Trang chủChính trịNgoại giaoKhông còn lúng túng, châu Âu tự tin bước vào mùa Đông,...

Không còn lúng túng, châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, Uniper “cự tuyệt” khí đốt Nga

Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis nhận định, châu Âu đang ở vị thế vững chắc để duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong mùa Đông năm nay, ngay cả khi tuyến đường vận chuyển khí đốt quan trọng của Nga sắp đóng cửa.

Nguồn cung khí đốt châu Âu chắc chắn khi thỏa thuận trung chuyển Nga-Ukraine kết thúc
Khói bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Đức. (Nguồn: Getty)

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã đồng ý về một thỏa thuận kéo dài 5 năm về việc vận chuyển khí đốt.

Theo thỏa thuận, sẽ có 45 tỷ m3 khí đốt Nga chảy qua Ukraine vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024. Đây là thỏa thuận thương mại duy nhất còn sót lại của hai quốc gia đang xung đột.

Cuối năm nay, thỏa thuận nói trên sẽ kết thúc. Thỏa thuận này được cho rằng khó có thể gia hạn tiếp và điều đó sẽ ngăn chặn dòng chảy khí đốt Nga tới châu Âu – trực tiếp “tấn công” thị trường khu vực vào thời điểm quan trọng – mùa cần sưởi ấm.

Tuy nhiên, theo ông Michael Lewis, trong khi các quốc gia như Áo và Slovakia vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu từ phương Đông, việc chấm dứt thỏa thuận trung chuyển giữa Nga và Ukraine vào ngày 31/12 tới sẽ không làm thay đổi nhiều đến thị trường khí đốt đang mạnh lên của châu Âu.

Giám đốc điều hành Uniper SE khẳng định chắc nịch: “Một lượng khí đốt nhất định khối lượng sẽ rời khỏi thị trường, nhưng điều đó được châu Âu lường trước. Vị thế chung của chúng tôi khá mạnh khi bước vào mùa Đông”.

Châu Âu đã tích trữ khí đốt sớm hơn so với thời điểm bắt đầu mùa sưởi ấm. Hiện tại, khu vực cũng nhận được nguồn cung ổn định từ Na Uy và tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ các nhà sản xuất như Mỹ để giúp thay thế lượng khí đốt đã giảm từ Nga.

“Một lượng khí đốt nhất định khối lượng sẽ rời khỏi thị trường, nhưng điều đó được châu Âu lường trước. Vị thế chung của chúng tôi khá mạnh khi bước vào mùa Đông” – Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis.

Uniper và Đức nói chung không còn mua khí đốt từ Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga.

Ông Michael Lewis cho hay, Uniper đã được quốc hữu hóa trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022. Đây là một trong những chiến dịch cứu trợ doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Tháng 2/2022, Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và sau đó hạn chế xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Uniper từng là một trong những khách hàng chính của Gazprom – gã khổng lồ khí đốt Nga. Thời điểm đó, Uniper buộc phải trả hàng trăm triệu Euro mỗi ngày cho các nguồn cung cấp thay thế và họ buộc phải quốc hữu hóa.

Vào tháng 6/2024, Uniper đã được trao hơn 13 tỷ Euro (tương đương 14 tỷ USD) tiền bồi thường thiệt hại từ phán quyết trọng tài quốc tế đối với khối lượng khí đốt của Nga không được Gazprom cung cấp kể từ giữa năm 2022.

Từ tháng 2/2022 đến nay, lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu từ Nga đã giảm hơn 90% và Moscow đã mất đi thị trường sinh lợi hàng đầu.

Tập đoàn Gazprom cũng đã công bố khoản lỗ ròng năm 2023 là 7 tỷ USD – điều lần đầu tiên xảy ra trong một phần tư thế kỷ.

Khi được hỏi về các phương án thay thế cho thỏa thuận trung chuyển tại Kiev sắp hết hạn, ông Lewis nhận thấy: “Uniper không có ý định mua khí đốt của Nga”.

Các cuộc đàm phán với Moscow liên quan đến vấn đề gia hạn thỏa thuận nói trên có vẻ ảm đạm bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn và đã bước sang năm thứ ba.

“Chúng ta phải thấy chiến dịch quân sự này kết thúc trước khi bất kỳ cuộc thảo luận hợp lý nào có thể diễn ra”, ông Lewis nói.

Hiện tại, lượng khí đốt từ Nga chảy qua Ukraine đến châu Âu chỉ cung cấp chưa đến 5% nguồn cung cho châu lục này.

Về phía Ukraine, giới chuyên gia đánh giá, đất nước này có nguy cơ mất 800 triệu USD/năm tiền phí vận chuyển. Đồng thời, vị thế là một đường ống dẫn khí đáng tin cậy của Ukraine cũng bị mất nếu thỏa thuận không được gia hạn.

Dù vậy, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông báo, quốc gia này đã tổ chức các cuộc đàm phán về vận chuyển với Azerbaijan, quốc gia cung cấp khí đốt cho 8 nước châu Âu. Các thoả thuận với Kazakhstan và các nhà cung cấp khác ở Trung Á cũng là phương án khả thi.

Ông German Galushchenko nhận thấy, không chỉ Ukraine, cả châu Âu cũng cần một cách tiếp cận mạnh mẽ trước và sau khi hợp đồng quá cảnh khí đốt với Moscow hết hạn. Điều này sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực khi mùa Đông sắp tới gần.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khong-con-lung-tung-chau-au-tu-tin-buoc-vao-mua-dong-uniper-cu-tuyet-khi-dot-nga-286881.html

Cùng chủ đề

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Hai năm “ngủ yên dưới biển sâu”, những tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về vụ đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) .

LNG 2 ở Bắc Cực – dự án thúc đẩy tham vọng khí đốt của Nga

Mới đây, Công ty Novatek của Nga đã tạm dừng hoạt động tại dự án LNG 2 ở Bắc Cực và không có kế hoạch khởi động lại dự án này vào mùa Đông năm nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Theo chuyên gia y học cổ truyền, chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn. Chạy bộ giúp cơ thể sản sinh ra hormone dopamin và serotonin, giúp chúng ta thấy hạnh phúc và điều hòa nội tiết tốt hơn. (Nguồn: Health) ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Đà tăng giá vàng chưa thể dứt, xu hướng đi lên chắc chắn, ảnh hưởng của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng hôm nay 25/10/2024: Giá vàng trong nước duy trì mức kỷ lục, giá vàng nhẫn tiến sát ngưỡng 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử, tăng hơn 25 triệu đồng/lượng so với đầu năm. Giá vàng thế giới tạm quay đầu giảm mạnh, nhưng xu hướng tăng giá còn nguyên, ngưỡng kháng cự tiếp theo rất có thể là 2.850 USD/ounce.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Cùng chuyên mục

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

“Kho tiền” tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào?

“Kho tiền” của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.

Nhiều giải pháp giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn

Hồi âm ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã triển khai một số hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu đào tạo khoảng 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực mới.

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội với các địa phương tại Cuba

Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba. Trước Tượng đài Chủ tịch Hồ...

Mới nhất

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Khu vực nào của Hà Nội dự kiến thí điểm cấm xe xăng từ đầu năm 2025?

Với hạ tầng giao thông hoàn thiện, mật độ dân cư đông và địa bàn có các tuyến phố đi bộ đang cấm hoàn toàn phương tiện vào cuối tuần nên quận Hoàn Kiếm sẽ là khu vực được...

Petrovietnam thúc đẩy, mở rộng hợp tác với các đối tác Trung Đông

Petrovietnam thúc đẩy, mở rộng hợp tác với các đối tác Trung Đông | 03/11/2024 ...

Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024: Đội Công đoàn Quảng Ninh giành Cúp vô địch

Chiều ngày 3/11, tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 đã tổ chức lễ bế mạc và và trao giải thưởng cho các cầu thủ và đội tuyển xuất sắc. Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Mới nhất