Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhông ăn cơm nhà, ăn ngoài tốn kém gấp đôi, gấp ba

Không ăn cơm nhà, ăn ngoài tốn kém gấp đôi, gấp ba

Vì nhiều lý do, vợ chồng chị Thanh Ngân (34 tuổi, ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) nói không với cơm nhà. Họ quen với việc đặt đồ ăn từ các ứng dụng và gần như 100% ăn ngoài, tiêu có khi 20 triệu mỗi tháng cho việc ăn uống.

Không ăn cơm nhà, ăn ngoài tốn kém gấp đôi, gấp ba - Ảnh 1.

1.001 món cơm nhà ngon lành được một hội nhóm chia sẻ – Ảnh: Hội Thích Ăn Cơm Nhà Mẹ Nấu

Vợ chồng mạnh ai nấy ăn

“Nói ra thì ngại. Hai vợ chồng tôi không nấu nướng, mà đặt đồ ăn mỗi ngày nên không có khái niệm ăn cơm nhà. Ban đầu thì do công việc bận rộn, múi giờ sinh hoạt lệch nhịp. Sau này thì thành thói quen mà giờ muốn sửa cũng chưa sửa được”, chị Ngân chia sẻ.

Chị cho biết thời gian đầu kết hôn thì chồng chị vẫn còn làm việc cách nhà khá xa, gần 30km. Anh đi làm lúc 6h sáng và thường về đến nhà lúc 19h. Còn chị do đặc thù công việc thoải mái giờ giấc, có thể sáng chị đi làm rất trễ nhưng nhiều khi phải ở văn phòng đến tận 20-21h nên hai vợ chồng thường mạnh ai nấy ăn.

“Đây một phần cũng là thói quen từ lúc cả hai còn độc thân. Giờ giấc làm việc của tôi ở văn phòng khá lộn xộn. Tôi lại sống một mình một thời gian dài nên hầu như không nấu ăn.

Chồng tôi lại là một người khó ăn uống, chỉ thích ăn mấy món cầu kỳ và phải khéo tay. Lúc đầu tôi cũng nghĩ vợ chồng muốn thành một gia đình thì phải nấu nướng, ăn uống cùng nhau nên cũng có nấu ở nhà, nhưng không hợp khẩu vị nên ảnh cũng chỉ ăn lấy lệ”, chị Ngân nói về nguồn cơn của việc nhiều năm sau kết hôn gia đình chị không có công việc mang tên bếp núc.

Hai vợ chồng chị nói chuyện thẳng thắn với nhau, thấy người mất công mà người còn lại cũng không ăn ngon miệng. Họ đi đến quyết định là ăn ngoài cũng được, làm sao cả hai thấy thoải mái là được. Lúc nào cùng ở nhà, chị với chồng đều đặt chung một đơn rồi ngồi vào bàn ăn chung với nhau.

Nhưng đánh đổi cho sự thoải mái đó là nhà chị dù chỉ có hai vợ chồng vẫn tiêu gần hết một đầu lương cho chuyện ăn uống.

“Ăn ngoài, mà nhất là với thói quen đặt đồ ăn trên app, phải tốn gấp ba. Ăn được tô phở cũng phải 80.000 – 90.000 đồng. Rẻ hơn thì nhìn phần ăn nghèo nàn lắm, cũng không ăn được.

Buổi trưa hay đi ăn trưa với bạn bè, đồng nghiệp thì lúc 200.000 – 300.000, khi nào ăn buffet thì 500.000 – 700.000 là bình thường. Tính sơ sơ, cả hai tốn chừng 7-8 triệu tiền ăn mỗi người”, chị Ngân chia sẻ.

Đôi khi ngồi suy nghĩ, chị cũng tiếc tiền, vì nếu nấu ăn ở nhà, ăn cơm nhà có thể tiết kiệm cả chục triệu và dành dụm để mua thêm tài sản nào đó.

“Thường thì thói quen xấu dễ học và khó bỏ lắm. Nhiều năm không nấu ăn, muốn duy trì việc bếp núc thành một thói quen rất khó. Nhất là khi cả hai vẫn cứ người đi sớm, người về trễ như hiện tại.

Ngày nghỉ, hai vợ chồng hay dắt nhau đi các khu mua sắm hoặc quán xá đặc biệt, có khi còn tốn hơn cả ngày thường.

Tôi cũng không biết là nếu sinh con thì sẽ nấu nướng như thế nào. Nhưng hiện tại cả hai vợ chồng vẫn chưa có ý định có em bé”, chị Ngân thú nhận.

Con ăn nhà nội, bếp nhà bỏ không

Không ăn cơm nhà, ăn ngoài tốn kém gấp đôi, gấp ba - Ảnh 3.

Mâm cơm gồm rau muống xào, moi khô rang, thịt luộc chấm mắm tép, cà muối, bưởi chị Đỗ Thùy Linh sinh sống tại thành phố Toulouse nấu cho gia đình – Ảnh: NVCC

Hai vợ chồng chị Phan Thị Ngọc Anh (32 tuổi) có con trai học lớp 2. Từ lúc bé học lớp mầm chồi, anh chị đã chọn trường quanh nhà ông bà nội để ông bà nội đưa đón, trông giữ.

Cậu bé ăn cơm ở nhà nội. Hai vợ chồng ghé đón con mỗi ngày cũng có thói quen ghé vào ăn cơm mẹ chồng chị nấu, nên dù nhà có căn bếp to và không thiếu thứ gì, chị vẫn hầu như không đụng đến bếp.

“Sáng chồng đưa con đi học thì hai bố con ăn sáng cùng nhau ở quán. Trưa hai vợ chồng tự túc đi ăn. Bữa tối thì con đã có ba mẹ chồng tôi lo ăn uống. Vợ chồng tôi về sớm ghé đón con thì báo trước để mẹ chồng nấu thêm, không thì tự ăn tối ở ngoài”, chị Ngọc Anh cho biết.

Hai vợ chồng chị làm cùng một nơi, thỉnh thoảng buổi trưa cũng rủ nhau đi ăn, nhưng phần lớn cả hai vẫn ăn với đồng nghiệp cùng phòng ban hoặc đối tác công ty.

“Tháng mỗi người cũng hết 5-7 triệu ăn ngoài là ít. Có ba mẹ chồng lo ăn uống cho con, nhưng hai vợ chồng cũng tuần ghé mấy lần ăn tối, không góp tiền cho ba mẹ nhưng cũng mua gạo, mua đồ ăn bỏ tủ lạnh coi như đóng góp. Tính cả tiền ăn của con ở trường, một tháng 3 người chắc phải 17-18 triệu”, chị nhẩm tính.

Chị Ngọc Anh biết rằng gia đình mình đang ăn uống tốn kém gấp đôi hoặc hơn gia đình khác khi nói chuyện với đồng nghiệp khác cũng nấu ăn.

“Bạn tôi nhà có con nhỏ nhưng không có nội ngoại ở gần, phải nấu sáng, tối cho con ăn. Chi phí khoảng 200.000 đồng/ngày cho 3 người ăn bữa tối và một bữa sáng đơn giản.

Riêng bữa trưa, cả hai vợ chồng người làm kế toán, người làm quản lý nhà xưởng nên ăn cơm theo suất ăn đặt sẵn của công ty khoảng 30.000 đồng. Tháng mỗi người cũng chỉ hết 1 triệu tiền ăn trưa. 

Thế nên họ cũng tiết kiệm được hơn nửa so với chi phí ăn uống của gia đình tôi khi không tự nấu ăn”, chị Ngọc Anh so sánh.

Cơm nhà vẫn là chân ái

Về bài viết Món ăn trên app hấp dẫn cỡ nào mà ‘dặn mẹ khỏi nấu nướng cho mệt’, bạn đọc nhận thấy đặt món qua ứng dụng tiện lợi, nhanh chóng nhưng cũng lo ngại về việc chế biến.

Chị Xuka chia sẻ: “Tuy mùi vị đồ ăn bên ngoài hấp dẫn, gây thèm nhưng về lâu dài, cơm nhà vẫn ổn hơn”.

Tuyên bố “Cơm nhà làm vẫn là chân ái”, anh Anh Vũ viết: “Lâu lâu thưởng thức một lần còn được. Nên cân nhắc nếu dùng app đặt món thường xuyên, vì bên ngoài họ đa phần sử dụng đường, muối nhiều, không tốt cho sức khỏe. Chất lượng, nguồn gốc thực phẩm cũng là một vấn đề”.

Bạn đọc khác cho rằng trước mắt, việc đặt món tiện lợi nhưng hệ quả là dùng rất nhiều túi ni lông, hộp nhựa và thải rất nhiều rác khắp hang cùng ngõ hẻm.

Tài khoản thie****@gmail.com kể câu chuyện trước kia do buôn bán nên cả nhà đều ăn cơm bụi. Ông nhận xét cơm bụi nhiều món nhưng không đủ no, tối phải ăn thêm mì gói, quà vặt… “Chỉ ước ao có bữa cơm gia đình đúng nghĩa”, ông bày tỏ. Sau 3 năm, khi kinh tế ổn định, gia đình ông tranh thủ đi chợ nấu ăn, cả nhà vui, khỏe mạnh.

Đến giờ, các con ông vẫn cứ chiều chiều chạy xe về ăn cơm mẹ nấu. “Vợ tôi vui, yên lòng vì bữa cơm chỉ dưa, cà, rau luộc, bát canh cua, đĩa cá kho. Mà con lại nói ăn cơm mẹ mát dạ, không thấy đói”, ông chia sẻ.

MÂY TRẮNG



Nguồn: https://tuoitre.vn/khong-an-com-nha-an-ngoai-ton-kem-gap-doi-gap-ba-20241204035253901.htm

Cùng chủ đề

Phát hiện tim người có ‘bộ não’ riêng

Nghiên cứu mới phát hiện tim người có một 'bộ não' thu nhỏ, một hệ thần kinh riêng điều khiển nhịp đập. Phát hiện này mở ra triển vọng điều trị mới cho các bệnh về tim. Từ trước đến nay, các nhà khoa...

Phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội hiện nay được các chuyên đánh giá là có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và...

Ahead of the AI wave, CMC accompanies the journey to national digital transformation

With more than 31 years of establishment and development, CMC Corporation (CMC) is creating a diverse range of capabilities that satisfy the needs of both the...

Khám phá Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng

Tam Đường là huyện vùng cao ở phía đông bắc của tỉnh Lai Châu, nơi có nhiều nhóm dân tộc Dao sinh sống như nhóm Dao khâu, Dao đỏ, Dao đầu bằng… Người Dao cũng là tộc người có nhiều nghi lễ độc đáo còn được duy trì, thực hiện trong cuộc sống hiện đại. Trong đó, phải kể đến lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu. Theo ý nghĩa của chữ Nôm Dao, “Tủ”...

Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh

Sáng 5/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tại Thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tokyu Nomoto Hirofumi.   Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tokyu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Chủ tịch Quốc hội cho biết: Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua 18 luật, trong đó có Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hiện tim người có ‘bộ não’ riêng

Nghiên cứu mới phát hiện tim người có một 'bộ não' thu nhỏ, một hệ thần kinh riêng điều khiển nhịp đập. Phát hiện này mở ra triển vọng điều trị mới cho các bệnh về tim. Từ trước đến nay, các nhà khoa...

Sử Việt qua lăng kính tự hào của người trẻ

Sau gần hai tháng, 16 thí sinh xuất sắc nhất sẽ cùng tranh tài trận chung kết hội thi Tự hào sử Việt 2024 chủ đề "Tự hào 50 năm TP anh hùng" do Thành Đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức tối nay (5-12). ...

Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Trường được lợi, trường thiệt thòi

Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều. Dự thảo thông...

Học sinh vùng cao Quảng Nam khốn khổ với ngứa do ghẻ nước

Nhiều điểm trường vùng cao Quảng Nam có các bé bị ngứa. Các thầy cô giáo lo lắng vì lượng trẻ bị nổi mẩn ngứa, bọng nước khá nhiều do ghẻ nước. Tại một điểm trường nóc Ông Bình, xã Trà Dơn (Nam Trà...

Nên vui mừng hay lo lắng trước AI?

Các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước đã cùng nhau chia sẻ, tìm câu trả lời cho những chủ đề nóng nhất về trí tuệ nhân tạo (AI) tại tọa đàm của Quỹ VinFuture chiều ngày 4-12. "Tôi đã làm việc...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Sử Việt qua lăng kính tự hào của người trẻ

Sau gần hai tháng, 16 thí sinh xuất sắc nhất sẽ cùng tranh tài trận chung kết hội thi Tự hào sử Việt 2024 chủ đề "Tự hào 50 năm TP anh hùng" do Thành Đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức tối nay (5-12). ...

Sau tuổi trung niên, tôi dần thấm: Mối quan hệ nào cũng có ‘hạn sử dụng’, tiền tài

Sự tỉnh táo thực sự ở tuổi trung niên là cho phép bản thân “đánh mất” một mối quan hệ nào đó. ...

Bỏ tiền ‘đu idol’ bị chê lãng phí: Đừng dạy người giàu cách xài tiền?

'Đu idol' bằng tiền của bản thân thì không sao, còn phung phí tiền do bố mẹ đưa cho mới là có sao! Nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên bỏ tiền ra "đu idol" hay để tiền đó làm từ thiện...

Xôn xao Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) là nơi được nhiều du khách tìm đến. Nơi đây có nhiều hoạt động mua bán mang tính đặc thù của vùng sông nước. ...

Mới nhất

Sử Việt qua lăng kính tự hào của người trẻ

Sau gần hai tháng, 16 thí sinh xuất sắc nhất sẽ cùng tranh tài trận chung kết hội thi Tự hào sử Việt 2024 chủ đề "Tự hào 50 năm TP anh hùng" do Thành Đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức tối nay (5-12). ...

Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Trường được lợi, trường thiệt thòi

Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều. ...

Học sinh vùng cao Quảng Nam khốn khổ với ngứa do ghẻ nước

Nhiều điểm trường vùng cao Quảng Nam có các bé bị ngứa. Các thầy cô giáo lo lắng vì lượng trẻ bị nổi mẩn ngứa, bọng nước khá nhiều do ghẻ nước. ...

Ngắm bầu trời Âu giữa lòng Việt Nam

Có ai từng nghĩ rằng giữa lòng Việt Nam lại ẩn chứa một góc trời Âu với cánh rừng phong rực rỡ? Vào mỗi độ cuối đông đầu xuân, rừng phong hương Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị lại khoác lên mình tấm áo mới như làm tỉnh thức cả một vùng thiên nhiên hữu tình nơi đây.   Cánh rừng phong...

Quân chủng Hải quân hưởng ứng cuộc thi chào mừng Ngày thành lập Quân đội

Cuộc thi đã được hưởng ứng mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn Quân chủng. Cấp ủy, chỉ huy các cấp và các cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai sâu rộng đến cán bộ, chiến sĩ tích cực hưởng ứng, tham gia với tinh thần, trách nhiệm và quyết tâm cao. Các đơn vị...

Mới nhất