Trang chủNewsThời sựKhởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực...

Khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực phát triển Cộng đồng


abc - Ảnh 1.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu nhiều thông điệp quan trọng, hướng tới khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tối 11/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra từ ngày 9-11/5, tại Labuan Bajo, Indonesia, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Thủ tướng Timor Leste được mời tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần đầu tiên với tư cách quan sát viên.

Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến; Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân; Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng.

Trong khoảng 48 giờ đồng hồ tại Labuan Bajo, Thủ tướng Phạm Minh Chính có gần 20 hoạt động đa phương, song phương. Thông qua các hoạt động, Thủ tướng thể hiện nỗ lực, mong muốn của Việt Nam cùng các nước xây dựng bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN và làm sâu sắc thêm quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN.

Một ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra trong bối cảnh ASEAN phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch COVID-19 để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, xã hội ở các nước ASEAN, trong khi những biến động ở khu vực và thế giới tiếp tục có những tác động không nhỏ, ảnh hưởng đến tham vọng phục hồi của ASEAN. Tình hình Myanmar vẫn chưa có nhiều tiến triển trong việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm. Trong khi đó, trên thế giới, những điểm nóng xung đột vẫn tiếp diễn, kéo dài, gây nhiều hệ lụy làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa đến và đi từ các nước thành viên ASEAN.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 là cơ hội để các nhà lãnh đạo trao đổi, định hướng sự phát triển của ASEAN trong thời gian tới nhằm ứng phó những khó khăn, thách thức, củng cố đoàn kết nội khối, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, cũng như tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nỗ lực phục hồi của cả Hiệp hội nói chung, của từng thành viên nói riêng.

Tại hội nghị, lãnh đạo ASEAN đã thống nhất nhiều định hướng quan trọng cho hợp tác ASEAN 2023 và những năm tới. Các trao đổi diễn ra xung quanh chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng.” Trong thời gian hội nghị, các nhà lãnh đạo đã có các cuộc gặp, đối thoại với Nghị viện các nước ASEAN, thanh niên, doanh nghiệp, và Nhóm đặc trách cao cấp về Tầm nhìn Cộng đồng sau 2025.

Lãnh đạo các nước đã thảo luận, thông qua các thành tố chính của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, phác thảo tương lai của Cộng đồng trong 20 năm tới, với mục tiêu, khát vọng phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 32: Khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực phát triển Cộng đồng - Ảnh 2.

Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lãnh đạo các nước ASEAN cũng thông qua 10 văn kiện định hướng hợp tác ASEAN trong nhiều lĩnh vực, trong đó đáng chú ý có Tuyên bố chung hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, phát triển hệ sinh thái xe điện ở khu vực, Sáng kiến Một sức khỏe ASEAN, thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực và tăng cường giao dịch bằng đồng bản tệ…

Các văn kiện này bám sát các ưu tiên mà Chủ tịch ASEAN đề ra trong năm 2023 về ổn định tài chính, an ninh năng lượng. Đây là những nội dung rất thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho các nỗ lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng ở khu vực, góp phần đưa ASEAN thực sự trở thành lực lượng trung tâm trong tiến trình phát triển chung của cả khu vực, đúng như tinh thần của chủ đề năm nay là “ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”.

Kết quả của hội nghị đã gửi đi nhiều thông điệp lớn.

Thứ nhất, tinh thần đoàn kết, độc lập, tự cường và tự chủ chiến lược được phản ánh rõ nét trong phát biểu của các nước. Các lãnh đạo đều thống nhất rằng đây chính là sức mạnh, là động lực và cũng là phương châm để ASEAN giữ vững vị trí, vai trò và hình ảnh trong khu vực và trên thế giới. ASEAN sẽ là lực lượng trung tâm trong tiến trình củng cố hòa bình, duy trì ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á và rộng lớn hơn là Châu Á – Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Thứ hai, ASEAN có đủ điều kiện trở thành tâm điểm của tăng trưởng cũng được các nước hết sức đề cao. Kinh tế toàn cầu bấp bênh, địa chính trị biến động, thách thức, khó khăn chồng chất nhưng ASEAN vẫn tăng trưởng ở mức cao, tới 5,5% năm qua trở thành là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Tuy vậy, các nước vẫn cho rằng chưa thể chủ quan, cần đẩy mạnh hợp tác trong một số lĩnh vực mới, chiến lược như tăng cường thương mại, đầu tư nội khối, chuyển đổi số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo…

Thứ ba, lợi ích của người dân được coi là mục tiêu cao nhất, là tâm điểm của Cộng đồng ASEAN. Các nội dung được bàn thảo, các văn kiện của Hội nghị lần này đều xoay quanh lợi ích của người dân, hướng tới phát triển đồng đều, bền vững và bao trùm. Điều này thấy rõ qua các tuyên bố của lãnh đạo cấp cao, tất cả đều rất thiết thực, hướng tới cộng đồng như lao động di cư, mạng lưới làng xã, phát triển nông thôn…

Hội nghị được tổ chức tại Labuan Bajo, một hòn đảo nằm rất xa Thủ đô Jakarta, có điều kiện phát triển và hạ tầng còn rất hạn chế song có tiềm năng du lịch rất lớn. Việc Indonesia, Chủ tịch ASEAN 2023 lựa chọn địa điểm này làm nơi tổ chức Hội nghị Cấp cao đã chuyển tải thông điệp về quyết tâm của các nước thành viên cùng chung tay thúc đẩy phục hồi nền kinh tế theo hướng bền vững và bao trùm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 32: Khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực phát triển Cộng đồng - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra 3 vấn đề cốt lõi quyết định bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN, đó là giữ vững độc lập, tự chủ chiến lược, vươn mình bứt phá trở thành tâm điểm tăng trưởng của khu vực và toàn cầu, và thích ứng ngày càng tốt hơn trước những biến động bên ngoài – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều thông điệp quan trọng của đoàn đại biểu Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu Việt Nam đến Labuan Bajo lần này mang theo nhiều thông điệp quan trọng. Đó là tinh thần đoàn kết ASEAN, quyết tâm đóng góp thực chất, hiệu quả cho công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN và cũng là khẳng định đường lối nhất quán, chủ trương thống nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, coi ASEAN là bộ phận quan trọng, không tách rời trong chính sách đối ngoại.

Trên tinh thần đó, những phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đều hướng tới khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.

Theo Thủ tướng, sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay. ASEAN vừa là tâm điểm của hàng loạt sáng kiến liên kết và kết nối khu vực, đồng thời cũng là trọng điểm trong cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa các nước lớn.

Thủ tướng đã nêu ra 3 vấn đề cốt lõi quyết định bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN, đó là giữ vững độc lập, tự chủ chiến lược, vươn mình bứt phá thành tâm điểm của tăng trưởng, và thích ứng ngày càng tốt hơn trước những biến động bên ngoài.

Thủ tướng nêu nhiều đề xuất tại các phiên họp.

Thứ nhất, đoàn kết, thống nhất, độc lập, tự lực, tự cường và phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm là những giá trị nền tảng làm nên thành công của ASEAN. Thủ tướng nêu rõ đoàn kết là sức mạnh vô địch, phải thể hiện qua ý chí và hành động cụ thể. Củng cố đoàn kết và thống nhất là nhiệm vụ căn cốt cho một ASEAN độc lập và tự cường.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh ASEAN cần phải giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các nước lớn. Giữ được cân bằng chiến lược sẽ giữ được vai trò trung tâm của ASEAN, hướng tới xây dựng “một ASEAN tầm vóc”. ASEAN phải thực sự là một cầu nối tin cậy, có năng lực điều hoà các mối quan hệ với các nước lớn; tạo dựng và thúc đẩy văn hoá đối thoại, hợp tác tham vấn, xây dựng lòng tin; phối hợp ứng phó với các thách thức chung.

Thứ hai, thúc đẩy kết nối khu vực trên cả ba phương diện thể chế, hạ tầng và con người để khai thông các điểm nghẽn hợp tác và khơi dậy tiềm năng phát triển. Thủ tướng nhấn mạnh đây là ba đột phá chiến lược để tạo xung lực phát triển mạnh mẽ hơn cho ASEAN trong những thập kỷ tới.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn, để thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh mở rộng thị trường nội khối, đề nghị nỗ lực đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, triển khai đồng bộ và quyết liệt các dự án kết nối khu vực, tạo bước chuyển về chất cho môi trường đầu tư, kinh doanh và du lịch.

Thủ tướng đề nghị quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế số, chính phủ số, kinh tế tuần hoàn, cùng với kết nối mạng lưới điện, phát triển năng lượng tái tạo, và sớm xây dựng các chiến lược dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thông qua nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động trong một số ngành nghề của ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 32: Khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực phát triển Cộng đồng - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước dự phiên họp hẹp trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, bám sát tinh thần cốt lõi của ASEAN là lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu và động lực của xây dựng Cộng đồng, Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN cần quan tâm thúc đẩy nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và tiểu vùng. Hợp tác tiểu vùng cần được gắn kết với các chương trình hợp tác chung của Cộng đồng ASEAN trên tất cả lĩnh vực, nhằm mở ra không gian phát triển rộng lớn hơn, và bảo đảm cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả người dân.

Thủ tướng chia sẻ, khó khăn, thách thức luôn hiện hữu, nhưng khó khăn không làm ASEAN nhụt chí, ASEAN phải mạnh mẽ hơn. Để hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng, Thủ tướng đề nghị các thành viên ASEAN chung tay khơi dậy ý chí tự cường, đoàn kết, khơi thông các nguồn lực phát triển và khởi tạo các ý tưởng đột phá cho xây dựng Cộng đồng, giúp ASEAN bứt phá trở thành tâm điểm tăng trưởng của khu vực và toàn cầu.

Tại hội nghị, Thủ tướng đã cùng các lãnh đạo trao đổi sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế, tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN. Thủ tướng nhấn mạnh bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh,an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông vừa là lợi ích, vừa làtrách nhiệm của tất cả các nước, đề nghị thúc đẩy thực hiện đầy đủ thúcđẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và phấn đấu đạt được Bộ Quy tắc COC thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Thủ tướng đề nghị ASEAN, dù khó khăn, cần kiên định với mục tiêu hỗ trợ Myanmar thực hiện đầy đủ “Đồng thuận 5 điểm” vì người dân Myanmar, vì đoàn kết, uy tín và hình ảnh của ASEAN, và vì sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế; ủng hộ Chủ tịch Indonesia và Đặc phái viên phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt ASEAN thực hiện mục tiêu trên.

ASEAN cần duy trì cách tiếp cận khách quan, cân bằng, trách nhiệm trong vấn đề Nga-Ukraine, phối hợp với các đối tác, giảm thiểu tác động của xung đột với khu vực, cùng đóng góp cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. 

Trong chuyến công tác, Thủ tướng Chính phủ cũng tham gia các phiên đối thoại giữa lãnh đạo các nước ASEAN với đại diện Đại Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Thanh niên ASEAN, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC) và Nhóm đặc trách cao cấp (HLTF) về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 32: Khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực phát triển Cộng đồng - Ảnh 5.

Bày tỏ vui mừng khi đối thoại với thanh niên, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò tiên phong, xung kích của thanh niên, khuyến khích thế hệ trẻ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, đi đầu trong các hoạt động tình nguyện, mang lại thay đổi tích cực cho cộng đồng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên tinh thần cởi mở, chân thành và thực chất, với các đại diện AIPA, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ba định hướng tăng cường hiệu quả phối hợp giữa lập pháp và hành pháp. Với thanh niên, Thủ tướng đề nghị đưa Cộng đồng ASEAN thành “cộng đồng học tập” nhằm phát triển kỹ năng cho thanh niên ASEAN và “cộng đồng sáng tạo” để ASEAN là vườn ươm khởi nghiệp giúp thanh niên phát huy sức sáng tạo. Với ABAC, Thủ tướng nêu định hướng “3 cùng”, đó là cùng hoàn thiện thể chế, cùng phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược và cùng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng yêu cầu Nhóm đặc trách cao cấp bám sát “3 đột phá” là đột phá trong kết nối, trong thúc đẩy tăng trưởng và trong phát triển con người, để vạch ra những đường hướng chiến lược cho ASEAN phát triển tới 2045.

Những đề xuất và đóng góp trên đây của Thủ tướng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và đánh giá cao của các đại biểu.

Thúc đẩy hợp tác thực chất, cụ thể với các nước

Cùng với các hoạt động đa phương, nhân dịp này Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc gặp song phương lãnh đạo 8 nước gồm: Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, Thủ tướng Timor Leste Taur Matan Ruak.

Tại các cuộc tiếp xúc, Thủ tướng và lãnh đạo các nước  đã trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ, mở ra các cơ hội mới đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh-quốc phòng, văn hóa-giáo dục, giao lưu nhân dân… giữa Việt Nam và các nước ngày càng sâu sắc, hiệu quả và thực chất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước thảo luận việc thực hiện các thỏa thuận, cam kết với các nội dung cụ thể, thực chất như việc tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy triển khai các dự án trọng điểm tại Lào (dự kiến khánh thành bàn giao các dự án sân bay Nọng Khạng tại tỉnh Hủa Phăn và dự án Bệnh viện Hữu nghị tại tỉnh Xiêng-khoản vào tháng 5); thúc đẩy thương mại biên giới, hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên với Campuchia; triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác kinh tế số – kinh tế xanh với Singapore; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Indonesia đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn trước năm 2028 theo hướng cân bằng hơn; mở rộng hợp tác với Brunei trong các lĩnh vực tiềm năng với 4 trọng tâm chính là hợp tác dầu khí, hóa chất, sản phẩm Halal và du lịch, giao lưu nhân dân; Việt Nam sẵn sàng cung cấp gạo một cách chiến lược, dài hạn, ổn định với giá thành phù hợp cho Philippines; Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Timor-Leste sớm trở thành thành viên thứ 11 của gia đình ASEAN; tăng cường hợp tác biển, lập cơ chế tham vấn và quản lý về biển với Indonesia, Malaysia…

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 32: Khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực phát triển Cộng đồng - Ảnh 6.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 và các hoạt động liên quan của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm, góp phần củng cố đoàn kết ASEAN, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra; lồng ghép hài hòa các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của Việt Nam và quan tâm của các nước như kết nối hạ tâng chiến lược, chuyên đổi số, chuyển đổi xanh, an ninh lương thực, năng lượng, phát triển tiểu vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu; khẳng định vai trò, hình ảnh và uy tín của ASEAN, qua đó đóng góp cho công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN; giữ vững lập trường nguyên tắc của ASEAN về các vấn đề quốc tế và khu vực.

Tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 42 và các hoạt động liên quan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về “tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế” và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 “Việt Nam – Hòa bình – Hợp tác

Ngày 27/11, tại sân bay Gia Lâm, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 đã chủ trì kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm. Lễ khai mạc triển lãm diễn ra vào ngày 19/12 có sự tham gia trình diễn của 2.150 người là cán bộ, chiến sĩ từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài...

Dự án đường vành đai 950 tỉ đồng ‘chưa thông’ vì còn vướng mặt bằng

Dự án đường vành đai phía Đông TP Hà Tĩnh là một trong những dự án hạ tầng chiến lược của thành phố nhằm mục tiêu mở rộng không gian đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. ...

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm để làm rõ nguyên nhân vụ ngộ độc ở TP Vũng Tàu

Bệnh viện Vũng Tàu cho biết, số ca đến Khoa Cấp cứu để điều trị các triệu chứng ngộ độc thực phẩm tiếp tục tăng cao trong đêm 27/11. Đến 6h ngày 28/11, Bệnh viện Vũng Tàu đã tiếp nhận hơn 210 ca đến điều trị, trong đó có 60 ca là trẻ em. Đến nay, còn khoảng 145...

Chốt tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội thêm 1-5 năm

  Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân quy định tuổi nghỉ hưu của sĩ quan tăng 1-5 tuổi, tổng số cấp tướng trong quân đội tối đa là 415 người. Sáng 28.11, với 458/459 đại biểu tán thành, Quốc hộI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ 1.12. Trung tướng Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và...

Phân bón Cà Mau tri ân CBCNV hưu trí

Điểm nhấn nổi bật tại chuỗi chương trình là buổi họp mặt chia sẻ với chủ đề “Thăm lại Ngôi nhà xưa”. Buổi họp mặt có sự tham dự của ông Văn Tiến Thanh – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty; ông Nguyễn Đức Hạnh – Thành viên HĐQT, Chủ tịch Công đoàn Công ty; ông Trần Chí Nguyện – Phó Tổng giám đốc Công ty; lãnh đạo các ban/đơn vị, CBCNV Công ty. Đặc biệt, chuỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27/11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030. Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội,...

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị Thông tin chuyên đề Quý IV/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung...

(TN&MT)- Sáng 27/11, tại Hà Nội, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến thông tin chuyên đề quý IV.2024. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Lại Xuân Lâm nêu rõ, ngày 25.11 vừa qua,...

Tăng cường hợp tác phát triển xanh và bền vững

(TN&MT) - Ngày 26/11, tại Copenhagen (Đan Mạch), được sự đồng ý của hai Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Quý Kiên cùng Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz đã trao đổi “Kế hoạch hành động chung giai đoạn 2024-2025 trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh và Đối tác Toàn diện Việt Nam - Đan Mạch”. ...

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, hoàn thiện các Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cảnh báo chiêu lừa chiếm tài khoản Facebook nhiều người mắc tại Việt Nam

(Dân trí) - Một chiêu lừa đã cũ, từng xuất hiện từ cách đây khá lâu, nhưng nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vẫn đang bị mắc bẫy khiến tài khoản Facebook của họ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Chiêu lừa nhờ tham gia bình chọn các cuộc thi trên Internet để lấy cắp tài khoản Facebook Ngày càng nhiều cuộc thi trực tuyến mà kết quả dựa vào số lượng bình chọn và chia sẻ của người...

Cùng chuyên mục

Tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ trao tặng Huy hiệu 45 năm, 40 năm và 30 năm tuổi Đảng

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Đảng bộ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 45 năm, 40 năm và 30 năm tuổi Đảng. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự, phát biểu và trao tặng Huy hiệu cho các Đảng viên. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-to-lam-du-le-trao-tang-huy-hieu-45-nam-40-nam-va-30-nam-tuoi-dang-20241128103010551.htm

Nguyễn Khoa Diệu Khánh và hành trình vô địch đơn nữ bóng bàn Đông Nam Á

(Dân trí) - Tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đã gây bất ngờ khi giúp đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành tấm Huy chương vàng (HCV) ở nội dung đơn nữ giải vô địch Đông Nam Á 2024.   Cần phải nhấn mạnh rằng tấm HCV nội dung đơn nữ ở giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á 2024 (diễn ra ở Thái Lan từ ngày 19/11 đến 24/11) mà Diệu Khánh mang về cho đội tuyển bóng bàn...

Tuyết rơi kỷ lục phủ kín thủ đô Hàn Quốc

Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA), các khu vực phía bắc Seoul và lân cận ghi nhận lượng tuyết rơi dày từ 20 - 26 cm vào ngày 27/11. Đây là lượng tuyết rơi tháng 11 lớn nhất tại Seoul kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thống kê vào tháng 10/1907. Kỷ lục trước đó là 12,4 cm, ghi nhận vào ngày 28/11/1972.KMA dự báo tuyết sẽ tiếp tục rơi ở hầu hết các vùng trên...

“Xanh hóa” để làm chủ “cuộc chơi” trong Hiệp định RCEP

RCEP mang đến cơ hội lớn cho ngành hàng, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và cạnh tranh bền vững. Coi "tiêu chuẩn xanh" là động lực Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc,...

Mới nhất

Hà Nội yêu cầu tổ chức hiệu quả các kỳ thi, tuyển sinh năm 2025

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tích cực chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh năm 2025. Ngày 27/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ...

Top 5 quán bún ngan ngon ở Hà Nội, thực khách ăn nhiều năm không chán

Bún ngan là một trong những món ăn quen thuộc được ưa chuộng ở Hà Nội. Dưới đây là gợi ý 5 quán bún ngan ngon có tiếng ở thủ đô. Bún ngan Nhàn  Bún ngan Nhàn (tọa lạc ở ngõ Trung Yên, quận Hoàn Kiếm) là địa chỉ ăn uống quen thuộc của đông đảo thực khách suốt bao năm. Tuy...

Sau hóa trị ung thư, bao lâu thì tóc mọc lại?

2. Có cách nào ngăn rụng tóc khi hoá trị không?ACóBKhôngTheo ThS.BS Nguyễn Tiến Sỹ, các thay đổi của tóc sau hóa trị có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ tạm thời. Hiện chưa có cách nào ngăn ngừa hoàn toàn...

Nguyễn Khoa Diệu Khánh và hành trình vô địch đơn nữ bóng bàn Đông Nam Á

(Dân trí) - Tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đã gây bất ngờ khi giúp đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành tấm Huy chương vàng (HCV) ở nội dung đơn nữ giải vô địch Đông Nam Á 2024.   Cần phải nhấn mạnh rằng tấm HCV nội dung đơn nữ ở giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á 2024...

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giảm thuế cho tất cả loại hình báo chí

(Dân trí) - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần xét đến vai trò đặc biệt của báo chí và đề nghị giảm thuế cho tất cả loại hình báo chí xuống 10%. Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Cần xét đến vai trò đặc biệt...

Mới nhất