Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông còn là 'lò luyện' ?

Không còn là ‘lò luyện’ ?


“Biết ơn là sợi dây kết nối tình thương, chúng ta nên thi ân bất cầu báo”, “Hãy thích và mơ ước được làm điều tốt, vì cửa mở hướng nào gió sẽ lùa hướng đó”, “Thầy muốn “đặt hàng” các bạn một điều, sau này làm nghề nào cũng được, nhưng nhớ gắn từ “tốt” đằng sau”… Đó là những lời giảng trong tiết đạo đức đầu khóa ở một trung tâm dạy thêm ngoài giờ do thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên (GV) giáo dục công dân Trường THCS Colette (TP.HCM), đứng lớp.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?   - Ảnh 1.

Cô Lê Thanh Ngân (hàng đứng, bìa phải) cùng học sinh làm thí nghiệm bài học sóng âm môn khoa học tự nhiên trong một buổi học thêm

BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Theo các học sinh (HS), tiết học của thầy Tuấn Anh để lại ấn tượng lẫn xúc động, bởi lẽ thầy luôn minh họa câu chuyện bằng những hình ảnh, video TikTok ghi lại khoảnh khắc thật trong cuộc sống. Thậm chí, có em không kìm được nước mắt sau khi xem đoạn phim kể về những áp lực cha mẹ phải “gánh” trên lưng. “Sau khi cho các em viết bài thu hoạch cuối giờ, có những trang giấy nhòe đi vì nước mắt”, thầy chia sẻ.

Chỉ dạy một buổi mỗi lớp tại trung tâm, nam GV nói luôn chọn những “từ khóa” phù hợp với từng lứa tuổi, như sự biết ơn, nghề “tốt” ở khối THPT, hay lòng nhân ái, nghĩa tình TP.HCM cho khối THCS. Theo thầy Tuấn Anh, môn đạo đức gắn liền với hơi thở cuộc sống nên GV có thể cập nhật, chọn lọc những nội dung trên mạng xã hội như TikTok để đưa vào bài học, miễn là phù hợp với khung chương trình.

“Ở nhiều lớp chính khóa, các thầy cô còn đang dạy chữ hơn dạy làm người. Thế nên, tôi rất vui vì được trung tâm mời đến để bồi dưỡng đạo đức cho HS”, thầy Tuấn Anh bộc bạch.

Ngoài bồi dưỡng đạo đức, việc định hướng nghề nghiệp cho HS cũng là một yếu tố được các trung tâm chú trọng. Thầy Hồ Văn Nhật Trường, GV sinh học Trường trung học Thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), kể rằng trong quá trình dạy thêm, thầy luôn lồng ghép câu chuyện nghề nghiệp liên quan đến kiến thức bài học, chẳng hạn nội dung, hoạt động được nêu trong bài này là của nghề nào.

Ngoài ra, từ năm lớp 8, HS cũng bắt đầu được định hướng bộ môn yêu thích, từ đó sớm “chốt” được tổ hợp phù hợp ngay khi các em vừa lên lớp 10. “Ngoài bồi dưỡng năng lực khoa học, trung tâm cũng giúp các em phát triển cảm xúc và tâm hồn”, thầy Trường chia sẻ thêm.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?

 - Ảnh 2.

Tiết học đạo đức đầu khóa với thầy Trần Tuấn Anh tại một trung tâm dạy thêm ở TP.HCM

THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM, CHƠI GAME ĐỂ HỌC

Với đa dạng hoạt động bên cạnh việc dạy kiến thức, có thể thấy các trung tâm đang dần có sự “chuyển mình” về hình ảnh.

Thầy Lê Minh Xuân Nhị, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Tri Thức NP, cho biết trong thời gian qua, trung tâm đã không còn phát triển theo hướng “lò luyện”, mà xây dựng nhiều hoạt động trải nghiệm hơn trước cho HS.

“Chúng tôi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm ở môn hóa, cho các em đo lường thể tích, cân nặng ở môn lý hay làm kim chi, sữa chua, trồng cây ở môn sinh để ứng dụng kiến thức vào thực tế. Lớp học thêm hiện nay không chỉ là câu chuyện chép đề lên bảng rồi cả lớp cùng giải, mà phải gây được hào hứng, phát triển kỹ năng. Chúng tôi quan niệm khi học trong vui vẻ, các bạn sẽ nhớ kiến thức lâu hơn”, thầy Nhị lý giải.

Minh họa thực tế, cô Lê Thanh Ngân, GV môn khoa học tự nhiên hiện giảng dạy tại trung tâm, cho biết cô thực hiện thí nghiệm lúc đầu giờ để gây tò mò, hoặc làm cuối giờ nhằm củng cố kiến thức. “Ví dụ, trong bài học a xít, tôi hướng dẫn các bạn làm thuốc chữa đau dạ dày, tức trung hòa được a xít. Và việc học qua thí nghiệm như trên giúp các em vui hơn so với chỉ đọc bài trong sách, cũng như tập tư duy”, nữ GV cho hay.

Ngoài làm thí nghiệm, cô cũng cho HS chơi game, hoặc nhập vai thành GV để dạy học. “Trong tương lai, ở bài đa dạng sinh học, tôi cũng muốn dẫn các em đến Thảo Cầm Viên để xem trực tiếp thay vì chỉ học lý thuyết”, cô Ngân chia sẻ.

Tạo điều kiện thực hành bên cạnh dạy lý thuyết cũng là cách làm giúp HS dễ tiếp thu bài giảng hơn được thầy Đặng Duy Hùng, Giám đốc chuyên môn Lasan Education, áp dụng. Cụ thể, nam GV phối hợp cùng đơn vị chuyên về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) để đưa các mô hình minh họa thực tế vào tiết học. Bên cạnh đó, các GV khoa học tự nhiên tại trung tâm cũng thực hiện thí nghiệm trên lớp và cập nhật những ví dụ mới nhất gắn với thực tế để truyền đạt cho HS.

Chị Lê Bá Anh Thư, sáng lập và điều hành Việt Anh Thư Academy, thì thẳng thắn thừa nhận lúc mới bắt đầu, chị cũng hoạt động theo hình thức “cổ điển” là phát và giải đề liên tục. Nhưng dần dà, chị thấy rằng hình thức này chỉ phù hợp với HS giỏi sẵn, còn những bạn không thích học thì việc này “chỉ khiến mọi thứ trầm trọng hơn”. “Từ đó, tôi nhận ra không thể tiếp tục dạy học kiểu một chiều như cũ là GV viết bảng còn HS chép xuống”, chị Thư bộc bạch.

Theo chị Thư, công nghệ đã tạo điều kiện cho GV thiết kế bài học mang tính chất tương tác hai chiều. Do đó, trong 2 – 3 năm gần đây, chị ứng dụng đa dạng công cụ để HS tham gia vào bài học nhiều hơn. “Ví dụ, thay vì đưa danh sách 100 từ tiếng Anh rồi bắt các bạn học thuộc như trước, thì giờ tôi dùng các phần mềm game như Kahoot, Quizlet… để các bạn vừa chơi vừa học. Về nhà, tôi cũng ít đưa bài tập giấy mà giao game cho các bạn chơi để hoàn thành”, chị Thư chia sẻ.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?

 - Ảnh 3.

Học sinh hào hứng với các buổi học thêm có thực hành, thí nghiệm

MỤC TIÊU HỌC THÊM CÓ KHÁC TRƯỚC ?

Hiện học thêm môn toán và văn, Huỳnh Phạm Như Văn, lớp 10A14 Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), thú nhận các lớp học thêm ở hiện tại “quá khác so với ngày xưa”. “Thầy cô trong trung tâm quan tâm không chỉ vấn đề học tập mà còn là sức khỏe tâm lý của chúng em. Thầy cô cũng rất tôn trọng năng lực HS, hướng dẫn chúng em các kỹ năng sống và thường xuyên hỏi thăm sau giờ học để cho lời khuyên, động viên, thay vì chỉ dạy lý thuyết và giao bài tập là xong như trước đây”, nữ sinh lý giải.

Sụt giảm số HS học thêm ở khối THPT

Theo thầy Đặng Duy Hùng, nhu cầu học thêm hiện nay tuy vẫn cao nhưng chỉ tập trung ở các trung tâm cập nhật tốt xu hướng thi cử mới, đáng chú ý nhất ở khối THCS với môn khoa học tự nhiên và toán tích hợp nhiều bài tập ứng dụng thực tiễn. “Riêng khối THPT, do chương trình mới xác định tổ hợp từ đầu dẫn đến nhu cầu học thêm các môn không bắt buộc bị phân chia, dẫn đến sụt giảm số HS”, thầy Hùng nhận xét.

Tương tự, thầy Lê Minh Xuân Nhị cũng đánh giá tổng số HS THPT có nhu cầu học thêm các môn lý, hóa, sinh giảm khá nhiều, chủ yếu tập trung ở nhóm có sức học trung bình.

Cũng theo Văn, lý do chính em chọn đi học thêm những năm qua vẫn là để hiểu trước bài học, cũng như cải thiện điểm số trên trường phổ thông. Tuy vậy, việc có thể học hỏi nhiều hơn thông qua đa dạng bài tập, đề cương và cơ hội tiếp xúc với HS giỏi từ các trường khác để ngày càng phát triển bản thân cũng là những mục tiêu mà nữ sinh hướng đến khi chọn học thêm trong chương trình mới.

Như vậy, dù mục tiêu của chương trình mới là giúp HS phát triển toàn diện, nhất là năng lực cá nhân nhưng hiện tại, điểm số và thi tuyển vẫn là mối quan tâm hàng đầu của HS và phụ huynh. Thực tế này đến từ việc HS không có đủ giờ làm bài tập ở lớp chính khóa vì khối lượng kiến thức tăng thêm, và các trường vẫn chưa thống nhất cách dạy lẫn kiểm tra, theo thầy Đặng Duy Hùng.

Học thêm thời chương trình giáo dục mới: Không còn là 'lò luyện' ?

 - Ảnh 5.

Một lớp học thêm tiếng Anh tại Q.7, TP.HCM

“Cách đánh giá năng lực của HS ở VN phần lớn vẫn dựa trên thang điểm. Thế nên, HS học thêm để nâng cao điểm số, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển ĐH bằng học bạ, điểm thi cũng là điều dễ hiểu”, thầy Hùng nhận định.

Tuy nhiên, khác với HS, các trung tâm đã và đang thay đổi mục tiêu, không chỉ nhắm đến mỗi ôn luyện như trước. “Quan điểm của chúng tôi là phải dạy các bạn cách tư duy xử lý vấn đề, tức vận dụng dữ kiện đã có để tìm “đường đi” sao cho hiệu quả. Mục đích của việc học, suy cho cùng, không phải để giải bài toán nào đó mà là để sau này các bạn trưởng thành biết cách giải quyết khó khăn”, chị Lê Bá Anh Thư khẳng định. 



Source link

Cùng chủ đề

Đánh giá lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 3 cấp học

Theo các chuyên gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần tăng cường, giám sát dựa trên mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, khẩn trương đánh giá toàn bộ Chương trình ở cả 3 cấp học, đặc biệt ở phân khúc THPT trên mọi bình diện để sơ kết, tổng kết 5 năm qua rút ra được những bài học kinh nghiệm, tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo. ...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Chọn sách giáo khoa: Quyền phê duyệt của giám đốc sở hay vẫn chủ tịch tỉnh?

Đại diện một số sở giáo dục và đào tạo đề nghị nên trao lại quyền phê duyệt chọn sách giáo khoa cho giám đốc sở. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giá sách đã giảm Tại hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Táo quân 2025’ chính thức lộ diện

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2025, 'Táo quân - Gặp nhau cuối năm' sẽ trở lại với khán giả truyền hình. Theo xác nhận từ đại diện đơn vị sản xuất, Táo quân 2025 đang bắt đầu tập luyện để lên sóng vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2025. Hiện tại thông tin về dàn Táo tham gia năm nay vẫn chưa thể tiết lộ. NSND Tự Long sẽ tham gia Táo quân 2025 ẢNH: FBNV Tuy nhiên trên trang cá nhân của vài...

Tối nay lượt đi bán kết ASEAN Cup 2024, Xuân Son ghi bàn, Việt Nam thắng Singapore?

Đa số người trẻ dự đoán trong trận lượt đi bán kết ASEAN Cup 2024, giữa tuyển Việt Nam và Singapore, diễn ra lúc 20 giờ tối nay 26.12, "những chiến binh sao vàng" sẽ giành chiến thắng với sự tỏa sáng của chân sút Xuân Son. Xuân Son tiếp tục thăng hoa? Nguyễn Hoàng Tuyển, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết rất háo hức chờ xem trận bán kết lượt đi giữa tuyển Việt Nam và Singapore. Dù...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Long An: Trường Trung cấp Công nghệ và Truyền thông chưa đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thuê cơ sở trường khác đề hoàn thành thủ tục Theo tài liệu, Trường Trung cấp (TC) Quốc tế Nam Sài Gòn (ấp Bắc Đông, xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh) được UBND tỉnh Long An ra quyết định thành lập tháng 11.2011. Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, trường tuyển...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Nữ sinh đạt 8.5 IELTS từ lớp 10, vừa giành học bổng 8,5 tỷ vào ĐH top đầu Mỹ

Phí Ngọc Lâm Uyên - học sinh Trường Liên cấp Olympia vừa nhận thư trúng tuyển trường Dartmouth (một trong 8 đại học Ivy League thuộc nhóm tinh hoa của Mỹ) với học bổng tương đương khoảng 8,5 tỷ đồng cho 4 năm học. “Nhận tin trúng tuyển vào trường Dartmouth vào lúc 5h30, em vỡ oà trong hạnh phúc và không tin giấc mơ đã thành hiện thực”, Lâm Uyên nhớ về cảm xúc khi nhận thư trúng tuyển. Lâm...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, ‘cho ăn’ cầu may mắn, học giỏi

Một số học sinh ở Quảng Nam lên mạng xã hội mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, mua bánh, kẹo, sữa 'cho ăn' nhằm cầu may mắn và học giỏi. Theo công an, đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm. ...

Những chứng chỉ được miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông

NDO - Thí sinh có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ thuộc danh sách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể sử dụng để miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025. Tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành, áp dụng từ năm 2025, quy định danh mục...

Những điểm mới nổi bật của Đề thi Tốt nghiệp THPT từ 2025

TPO - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có nhiều câu hỏi được xây dựng từ các tình huống thực tế trong đời sống, khoa học, xã hội, giúp thí sinh thấy rõ mối liên hệ giữa kiến thức học được và thế giới xung quanh. TPO - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản...

Thí sinh sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành nêu 20 chứng chỉ được miễn thi trong xét công nhận tốt nghiệp. Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi...

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

Trong năm 2024 ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong, ngoài nước.

Mới nhất

4 ngày tham quan miễn phí tại thành nhà Hồ

Mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ tung loạt sự kiện hấp dẫn cùng ưu đãi mở cửa miễn phí 4 ngày để cho người dân, du khách đến tham quan. ...

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu trong 5 năm

Việt Nam chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu trong thời hạn 5 năm. Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu trong 5 nămViệt Nam chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá...

PYN Elite chốt lời cổ phiếu CMG và HDB, giữ kỳ vọng VN-Index lên 2.500 điểm

Người đứng đầu quỹ đầu tư đến từ Phần Lan cho rằng mục tiêu dài hạn của quỹ đối với chỉ số vẫn là 2.500 điểm dựa trên kỳ vọng tăng trưởng thu nhập 2-3 năm tới và định giá thị trường ở mức P/ E 16 lần. PYN Elite chốt lời cổ phiếu CMG và HDB, giữ kỳ vọng...

Vượt qua căng thẳng tại nơi làm việc, có khó không?

83% người lao động tại Hoa Kỳ gặp căng thẳng liên quan đến công việc. Dù là nguyên nhân gì, việc căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, quan hệ với đồng nghiệp, cả vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. ...

Cảnh báo học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, ‘cho ăn’ cầu may mắn, học giỏi

Một số học sinh ở Quảng Nam lên mạng xã hội mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, mua bánh, kẹo, sữa 'cho ăn' nhằm cầu may mắn và học giỏi. Theo công an, đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm. ...

Mới nhất