Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhơi thông sức sáng tạo, tài năng của nhà văn vào xây...

Khơi thông sức sáng tạo, tài năng của nhà văn vào xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam


Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; bà Ngô Phương Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL).

Theo báo cáo của Cục Nghệ thuật biểu diễn tại buổi làm việc, Bộ VHTTDL đang xây dựng dự thảo Tờ trình về việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định quy định, khuyến khích phát triển văn học theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 23/4/2024 của Văn phòng Chính phủ.

Xây dựng Nghị định về hoạt động văn học: Khơi thông sức sáng tạo, tài năng của nhà văn vào xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam - Ảnh 1.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông chủ trì buổi làm việc

Theo đó, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22/01/2024, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 16/TTr- BVHTTDL trình Chính phủ dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định về hoạt động văn học, tại Tờ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Chính phủ xây dựng Nghị định về hoạt động văn học theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo nội dung chính sách xây dựng Nghị định về hoạt động văn học: (1) Cơ chế nhà nước giao nhiệm vụ khuyến khích sáng tác văn học, lý luận, phê bình văn học sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị. (2) Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả Trại sáng tác văn học, lý luận phê bình văn học. (3) Nâng cao chất lượng Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, lý luận phê bình văn học. (4) Về Giải thưởng văn học quốc gia. (5) Đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá, xúc tiến phát triển văn học và phát huy giá trị các tác phẩm văn học Việt Nam.

Ngày 11/4/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về dự thảo Đề nghị xây dựng Nghị định về hoạt động văn học. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: VHTTDL, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; đại diện các Bộ, cơ quan: Tư pháp, Tài chính, Công an, Quốc phòng và Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngày 23/4/2024, Bộ VHTTDL nhận được Thông báo số 176/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định về hoạt động văn học, trong đó yêu cầu tập trung hoàn thiện các nội dung sau: (a) Rà soát các chính sách của Nghị định đảm bảo thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về văn học, nghệ thuật; giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đã được nhận diện qua quá trình tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam” và Hội nghị văn hóa toàn quốc…Nghị định khi ban hành phải tạo lập không gian, thúc đẩy sáng tạo trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học; xây dựng nền văn học Việt Nam dân tộc, khoa học, đại chúng, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, phản ánh hiện thực sinh động của sự nghiệp đổi mới, phát triển của đất nước và hội nhập xu thế của thế giới.

(b) Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn như: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xác định phạm vi điều chỉnh của Nghị định; rà soát nội dung của từng chính sách để đảm bảo bao quát, toàn diện, đầy đủ nhằm thúc đẩy các hoạt động sáng tác (đặt hàng sáng tác, tổ chức trại sáng tác, phát động các cuộc thi, tổ chức các giải thưởng văn học, các hoạt động hỗ trợ khác …), bảo vệ quyền tác giả, phê bình, lý luận văn học, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn học và quảng bá văn học trên không gian mạng, thúc đẩy văn hóa đọc; thống nhất các khái niệm, thuật ngữ. Trên cơ sở phạm vi điều chỉnh, nội dung chính sách, Bộ VHTTDL đề xuất tên gọi cho phù hợp; đồng thời, làm rõ hơn cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn, sự cần thiết cần có quy định riêng điều chỉnh về lĩnh vực văn học trong Dự thảo Hồ sơ đề nghị.

(c) Về một số nội dung chính sách cụ thể cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện: (i) Quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương, trong đó đề cập định hướng về tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chủ trương, quy định pháp luật liên quan; (ii) Phát huy tối đa vai trò của Hội Nhà văn Việt Nam và các tổ chức chuyên môn liên quan, trong đó trực tiếp là việc tham gia tổ chức các cuộc thi, giải thưởng về văn học, quy định về việc xây dựng các tiêu chí, thể lệ bám sát xu thế của quốc tế, hoạt động tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng, việc tăng cường bảo vệ bản quyền tác giả, giới thiệu, quảng bá và phổ biến văn học trên không gian mạng, phát triển văn hóa đọc; đồng thời chú trọng đa dạng hóa các hình thức tôn vinh, quảng bá tác phẩm văn học; (iii) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức không gian sáng tạo để khuyến khích mọi đối tượng được tham gia vào hoạt động sáng tác phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể; tăng cường vai trò của Nhà nước thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin, tổ chức giao lưu và các hoạt động hỗ trợ khác.

Xây dựng Nghị định về hoạt động văn học: Khơi thông sức sáng tạo, tài năng của nhà văn vào xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam - Ảnh 2.

Quang cảnh buổi làm việc

Sau khi nghiên cứu và xin ý kiến Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương và một số cơ quan có liên quan, Bộ VHTTDL tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, cụ thể như sau:

(1) Về thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục xây dựng Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc giao Bộ Tư pháp có văn bản khẳng định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, hoàn thiện, thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định, khuyến khích phát triển văn học (Mục 3 Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 23/4/2024 của Văn phòng Chính phủ), trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, qua nghiên cứu tài liệu, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau: Ngày 08/12/2023, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 6087/BTP-PLHSHC gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định, khuyến khích phát triển văn học. Ngày 13/5/2024, Bộ Tư pháp có Công văn số 2378/BTP-PLHSHC gửi Bộ VHTTDL Quy trình xây dựng hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghi định quy định, khuyến khích phát triển văn học trong đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý nội dung, tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định này và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Như vậy, đối với hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị định quy định, khuyến khích phát triển văn học có thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục xây dựng theo khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp Luật.

(2) Về nội dung tiếp thu: Trên cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn và dự thảo các chính sách của Nghị định, Bộ VHTTDL tiếp thu và điều chỉnh tên gọi Nghị định theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Chính phủ giao Bộ VHTTDL xây dựng Nghị định về hoạt động văn học tiếp thu và điều chỉnh thành Nghị định quy định, khuyến khích phát triển văn học để phù hợp với thực tiễn và dự thảo chính sách khuyến khích phát triển văn học trong giai đoạn hiện nay.

Rà soát các chính sách của Nghị định đảm bảo thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về văn học, nghệ thuật; giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đã được nhận diện qua quá trình tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam” và Hội nghị văn hóa toàn quốc… vấn đề này, đã tiếp thu, điều chỉnh tại phần cơ sở chính trị và cụ thể tại dự thảo các chính sách của Nghị định.

Tiếp thu việc phát huy tối đa vai trò của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương và các tổ chức chuyên môn liên quan, trong đó trực tiếp là việc tham gia tổ chức các cuộc thi, giải thưởng về văn học, trại sáng tác văn học theo chuyên đề, chủ đề, nhiệm vụ chính trị; các cuộc thi sáng tác văn học quy mô quốc gia, quốc tế, khu vực; xây dựng đề án, quy chế giải thưởng văn học quốc gia theo giai đoạn cụ thể, trong đó có quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ xét tặng giải thưởng văn học; dịch, giới thiệu quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài…

Tờ trình cũng nêu rõ một số nội dung giải trình như: Giới thiệu, quảng bá và phổ biến văn học trên không gian mạng; Hoạt động, đào tạo, tập huấn cho các nhà văn, tác giả…

Xây dựng Nghị định về hoạt động văn học: Khơi thông sức sáng tạo, tài năng của nhà văn vào xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam - Ảnh 3.

Những người hoạt động văn học đang rất quan tâm và chờ đợi sự ra đời của văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn văn học hiện nay,

Tại buổi làm việc, đại diện Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã đồng tình với quan điểm cần thiết xây dựng Nghị định quy định, khuyến khích phát triển văn học. Theo ông Nguyễn Quang Thiều, Nghị định với mục tiêu khuyến khích sự phát triển của văn học, khuyến khích đầu tư cho sáng tạo văn học, quy định về giải thưởng văn học quốc gia và hiệu quả của trại sáng tác… những điều đó cần và có lợi cho nhà văn. Khi có Nghị định, các nhà văn biết quyền lợi và trách nhiệm của mình rõ ràng hơn.

Bà Ngô Phương Lan cho rằng, văn học là nghệ thuật gốc của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhưng bất cập là chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh, quản lý. Việc xây dựng Nghị định cần tham khảo quy chế quản lý văn học ở một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam, sao cho công tác quản lý văn học hiệu quả, khuyến khích văn học phát triển.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Tạ Quang Đông khẳng định, những người hoạt động văn học đang rất quan tâm và chờ đợi sự ra đời của văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn văn học hiện nay, bảo đảm tự do sáng tạo, giúp các nhà văn khơi thông sức sáng tạo, toàn tâm toàn ý đóng góp tài năng, sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Để làm được điều đó, việc xây dựng Nghị định đã được Bộ VHTTDL tiến hành thận trọng, khoa học, tham khảo ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành liên quan và đối tượng chính của nghị định là những người cầm bút và người thụ hưởng tác phẩm văn học. Để hoàn thiện Dự thảo Tờ trình lần này, Bộ VHTTDL tiếp tục xin ý kiến của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, những ý kiến góp ý sẽ được Bộ VHTTDL tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện Tờ trình và trình Chính phủ trong thời gian tới./.



Nguồn: https://toquoc.vn/xay-dung-nghi-dinh-ve-hoat-dong-van-hoc-khoi-thong-suc-sang-tao-tai-nang-cua-nha-van-vao-xay-dung-va-phat-trien-nen-van-hoa-con-nguoi-viet-nam-20240614210917274.htm

Cùng chủ đề

20 đơn vị tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc

Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc và...

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất

Những cuốn sách dự Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã tham gia vào đời sống văn học, trở thành các tác phẩm mới dành cho thiếu nhi ngay trong dịp Tết và Hè 2024, được các em đón nhận.

Tháng 6 tôn vinh giá trị gia đình tại Làng Văn hóa

Các hoạt động tháng 6 được tổ chức tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm hưởng ứng tháng “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” và chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Các hoạt động góp phần giới thiệu...

Nhiều thông điệp ý nghĩa từ Lễ hội vì Hòa bình lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Trị

Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Đinh Như Hoan. Về phía tỉnh Quảng Trị có ông Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

DIFF 2024 tiếp tục vẽ nên những tuyệt tác trên bầu trời Đà Nẵng trong tối 15/6

(Tổ Quốc) - Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng nghìn du khách và khán giả lại tiếp tục hào hứng...

Kịp thời tìm kiếm, hỗ trợ 3 nữ sinh viên lạc đường khi tham quan núi Hòn Vượn

(Tổ Quốc) - Khi tham quan núi Hòn Vượn (tỉnh Thừa Thiên Huế), 3 nữ sinh viên bị lạc đường và được lực lượng chức năng...

NSND Bạch Tuyết nói lý do muốn những điều mới mẻ trong cải lương, sân khấu

Trong tập 11, chặng cuối của Học viện Cải lương, thí sinh được đào tạo kỹ năng độc diễn. Kỹ năng này được xem như sự khai phá đặc biệt cho sân khấu Việt Nam, mà người tiên phong là Viện trưởng NSND Bạch Tuyết. Bà từng ghi dấu ấn...

Phát huy vai trò của người có uy tín trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Lớp tập huấn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và người...

Bài đọc nhiều

Lý do các thương hiệu thời trang Việt phát triển mạnh trong kỷ nguyên TikTok

Nhung Nguyễn - nhà báo sống tại Tp. HCM chuyên đưa tin về bất bình đẳng giới, biến đổi khí hậu, sức khỏe và văn hóa ở Việt Nam nhận định, khi người mua sắm chán ghét thời trang nhanh của Trung Quốc, các thương hiệu Việt Nam bền vững hơn - được các nghệ sĩ K-pop cũng như những người nổi tiếng phương Tây yêu thích - đang bùng nổ trên mạng.

Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu lạ: Vi phạm các quy định về hoạt động trình diễn nghệ thuật

Chiều 13-6, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM trả lời Tuổi Trẻ Online liên quan việc Đàm Vĩnh Hưng đeo "huy hiệu lạ" trên áo khi trình diễn trong đêm nhạc Ngày em thắp sao trời diễn ra ngày 4-5-2024.Huy chương trên trang phục của Đàm Vĩnh Hưng không phù hợp"Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM...

Những BST làm “bùng nổ” đêm khai màn Tuần lễ thời trang quốc tế VN Xuân Hè 2024

“Gã ngông” của làng thời trang Việt – nhà thiết kế Võ Công Khanh đã khai màn Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2024 vừa diễn ra tối qua, ngày 13/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Võ Công Khanh đã cùng với Adrian Anh Tuấn và Maria Giovanna Costa đến từ Italy, mỗi người mang đến một sắc màu, một câu chuyện nhưng đã “ghép” nên một bức tranh ấn tượng và...

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Những nụ hoa vươn mình trong dông bão

Đó là cô học trò Nguyễn Huyền Anh - lớp 6/2 Trường THCS An Thạnh Thủy (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và cậu học trò Trương Hoàng Trung - lớp 6A4 Trường THCS Mỹ Thới (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang).Bị bệnh hiếm, vẫn là học sinh giỏiTừ lúc sinh ra, Nguyễn Huyền Anh đã mang trong mình bệnh thiếu máu...

Cùng chuyên mục

6 người trong gia đình kịp thời thoát nạn

TPO - Theo chủ ngôi nhà và người dân sinh sống xung quanh, thời điểm xảy ra hỏa hoạn tại ngôi nhà 3 tầng trên ngõ Trại Cá (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có khoảng 6 người và đã kịp thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vụ cháy thiêu rụi đồ đạc bên trong phòng ngủ tầng 2. Sáng 14/6, cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường vụ cháy ngôi nhà 3 tầng nằm...

Phê chuẩn chức vụ Phó Chủ tịch TP.Thủ Đức

TPO - Chủ tịch UBND TPHCM đã có quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Đỗ Anh Khang. Sáng 12/6, UBND TPHCM đã tổ chức lễ trao quyết định điều động và phê chuẩn chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đỗ Anh Khang. Tại buổi lễ, Phó giám đốc...

‘Chiến sĩ ở chiến trường có vũ khí nóng, các phóng viên chỉ có máy ảnh, máy quay phim’

Báo chí làm nổi bật hình ảnh Bộ đội Cụ HồThông tin về kết quả công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Trung tướng Nguyễn Văn Gấu - phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - cho biết nổi bật là việc...

Lý do Midu được bạn trai thiếu gia cầu hôn 2 lần

Midu tiết lộ lý do được cầu hôn 2 lầnTrước ngày tổ chức đám cưới chính thức cuối tháng 6, vợ chồng Midu bao trọn gói bạn bè thân thiết đến Đà Lạt để tham dự lễ cầu hôn và tiệc độc thân. Nữ diễn viên tiết lộ chồng cô quyết tâm phải tổ chức bữa tiệc này vì mong muốn được cầu hôn cô lần 2, trước sự chứng kiến của bạn bè.Midu chia sẻ: "Đây chỉ...

Đoàn công tác Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Trung tâm thực nghiệm Đại học Wageningen Hà Lan

Trao đổi với đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đại diện Trung tâm thực nghiệm Đại học Wageningen Hà Lan cho biết: Cách đây 25 năm, Trung tâm được tư nhân hoá và trở thành nơi nghiên cứu, thực hiện thuộc Trường...

Mới nhất

Báo chí luôn đồng hành, sát cánh cùng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 14/6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức buổi gặp mặt đại diện lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan thông tấn, báo chí, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương...

THACO AGRI và Bệnh viện Đại học Y dược

Nhằm nâng cao hoạt động chăm lo...

Nối tiếp đà tăng mạnh?

Dự báo giá cà phê ngày 12/6/2024: Giá cà phê tiếp đà giảm mạnh? Dự báo giá cà phê ngày 14/6/2024: Quay đầu tăng mạnh trở lại? Dự báo giá cà phê ngày 15/6/2024 tại thị trường trong nước quay đầu tăng trở lại. Các chuyên gia cho rằng, những diễn biến...

Mới nhất