Trang chủNewsThời sựKhơi thông nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế

Khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế


Ngày 20/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Bảo đảm tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành

Phát biểu thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, Luật Đất đai 2024 trải qua 4 kỳ họp và cũng là đạo luật được lấy ý kiến nhân dân rộng rãi sau Hiến pháp với 12 triệu lượt ý kiến đóng góp của Nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chỉ đạo cơ quan soạn thảo vừa xây dựng Luật, vừa xây dựng cả Nghị định, Thông tư hướng dẫn, đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật và các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: Thanh Tùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: Thanh Tùng

Đến nay, Luật Đất đai 2024 là bộ luật được Quốc hội cân nhắc rất kỹ lưỡng khi thông qua, đáp ứng được mong mỏi của người dân, doanh nghiệp. Từ thời điểm Luật được thông qua đến nay, người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, các địa phương… đều rất mong muốn Luật có hiệu lực sớm.

Trong Luật Đất đai có rất nhiều chính sách có lợi cho người dân, doanh nghiệp, khơi dậy nguồn lực đất đai để phục vụ phát triển đất nước. Đặc biệt, chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân bị thu hồi đất, trong đó đưa ra những quy định đầy đủ, cụ thể với tinh thần thực hiện chỉ đạo tại Nghị quyết 18 của Trung ương là “nơi ở mới phải bằng, hoặc hơn nơi ở cũ”. Theo đó, Luật đã cụ thể hoá các tiêu chí cụ thể như tái định cư ở đô thị thì phải đạt tiêu chí của đô thị, tái định cư ở nông thôn phải đạt tiêu chí của nông thôn mới, nơi tái định cư phải đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2023. Thông thường những luật được thông qua vào tháng 10/2023 thường có hiệu lực vào 1/7/2024. Để đảm bảo đồng bộ, đảm bảo cả 3 luật có nhiều mối liên quan với nhau cùng có một thời hạn hiệu lực, nên Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản phải đợi Luật Đất đai. Thực tế các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết của 2 luật này đã được Bộ Xây dựng chuẩn bị sẵn sàng, kể cả trong trường hợp thời điểm có hiệu lực của 2 luật từ 1/7/2024.

Liên quan các văn bản hướng dẫn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, quá trình xây dựng Luật, cơ quan soạn thảo đã dự thảo các Nghị định và Thông tư. Đến thời điểm này, các Nghị định đã được tiến hành lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, đã xong về mặt chính sách cơ bản, giờ chỉ còn xử lý về mặt kỹ thuật. Có nhiều Nghị định đã tiến hành lấy ý kiến các thành viên Chính phủ lần thứ 2. 

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã họp trực tiếp với các địa phương về các văn bản hướng dẫn của địa phương. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép riêng về mặt thời gian thì Nghị định, Thông tư có thể dùng thủ tục rút gọn. Tức là ký xong thì có hiệu lực ngay, nhưng quy trình thì làm rất bài bản, được đánh giá tác động.

Trong Luật Đất đai có rất nhiều chính sách có lợi cho người dân, doanh nghiệp, khơi dậy nguồn lực đất đai để phục vụ phát triển đất nước. Ảnh: Hồng Thái
Trong Luật Đất đai có rất nhiều chính sách có lợi cho người dân, doanh nghiệp, khơi dậy nguồn lực đất đai để phục vụ phát triển đất nước. Ảnh: Hồng Thái

Liên quan nội dung đánh giá tác động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, cơ quan được giao là Bộ Tài nguyên & Môi trường cùng với Bộ Xây dựng đã có các bộ hồ sơ đánh giá tác động đầy đủ, tác động tốt, hiệu quả nếu Luật có hiệu lực sớm. Nếu Luật có hiệu lực sớm sẽ giải quyết các tồn đọng, vướng mắc, như việc người dân đang rất mong chờ Luật có hiệu lực để được cấp sổ đỏ với những thửa đất không tranh chấp, vi phạm pháp luật từ 1/7/2014 trở về trước, làm sớm ngày nào, người dân được hưởng lợi ngày đó. 

Bên cạnh đó, có nhiều địa phương xin thí điểm việc phân cấp phân quyền, chuyển đất lúa, đất rừng từ 10ha phải trình lên Chính phủ, còn theo Luật Đất đai 2024 phân cấp cho địa phương, thủ tục hành chính được rút ngắn và trong thẩm quyền cho địa phương. Như vậy, sẽ thu hút, giải quyết các dự án đầu tư và khơi dậy được nguồn lực đất đai.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về các luật

Thảo luận tại tổ 11, đại biểu Đỗ Đức Duy (Đoàn tỉnh Yên Bái) cho rằng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng lần này đã khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các luật hiện hành. Chính vì vậy, 4 luật này có hiệu lực thi hành sớm được ngày nào thì sẽ giúp giải quyết được những vướng mắc, bất cập sớm ngày đó. 

Quang cảnh thảo luận tại tổ 11. Ảnh: Thịnh An
Quang cảnh thảo luận tại tổ 11. Ảnh: Thịnh An

Theo đại biểu Đỗ Đức Duy, băn khoăn của các đại biểu Quốc hội về tính khả thi của việc thi hành các luật khi hiệu lực thi hành được đẩy lên sớm hơn 5 tháng là đúng, là có cơ sở. Khi luật có hiệu lực thi hành mà tất cả các văn bản hướng dẫn chi tiết đều đã được ban hành thì rất hiệu quả, khả thi và sẽ sớm tháo gỡ cho những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. 

Qua tiếp xúc cử tri cho thấy, các địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư và kể cả Nhân dân đều mong muốn các luật này sớm có hiệu lực thi hành, bởi vì quyền và lợi ích của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, của người dân được bảo đảm tốt hơn. Nhiều vấn đề chồng chéo, bất cập được tháo gỡ hay thẩm quyền, tính chủ động của các địa phương được tăng lên. Do đó, sẽ sớm phát huy nguồn lực đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Đại biểu Đỗ Đức Duy cũng thống nhất ý kiến với các đại biểu đề nghị Quốc hội, đề nghị Chính phủ sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn đúng như cam kết đã thể hiện trong Tờ trình. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương, ngay khi các nghị định của Chính phủ được ban hành, các địa phương cũng cần xây dựng các văn bản hướng dẫn của địa phương.  

“Đây là điều kiện, yêu cầu rất cấp thiết, vì vậy các văn bản dù là ban hành trong thời gian sớm nhất thì hiệu lực thi hành Nghị định của Chính phủ, các thông tư và các văn bản của địa phương cũng cho phép lực từ ngày 1/8 đồng thời với ngày có hiệu lực của Luật” – đại biểu Đỗ Đức Duy nêu quan điểm.

Ngoài ra, đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành đẩy mạnh công tác truyền thông về các luật này, nhất là các nội dung đổi mới so với luật hiện hành, những nội dung liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… để người dân cùng biết, cùng thực hiện và giám sát. 

Theo đại biểu Nguyễn Đình Việt (Đoàn tỉnh Cao Bằng), khi ban hành cũng cần thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật...  Ảnh: Thịnh An
Theo đại biểu Nguyễn Đình Việt (Đoàn tỉnh Cao Bằng), khi ban hành cũng cần thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật…  Ảnh: Thịnh An

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Đình Việt (Đoàn tỉnh Cao Bằng) cho rằng, các luật ban hành cần có thời gian để chuẩn bị, các luật muốn có hiệu lực sớm phải có điều kiện nhất định để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả. 

Đặc biệt, ở 3 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có nhiều điều khoản phân cấp cho các địa phương ban hành văn bản hướng dẫn, trong đó có nhiều nội dung lần đầu tiên giao cho HĐND, UBND hướng dẫn, là khó khăn cho các địa phương khi đẩy sớm hiệu lực. 

Trong Tờ trình cũng nêu việc có hiệu lực sớm trong đó có những điều khoản không cần chờ văn bản hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các văn bản hướng dẫn chi tiết phải có hiệu lực đồng thời với quy định của Luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.   

Đại biểu đề nghị nên tập trung xây dựng Nghị định, Thông tư để các địa phương có thời gian tiếp cận, chuẩn bị kỹ trong việc triển khai vì có nhiều nội dung phân cấp cho các địa phương, trong đó có những nội dung các địa phương chưa từng làm. Khi ban hành cũng cần thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật để bảo đảm thực hiện thống nhất về nhận thức cũng như không xảy ra khó khăn vướng mắc.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/khoi-thong-nguon-luc-dat-dai-de-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tiếp công dân theo vụ việc

Cùng tham dự buổi tiếp công dân có đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; đại diện vụ Dân nguyện - Văn phòng Quốc hội; lãnh đạo Ban Pháp chế - HĐND TP; lãnh đạo Ban Nội chính Thành ủy; đại diện Thanh tra TP, Sở TN&MT, Văn phòng UBND TP; đại diện lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm và UBND phường Cổ Nhuế 2. Cụ thể, công dân Phạm Quang Quế gửi đơn đến Đoàn đại biểu...

Đắk Nông 100% thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông cho biết, tính đến ngày 20/6, toàn tỉnh có 7.704 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đạt 100% tổng số thí sinh đang học lớp 12 tại các đơn vị, trường học trên địa bàn. Tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức 21 điểm thi, với 344 phòng thi. Toàn tỉnh huy động 707 cán bộ coi thi. Cán bộ coi thi là giáo viên...

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 - 20/6/2024. Trưa 20/6, Lễ đón chính thức Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi...

xây dựng hình thái quy hoạch kiến trúc đặc trưng

Sáng 20/6, Quốc hội đã thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Sau phần thảo luận, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thay mặt cho cơ quan lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã làm rõ thêm một số nội...

Quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh công tác đối ngoại Nhân dân

Chiều 19/6, tại quận Bắc Từ Liêm, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội (Liên hiệp Hà Nội ) và Quận ủy Bắc Từ Liêm đã ký Chương trình phối hợp công tác. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên hiệp Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ nhấn mạnh, Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại Nhân dân trở thành mạng lưới, phát triển sâu rộng đến...

Bài đọc nhiều

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho đoàn Tổng thống Nga thăm Việt Nam

Ngày 18/6, Công an TP Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho đoàn Tổng thống Nga thăm Việt Nam. Theo Công an TP Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, UBND Thành phố, ngày 18/6, Công an Thành phố đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn đoàn Tổng thống Nga thăm...

Việt Nam bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng thống Nga Putin

(Dân trí) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Putin dự lễ đón cấp Nhà nước tại Phủ Chủ tịch trưa 20/6. Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng thống Putin tại Phủ Chủ tịch 12h trưa 20/6, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin theo nghi thức cấp Nhà nước. Tổng thống Putin...

Viết tiếp chương mới trong lịch sử quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang (LB) Nga Vladimir Putin tiến hành thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024. Diễn ra vào dịp Việt Nam và LB Nga kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và 12 năm...

Nhà ga vượt tiến độ 10 ngày, đường cất hạ cánh vượt 2 tháng

Vượt tiến độ vẫn tăng tốcNgày 20/6, trên công trường sân bay Long Thành...

10 đoàn nghệ thuật quốc tế tham gia đêm nhạc Giai điệu hòa bình tại Quảng Trị

Các đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Úc, Cuba, Ukraine… sẽ tham gia chương trình hòa nhạc quốc tế 'Giai điệu hòa bình - Quảng Trị ký ức nở hoa'. Ban tổ chức công bố những điểm đặc biệt của chương trình hòa nhạc quốc tế Giai điệu hòa bình - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG Chiều 18-6, tại TP.HCM, ban tổ chức chương trình hòa nhạc quốc tế Giai điệu hòa bình - Quảng Trị ký ức...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Vladimir Putin tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Chiều 20.6, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Tại Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi đã diễn ra kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhiệt liệt...

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống LB Nga gặp gỡ các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam học tại Nga

Tối 20/6/2024, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin dự buổi gặp gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Việt – Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam học tại Nga. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-to-lam-va-tong-thong-lb-nga-gap-go-cac-the-he-cuu-sinh-vien-viet-nam-hoc-tai-nga-20240620185745690.htm

Cơ chế “lưỡng tính” là cải cách có tính đột phá cho báo chí

Cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có 2 cơ chế hoạt động song song: vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp. Báo VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng với báo chí nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024). Báo chí Cách mạng Việt Nam...

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng nhẹ

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng nhẹ  ...

Việt Nam nhất quán coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu

Sau cuộc hội đàm chiều 20.6, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp gỡ trao đổi với báo chí. Quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan...

Mới nhất

Học sinh và thầy giáo nghiên cứu “thiết bị cảnh báo học sinh ngủ quên trong ô-tô”

Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, động lực để Hoàng tập trung nghiên cứu “thiết bị cảnh báo học sinh ngủ quên trên ô-tô”: “Sau 2 vụ việc liên quan trẻ em bị quên trên ô-tô mới đây, với sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, hai thầy trò có ý tưởng triển khai thực hiện nghiên...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Vladimir Putin tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Chiều 20.6, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Tại Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi đã diễn ra kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa I của nước Việt...

Đám mây hình xoắn ốc quay chậm bí ẩn ôm bờ biển Iberia

TPO - Bức ảnh vệ tinh cho thấy một "cơn lốc" đám mây bất thường ẩn mình trên bờ biển Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn điều gì đã gây ra chuyển động quay của cấu trúc kỳ lạ này, nhưng các dòng xoáy đại dương và sóng nhiệt...

Bị nhà thầu Nhật kiện 4.000 tỷ, chủ đầu tư metro số 1 TPHCM nói gì?

TPO - Chiều 6/6, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) - chủ đầu tư dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã có văn bản phản hồi các vấn đề...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Chiều 20.6, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.   Tại Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi đã diễn...

Mới nhất