Trang chủChính trịNgoại giaoKhông bị "đánh gục" bởi các cú sốc lớn, kinh tế toàn...

Không bị “đánh gục” bởi các cú sốc lớn, kinh tế toàn cầu sẽ tươi sáng hơn?


Kể từ năm 2020 đến nay, thế giới liên tiếp đối mặt với những điều bất ngờ, thậm chí là những cú sốc. Bước sang năm 2024, triển vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ thế nào?

Quảng trường Thời Đại ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Nền kinh tế toàn cầu đang cho thấy sự vững vàng. Trong ảnh, quảng trường Thời đại ở thành phố New York, Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Vững vàng trước cú sốc

Những sự kiện kịch tính trong vài năm qua đã để lại một “di sản kinh tế” đáng kể.

Vào ngày 31/12/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WTO) được thông báo về một loạt các trường hợp viêm phổi bí ẩn đáng lo ngại ở Trung Quốc. Đến tháng 3/2020, đại dịch Covid-19 chính thức xuất hiện trên thế giới và giáng một đòn nặng nề vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm tiếp đó (2021 và 2022).

Ngay khi thế giới vừa thoát khỏi khủng hoảng đó, Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine tháng 2/2022. Giá dầu tăng cao, thúc đẩy lạm phát. Chuỗi cung ứng, vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, lại rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn nữa. Trong khi đó, châu Âu ngừng gần như toàn bộ giao dịch với Moscow – đối tác năng lượng lớn nhất.

Song song với đó là sự sụp đổ của tiền điện tử, “cuộc cách mạng” làm việc tại nhà và sự hiện diện ngày càng đáng chú ý của trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc sống hàng ngày.

Trước những thay đổi nói trên, chuyên gia kinh tế trưởng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas nhận định: “Nền kinh tế toàn cầu đang cho thấy sự vững vàng, không hề bị ‘đánh gục’ bởi những cú sốc lớn đã xảy ra trong những năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng không đạt mức quá tốt.

Chúng ta đang chứng kiến một nền kinh tế toàn cầu di chuyển chậm chạp và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Sự phân rã địa chính trị – kinh tế, tăng trưởng năng suất thấp và các xu hướng nhân khẩu học bất lợi đang dẫn tới sự giảm tốc của tăng trưởng trong trung hạn”.

“Để mắt” tới Trung Quốc và xung đột Nga-Ukraine

Nền kinh tế đang hạ nhiệt của Trung Quốc là điều cần theo dõi chặt chẽ vào năm 2024. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có tầm ảnh hưởng lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Ông Sushant Singh, một thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở Ấn Độ cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ thế nào trong năm 2024 là một câu hỏi quan trọng.

Đầu năm nay, Ngân hàng thế giới (WB) đã cảnh báo rằng, tình trạng bấp bênh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ Đông Á – một trong những động cơ kinh tế lớn của thế giới.

Tuy nhiên, ông William Reinsch từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) lại lạc quan về triển vọng của Trung Quốc.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Họ (Trung Quốc) có một số lĩnh vực xuất khẩu rất mạnh như pin xe điện, hàng điện tử tiêu dùng, khoáng sản. Những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu và điều đó sẽ không thay đổi”.

Năm nay, chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vẫn ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024. Đối với ông Sushant Singh, đây vẫn là biến số quan trọng nhất.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã tác động đến ba vấn đề: Lương thực, phân bón và nhiên liệu”.

Ông dẫn chứng, xung đột Nga-Ukraine đã tác động sâu sắc đến thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu trong hai năm qua, khiến những người nghèo nhất thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cơn sốt bầu cử trên toàn thế giới

Trên thực tế, năm 2024 là năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử. Hơn một nửa dân số thế giới (8,1 tỷ người) sống ở những quốc gia chuẩn bị đi bầu cử trên toàn thế giới.

Nền kinh tế toàn cầu đang cho thấy sự vững vàng, không hề bị ‘đánh gục’ bởi những cú sốc lớn đã xảy ra trong những năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng cũng không đạt mức quá tốt.

Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Pakistan, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Bangladesh và có thể là Vương quốc Anh nằm trong số các quốc gia sẽ tổ chức các cuộc bỏ phiếu quan trọng. Đặc biệt là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mang tính quyết định.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố và các sự kiện khác có thể xảy ra trong năm nay. Quá trình chuyển đổi xanh trong nhiều lĩnh vực và tốc độ phát triển nhanh chóng trong AI có thể sẽ trở thành trọng tâm tại các cuộc thảo luận trên toàn thế giới.

Dù vậy, những sự kiện như đại dịch Covid-19 và chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cho chúng ta thấy những điều bất ngờ, không thể đoán trước thường có tác động lớn nhất.

Ông Reinsch từ CSIS nói: “Điều tôi lo lắng hơn cả là những sự kiện như ‘thiên nga đen’. Đó là những sự kiện không thể đoán trước được, dẫn tới những phản ứng mạnh mẽ của thế giới”.

Điều tồi tệ nhất có lẽ đã qua

Đến thời điểm hiện tại, lạm phát đã chậm lại đáng kể ở các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới nhưng lãi suất vẫn ở mức cao. Một số chuyên gia tin rằng, tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ bắt đầu được cảm nhận vào năm 2024.

Adam Slater, nhà kinh tế trưởng của Oxford Economics nhận định: “Nền kinh tế toàn cầu không suy yếu nhiều như chúng ta nghĩ sau tất cả những cú sốc từ năm 2020 đến nay. Nhưng theo quan điểm của tôi, tăng trưởng toàn cầu sẽ yếu hơn vào năm 2024”.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng rằng, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ không khác biệt nhiều vào năm 2024 so với năm 2023. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng GDP sẽ giảm.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự kiến ​​mức tăng trưởng toàn cầu là 2,7% trong năm nay, giảm từ mức 2,9% vào năm 2023. IMF thì nhận thấy, ​​tăng trưởng sẽ ở mức 2,9%, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu dự báo, mức tăng trưởng là 3%.

Công ty S&P Global Market Intelligence dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ ở mức 2,3%, thấp hơn mức ước tính 2,7% của năm 2023. Còn Công ty Fitch Ratings cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2024 chỉ ở mức 2,1%, giảm so với ước tính 2,9% của năm 2023.

Theo các nhà phân tích, mặc dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu được dự báo chậm hơn vào năm 2024, nhưng điều tồi tệ nhất có lẽ đã qua và các trở lực dự kiến giảm.

Việc kinh tế toàn cầu đã tránh được một đợt suy thoái mới, cùng với đó là những tín hiệu lạc quan như: Chi tiêu tiêu dùng tăng, sự phục hồi của sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát đang trên đà hạ nhiệt… đang thúc đẩy niềm tin về một triển vọng kinh tế toàn cầu tươi sáng vào năm nay.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump khởi động ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ, DOGE tuyên chiến với thất thoát, chuẩn bị món quà hoàn hảo tặng ngày...

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa chính thức thông báo về Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk là người đứng đầu, giá tiền điện tử - DOGE lập tức tăng 120% trong một tuần.

Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD, Đức tiếp tục trì trệ, lạm phát tại Czech tăng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Trung Quốc bất ngờ phát hành nợ bằng đồng USD, địa điểm khá bất thường, vì sao Bắc Kinh lựa chọn như vậy?

Trung Quốc đang chào bán trái phiếu định giá bằng đồng USD tại Saudi Arabia, đánh dấu lần phát hành nợ bằng đồng bạc xanh đầu tiên của quốc gia này kể từ năm 2021.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị...

Truyền thông Thụy Điển đăng nhiều đăng bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là việc tăng cường hợp tác thúc đẩy tương lai bền vững.

Cách chia sẻ cách tạo, hiển thị phần trưng bày trên TikTok đơn giản

Biết cách tạo và bật phần trưng bày trên TikTok giúp tối ưu tài khoản, thu hút tương tác. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện để bạn dễ dàng áp dụng ngay!

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay sau đây nhé!

iPhone 18 Pro Max sẽ có nâng cấp lớn về camera

Theo nguồn tin mới nhất, bộ đôi iPhone 18 Pro và iPhone 18 Pro Max sẽ được Apple trang bị camera có khả năng thay đổi khẩu độ, hứa hẹn nâng tầm trải nghiệm chụp ảnh cho người dùng.

Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, truyền thông, báo chí nước sở tại, Văn phòng Chính phủ và chuyên trang của Tập đoàn công nghệ Ericson có nhiều bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai. Trang thông tin của của Văn phòng Chính phủ Thụy Điển viết Thủ tướng Ulf Kristersson đã chào mừng Phó Chủ tịch nước...

Giá vàng “mất phanh”, thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng thế giới lao dốc 4 phiên liên tiếp, hướng về ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy. Với sự hỗ trợ dài hạn và nguồn cung hạn chế, giá vàng quanh mức 2.600 USD/ounce chính là cơ hội mua vào?

Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chủ tịch Quốc hội Peru nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Lương Cường tới thăm chính thức Peru; nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng đến thăm chính thức Peru; trân trọng tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Peru...

Mới nhất

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là...

Biến động nhân sự FLC: Miễn nhiệm cùng lúc 6 sếp, ngoại trừ anh vợ ông Trịnh Văn Quyết

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường, FLC thống nhất miễn nhiệm 4/5 thành viên hội đồng quản trị, ngoài trừ ông Lê Bá Nguyên - chủ tịch hội đồng quản trị. Hai thành viên ban kiểm soát cũng được thay thế. ...

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC là sự kiện được tổ...

Một số điểm nhấn nổi bật của Đợt I, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 13/11/2014, đợt I của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật. Đáng chú ý, ngay trong ngày làm việc đầu tiên 20/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua dự...

10 nghìn người được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

(LĐXH) - Giai đoạn 2023 - 2024, chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai đồng bộ ở 6 huyện tại Hà Giang, Hòa Bình và Quảng Trị đã giúp 10 nghìn người dân được hưởng lợi trực tiếp. Chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai từ năm 2023 - 2028 trên địa bàn 15 xã thuộc...

Mới nhất