Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhơi thông nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá...

Khơi thông nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản

(Tổ Quốc) – Di sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, phản ánh lịch sử, bản sắc và tinh hoa văn hóa của dân tộc. Việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà cần sự tham gia và đóng góp của toàn xã hội. Điều này được khẳng định tại tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa” do báo Đại biểu Nhân dân vừa tổ chức.

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua ngày 23/11, kỳ vọng sẽ tạo cú hích trong huy động nguồn lực xã hội bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Tháo gỡ những điểm nghẽn

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) Trần Đình Thành cho rằng, mặc dù hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực di sản được đẩy mạnh và phát triển đồng đều, nhưng trước những khó khăn, vướng mắc thực tiễn đặt ra, hệ thống pháp lý cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Khơi thông nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản - Ảnh 1.

Toàn cảnh Tọa đàm

Luật Di sản văn hóa hiện hành chỉ quy định Nhà nước “khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”. Theo ông Trần Đình Thành, muốn đẩy mạnh, huy động hiệu quả nguồn lực xã hội phải có sự điều chỉnh, hoàn thiện hành lang pháp lý hơn nữa. “Di sản văn hóa là lĩnh vực mang tính khoa học cực kỳ cao nên Luật Di sản văn hóa đưa ra những nguyên tắc, quy định khi tác động đến di sản văn hóa phải bảo đảm các yếu tố khoa học. Song hiện nay, nguyên tắc chưa rõ ràng, cản trở hoạt động xã hội hóa…”- ông Trần Đình Thành chia sẻ.

Từ năm 1998 đến nay, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa, mong muốn huy động nguồn lực từ xã hội, lấy di tích nuôi di tích, lấy văn hóa nuôi văn hóa… Nhiều chính sách đã được ban hành, song PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa- Giáo dục của Quốc hội thẳng thắn chỉ ra rằng, vẫn chưa hoàn toàn tháo gỡ được những điểm nghẽn. Bởi vậy, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý hiệu quả.

“Điểm nhấn trong dự thảo Luật là quy định rõ ràng về quyền sở hữu, trong đó có sở hữu toàn dân, sở hữu chung và sở hữu tư nhân. Dựa trên quyền sở hữu đó sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh hay tổ chức các hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó, có những quy định cụ thể, tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, doanh nghiệp và tư nhân có thể tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản… Chúng ta kỳ vọng tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản”, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn nhận định.

Một trong ba chính sách được tập trung sửa đổi của Luật lần này là tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Điều này được đánh giá là đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 khẳng định quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, tạo thêm nguồn lực bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Theo đó, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định rõ hơn về cơ chế, chính sách trong đó dành riêng một điều về xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đồng thời quy định về hợp tác công – tư trong lĩnh vực di sản văn hóa. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; mà còn tạo niềm tin và động lực để cả xã hội chung tay chăm lo sự nghiệp phát triển văn hóa. Qua đó, huy động được nguồn lực ngoài Nhà nước để cùng với nguồn lực Nhà nước bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương cũng như đất nước nói chung.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Khơi thông nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản - Ảnh 2.

Ninh Bình thực hiện hiệu quả mô hình hợp tác 3 bên (người dân – doanh nghiệp và nhà nước)- ảnh minh họa

Huy động nguồn lực xã hội cho hoạt bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ninh Bình được đánh giá là địa phương đã làm rất tốt việc huy động nguồn lực xã hội cho hoạt bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt với trường hợp Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết: Tỉnh quyết tâm cao, kiên trì, kiên định định hướng phát triển du lịch gắn với bảo vệ di sản. Để làm được điều đó, Ninh Bình vận dụng tối đa, huy động các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng, làm cơ sở để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, cộng đồng địa phương tham gia đầu tư tu bổ, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Sau khi được UNESCO công nhận, Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, làm cơ sở để huy động các nguồn lực xã hội tham gia giữ gìn các di tích, di sản đã được khoanh vùng bảo vệ.

Ninh Bình cũng ban hành các chính sách hỗ trợ sửa chữa nhà ở trong vùng di sản, xây mới nhà theo kiến trúc truyền thống. Bên cạnh đó, tỉnh lấy mô hình dựa vào cộng đồng làm nền tảng chính phát triển du lịch. Hiện nay có khoảng 10.000 người lao động trực tiếp đang hưởng lợi trực tiếp từ việc bảo tồn di sản. Đây là điểm chính khiến UNESCO đánh giá Tràng An là hình mẫu về phát triển hài hòa giữa bảo tồn di sản và gắn kết, bảo đảm sinh kế cho người dân địa phương. Tỉnh cũng tranh thủ tối đa sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về nghiên cứu khảo cổ học, nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý di sản, hỗ trợ phát triển các sản phẩm trong khu vực di sản…

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Khơi thông nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản - Ảnh 3.

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành phát biểu tại Tọa đàm

“Bài học của Quần thể danh thắng Tràng An có nhiều thành công song cũng có nhiều khó khăn do cơ chế, chính sách. Chúng tôi chưa bao giờ dám nhận đó là mô hình hợp tác công – tư đúng như khái niệm của nó. Chúng tôi chỉ xác định đây là mô hình hợp tác 3 bên giữa người dân – doanh nghiệp và nhà nước, và đang thêm bên thứ 4 là nhà khoa học”, ông Bùi Văn Mạnh chia sẻ.

Nhìn rộng ra cả nước, theo ông Trần Đình Thành cho rằng, từ sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001 đến nay, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực di sản văn hóa được đẩy mạnh.

Ông Trần Đình Thành khẳng định, trong cả 4 lĩnh vực của di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, bảo tàng và di sản tư liệu thì nguồn lực xã hội đã đóng góp rất lớn cho bảo tồn, bảo quản, bảo vệ, sau đó là phát huy giá trị. Đến thời điểm hiện nay, nguồn lực này tương đương với nguồn lực Nhà nước trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Khơi thông nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn cho rằng, với di sản văn hóa, từ trước đến nay, nguồn lực xã hội luôn đóng vai trò quan trọng, bởi di sản văn hóa sinh ra bởi cộng đồng, phục vụ cho hoạt động, lợi ích của cộng đồng. Vì thế nên cộng đồng chủ thể, người dân luôn gắn bó vô cùng mật thiết, một cách hữu cơ với di sản văn hóa.

“Nếu chúng ta tách vai trò của cộng đồng ra thì các di sản văn hóa sẽ tồn tại một cách khiên cưỡng. Đó là lý do tại sao vai trò của Nhà nước dù đến nay vô cùng quan trọng nhưng cũng không thể thiếu vai trò của cộng đồng hay các bên liên quan khác”, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, mục đích quan trọng khi sửa đổi Luật Di sản văn hóa lần này là khơi thông được nguồn lực xã hội, để từ đó bảo vệ và phát huy giá trị di sản tốt hơn. Vì chỉ khi có sự chung tay của toàn xã hội thì công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản mới bền vững.

Các đại biểu tin rằng, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra cú hích về pháp lý để công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả./.



Nguồn: https://toquoc.vn/luat-di-san-van-hoa-sua-doi-khoi-thong-nguon-luc-xa-hoi-trong-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-20241118233411999.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Saudi Arabia đánh dấu bước tiến mới trong ngành công nghiệp phim

(Tổ Quốc) - Liên hoan phim quốc tế Biển Đỏ cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện ảnh của Saudi Arabia trong thời gian gần đây. ...

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Năm 2025, ngành VHTTDL chọn khâu đột phá, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 18/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025 (phiên nội bộ). Chủ trì điểm cầu tại trụ sở Bộ VHTTDL tại...

Thêm tiện ích đặt vé máy bay, Booking.com nâng tầm trải nghiệm du lịch cho du khách

(Tổ Quốc) - Ngày 18/12, Booking.com thông tin tới báo chí ra mắt tính năng đặt vé máy bay tại Việt Nam. Với tính năng đặt chuyến bay mới của Booking.com, du khách Việt có thể dễ dàng tìm kiếm các chuyến bay từ hơn 500 hãng hàng không, kết nối...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 18/12/2024

(Tổ Quốc) - Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành VHTTDL; Cờ vua Việt Nam giành 5 HCV giải trẻ thế giới; Google công bố xu hướng tìm kiếm nổi bật tại Việt Nam năm 2024: Du lịch nội...

Bài đọc nhiều

Chặn hết Facebook cha mẹ, họ hàng: Khỏi bình luận qua lại, lộ hết chuyện riêng tư!

'Họ hàng bình luận ngoài lề, vô thưởng vô phạt hoặc lộ ra việc riêng gia đình. Tôi đặt giới hạn người xem để nhóm gia đình không đọc cho đỡ phiền hà'. "Những nhóm tin nhắn của gia đình, chủ yếu người lớn...

Du lịch Đà Lạt sẽ bùng nổ với đêm nhạc của huyền thoại Disco Boney M

(CLO) Âm nhạc đang dần trở thành một công cụ quan trọng để Đà Lạt thu hút du khách, mở ra triển vọng 'kích hoạt' toàn bộ thị trường biểu diễn và đem lại lợi ích kinh tế to lớn. ...

Chính thức đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, Dương Trà Giang tỏa sáng với sự kiên trì và nỗ lực không...

Xuất sắc vượt qua 26 thí sinh trong đêm chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 vừa diễn ra vào tối ngày 15/12/2024 tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã lộng lẫy đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 với chiếc vương miện danh giá.

Công ty Luật SALA: Tư vấn pháp lý miễn phí, đồng hành cùng người yếu thế

Trong cuộc sống, không ít người gặp phải những vướng mắc pháp lý nhưng không đủ điều kiện tài chính để thuê luật sư. Thấu hiểu khó khăn đó, Công ty Luật SALA cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại và email, giúp mọi người, đặc biệt là những người yếu thế, vượt qua rào cản pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN...

Cùng chuyên mục

Những bài học trên đường, sự nhẫn nhịn và lời xin lỗi

Đừng nghĩ ai cũng hành xử kiểu 'hổ báo' khi va chạm nhau trên đường. Những câu chuyện trên đường sẽ là những bài học luôn được ghi nhớ. Thực tế có những câu chuyện khi đi trên đường hằng ngày khiến tôi phải...

Dùng công nghệ để định danh và xác thực văn bằng thật, giả

Với việc ứng dụng công nghệ dựa trên blockchain, người dùng có thể phát hiện ra văn bằng, giấy tờ… thật, giả bằng cách chạm smartphone vào chúng. Ngày 19/12, tại Trường Cao đẳng Huế đã diễn ra Lễ công bố Quyền tác giả “Phần mềm tự xác thực giấy tờ” và Ứng dụng trong chuyển đổi số. Những chiếc văn bằng của Trường Cao đẳng Huế sẽ được ứng dụng giải pháp công nghệ Nomion tương tác với chip NFC/RFID...

Nghe lỏm được chúng tôi có hơn 100 triệu tiền thưởng Tết, bố mẹ chồng yêu cầu chu cấp toàn bộ số tiền đó...

Chồng tôi gật đầu, chính anh cũng hết sức rồi, chẳng còn muốn cố gắng gần gũi bố mẹ mình thêm nữa. ...

Mãn nhãn hình ảnh lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tiêm kích Su-30MK2 bay nhào lộn thả đạn nhiễu, trực thăng kéo cờ, đặc công trình diễn võ thuật, quân khuyển nhảy vòng lửa... là những hình ảnh ấn tượng, mãn nhãn của lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội sáng nay. ...

Thanh niên Đà Nẵng học hỏi từ lịch sử, vững bước lập nghiệp

Hàng trăm đoàn viên thanh niên Đà Nẵng xem phim tài liệu, nghe những câu chuyện xúc động từ các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhân tại chương trình Giao lưu với các nhân chứng lịch sử vào ngày 19-12. Đặc...

Mới nhất

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay. Có thể nói, những điểm sáng đáng mừng này cho thấy ngành thép nước ta đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, với nhiều thách thức còn đang hiện hữu, ngành thép...

Xác lập và từng bước hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là đội quân cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam luôn là một Quân đội kiểu mới, mang bản chất...

Giá xăng RON 95 tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (19/12) được điều chỉnh tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên mức 21.000 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc...

Những bài học trên đường, sự nhẫn nhịn và lời xin lỗi

Đừng nghĩ ai cũng hành xử kiểu 'hổ báo' khi va chạm nhau trên đường. Những câu chuyện trên đường sẽ là những bài học luôn được ghi nhớ. ...

Mới nhất