốc gia có ý định xây dựng các lò phản ứng nhỏ, hiện đại.

Theo chuyên gia Smital của tổ chức Greenpeace, các lò phản ứng nhỏ thường tập trung vào mục đích quân sự hơn là sản xuất năng lượng.

“Một trong số đó là ở Triều Tiên. Nơi này sản xuất nhiên liệu cho toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân của đất nước. Vấn đề không phải là hiệu quả kinh tế. Tôi thấy mối nguy hiểm lớn ở những lò phản ứng nhỏ này”, ông nhận định.

Vấn đề lưu trữ chất thải

Ở Đức, câu hỏi về nơi lưu trữ chất thải hạt nhân nguy hiểm vẫn chưa được giải quyết. Vật liệu này từ lâu đã được cất giữ tại các cơ sở tạm thời gần các nhà máy điện hạt nhân. Nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài.

Các cơ quan chức năng phải tìm kiếm địa điểm phù hợp, lựa chọn và tiến hành khoan thử nghiệm. Cộng đồng địa phương, những người không muốn chất thải hạt nhân được chôn ở bất cứ đâu gần họ, thường phản đối. Việc tìm nguồn tài chính để thực hiện và thời gian là điều khó khăn.

Ông Dagmar Dehmer thuộc cơ quan xử lý chất thải hạt nhân của chính phủ nói: “Tôi không thể ước tính bất kỳ điều gì vào lúc này. Chúng tôi phải xem xét một số khu vực. Việc khoan thăm dò nơi lưu trữ chất thải hạt nhân tốn hàng triệu Euro. Chỉ riêng việc đánh giá đã tốn khoảng 5 triệu Euro”.

Cơ quan này ước tính, đến năm 2046, có thể đưa vào sử dụng một cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân. Một số chuyên gia cho biết, tổng chi phí để xây dựng cơ sở này tốn khoảng 5,5 tỷ Euro (6 tỷ USD).

Liệu năng lượng hạt nhân có trở lại ở Đức?

Bộ trưởng Môi trường Lemke tin rằng, khả năng tồn tại của nền kinh tế sẽ quyết định việc nước này có quay trở lại sử dụng năng lượng hạt nhân hay không.

Bà Lemke nói: “Không có công ty điện lực nào xây dựng nhà máy hạt nhân ở Đức vì chi phí quá cao. Các nhà máy điện hạt nhân chỉ có thể được xây dựng với các khoản trợ cấp công và trợ cấp ngầm khổng lồ, bao gồm cả việc miễn một phần các yêu cầu về bảo hiểm”.

Hiện tại, có vẻ như năng lượng hạt nhân thực sự đã là lịch sử ở Đức.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Thuận đón khách quốc tế trên đoàn tàu du lịch 5 sao

Đoàn tàu hỏa 5 sao được thiết kế các toa nhà hàng, phòng ngủ hiện đại đưa du khách quốc tế đến các điểm tham quan du lịch nổi tiếng dọc Việt Nam. ...

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại...

Phương Tây mở rộng quan hệ với giới lãnh đạo mới của Syria

(CLO) Các cường quốc phương Tây, bao gồm Đức, Pháp, Mỹ và Anh, đang tích cực thiết lập liên lạc với chính quyền mới của Syria, được lãnh đạo bởi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), sau khi chế độ Bashar al-Assad bị lật đổ. ...

Khi sắp xếp, tinh gọn thì chế độ, chính sách phải cao hơn hiện hành

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn phải có tính nhất quán, kế thừa các chính sách đã có từ trước đến nay và cao hơn chính sách hiện hành. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Giá vàng “vật lộn” bám ngưỡng hỗ trợ, kinh tế Mỹ không suy thoái, Bitcoin đắt khách, giá tiếp tục cao kỷ lục

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng thế giới "vật lộn" để giữ ngưỡng hỗ trợ 2.600 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng "về gần với nhau", trong đó, dù kịp "quay xe" tăng trở lại vào cuối ngày 19/12 thì giá vẫn trải qua một phiên giảm khá lớn. 1. PNJ - Cập nhật: 19/12/2024 21:00 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Việt Nam SuperPortTM và Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPortTM, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam.

Cá kho làng Vũ Đại

Kha Ninh 20:10 | 19/12/2024 Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại mang hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo. Nổi tiếng trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, làng Vũ Đại cũng chính là quê hương của tác giả. Hiện nay, làng Vũ Đại...

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Chuyển đổi năng lượng mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Giá vàng “vật lộn” bám ngưỡng hỗ trợ, kinh tế Mỹ không suy thoái, Bitcoin đắt khách, giá tiếp tục cao kỷ lục

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng thế giới "vật lộn" để giữ ngưỡng hỗ trợ 2.600 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng "về gần với nhau", trong đó, dù kịp "quay xe" tăng trở lại vào cuối ngày 19/12 thì giá vẫn trải qua một phiên giảm khá lớn. 1. PNJ - Cập nhật: 19/12/2024 21:00 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày...

Hướng đi sáng tạo cho truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

Sáng ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Với 2...

Kinh tế Nga vượt Nhật Bản và đứng đầu châu Âu

Ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại cuộc họp báo cuối năm được truyền hình trực tiếp và giao lưu với người dân.

Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội năm 2024, UBND TP. Hà Nội giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chứcLễ hội mua sắm năm 2024 từ 20–24/12 tại huyện Sóc Sơn.

Mới nhất

Đề án, dự án quan trọng của Đảng đặt tại khu Tây Hồ Tây và Hồ Tây

(NLĐO) - Ba đề án, dự án quan trọng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; Cải tạo, nâng...

Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

(ĐCSVN) - Tiếp tục chuỗi các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Venezuela, 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 18/12 (theo giờ địa phương), Nhà hữu nghị Venezuela – Việt Nam (CAVV) đã phối hợp...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Cử tri đồng loạt kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15-18 triệu đồng/tháng

Đồng loạt cử tri các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long và Trà Vinh cùng có văn bản kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cá nhân. Mức cao nhất được đề nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao...

Mới nhất