Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPKhởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

(GLO)- Chương trình OCOP đã trở thành “bệ phóng” trong hành trình khởi nghiệp của nhiều chủ thể, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Gia Lai vươn ra thị trường.

Thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp

Hiện nay, nhiều người trẻ chọn lĩnh vực nông nghiệp để khởi nghiệp. Để “tiếp lửa” cho hoạt động khởi nghiệp, chính quyền các địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực thông qua việc xây dựng sản phẩm OCOP.

Nhận thấy giá trị của hạt mắc ca trên vùng đất Hải Yang (huyện Đak Đoa), năm 2019, chị Mai Thị Nhung (thôn 1) đã mạnh dạn xây dựng vùng nguyên liệu, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm mắc ca sấy nứt để xây dựng sản phẩm OCOP. Ngoài 1 ha mắc ca của gia đình, chị Nhung còn liên kết cùng 6 hộ dân trên địa bàn với tổng diện tích 6 ha.

“Tôi sản xuất mắc ca sấy nứt theo quy trình khép kín nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm mang nhãn hiệu mắc ca Kon Kông của tôi còn gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận thị trường.

Để đi đường dài, tôi đã tập trung tìm hiểu, học hỏi và đầu tư máy móc, thiết bị để chế biến hạt mắc ca đạt chuẩn nhằm đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Kết quả, sản phẩm hạt mắc ca sấy nứt Kon Kông đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp huyện vào năm 2024”-chị Nhung cho biết.

Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
Chương trình OCOP trở thành bệ phóng trong hành trình khởi nghiệp của chị Mai Thị Nhung xã Hải Yang huyện Đak Đoa <b>Ảnh Trần Dung<b>

Cũng với mong muốn xây dựng thương hiệu sản phẩm từ thế mạnh địa phương và tham gia Chương trình OCOP, anh Nguyễn Vũ Phú Trường (thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku) đã gặt hái được thành công bước đầu với sản phẩm trà tía tô. Đầu năm 2023, anh Trường xây dựng ý tưởng khởi nghiệp chế biến sản phẩm trà tía tô theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để có nguồn nguyên liệu cho chế biến, anh Trường liên kết với 6 hộ trồng tía tô trong thôn với diện tích gần 9 sào theo hướng VietGAP. Đến cuối năm 2023, sản phẩm trà tía tô với thương hiệu Trường Phú được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Anh Trường phấn khởi cho hay: “Khi được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm trà tía tô của tôi đã nhanh chóng tiếp cận thị trường. Từ thành công với sản phẩm trà tía tô, tôi đã nghiên cứu chế biến nhiều sản phẩm trà khác từ thảo mộc. Tất cả sản phẩm trà thảo mộc đều được chế biến thành dạng bột, đóng gói trong túi lọc.

 

Với giá bán gần 1,3 triệu đồng/kg, mỗi tháng, tôi xuất ra thị trường khoảng 20-25 kg gồm các loại trà như: đinh lăng, tía tô, lạc tiên… Thời gian tới, tôi sẽ hoàn thiện thêm một số sản phẩm trà thảo mộc để tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP. Cùng với đó là xây dựng vùng nguyên liệu dược liệu bền vững”.

Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
Sau khi được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh sản phẩm trà tía tô của anh Nguyễn Vũ Phú Trường xã An Phú TP Pleiku đã nhanh chóng tiếp cận thị trường <b>Ảnh TD<b>

Nhằm tìm hướng đi riêng trên con đường khởi nghiệp, chị Phạm Thị Bình (xã Ia Vê, huyện Chư Prông) luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao giá trị cho cây trồng thông qua chế biến. Năm 2018, chị bắt đầu chọn cây sả chanh để chế biến sản phẩm trà lá sả chanh mang thương hiệu Nam Phúc.

Chị cho hay: Ở xã Ia Vê, người dân trồng rất nhiều sả nhưng chỉ thu hoạch thân, còn lá thì bỏ. Trong khi đó, thành phần tinh dầu trong lá sả lại rất tốt cho sức khỏe. Thấy lãng phí nên tôi đã sấy lá sả làm thức uống. Để tạo vị thơm ngon cho dòng trà này, tôi kết hợp thêm cỏ ngọt, đậu đen xanh lòng, gừng, mãng cầu…

“Việc tham gia Chương trình OCOP sẽ góp phần nâng tầm sản phẩm và tạo được niềm tin của khách hàng. Tôi nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ ngành chức năng. Vì thế, tôi nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh vào năm 2021”-chị Bình chia sẻ.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu. Cùng với đó, Chương trình OCOP đã trở thành “đòn bẩy” giúp sản phẩm khởi nghiệp vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Cường-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: Trong 3 năm (2021-2024), tỉnh đã phân bổ gần 46,3 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 

Từ nguồn kinh phí này, các ban, ngành, địa phương đã tổ chức một số hoạt động cụ thể như: tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ngày hội thanh niên khởi nghiệp, ngày hội phụ nữ khởi nghiệp và chương trình quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản OCOP cho các hợp tác xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
Chị Phạm Thị Bình xã Ia Vê huyện Chư Prông khẳng định Chương trình OCOP góp phần nâng tầm sản phẩm khởi nghiệp<b> Ảnh TD<b>

Trên thực tế, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về quê hương, tận dụng lợi thế từ tài nguyên bản địa để khởi nghiệp. Xu hướng này đang thổi “làn gió mới” vào nông nghiệp, nông thôn với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả… Tuy nhiên, khởi nghiệp không chỉ là câu chuyện của niềm đam mê, người khởi nghiệp phải làm chủ được khoa học công nghệ, quy trình sản xuất và sáng tạo trong kết nối để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm…

Chính vì vậy, việc gắn kết khởi nghiệp nông nghiệp với Chương trình OCOP là điều thiết yếu nhằm thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp trong nông nghiệp, nhanh chóng đưa nền nông nghiệp của tỉnh chuyển mình theo hướng hiện đại.

Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đỗ Đức Thanh nhận định: Khởi nghiệp nông nghiệp đã trở thành xu hướng, phong trào sôi nổi trong cộng đồng, nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan và tổ chức xã hội. Giai đoạn 2021-2024, Tỉnh Đoàn đã hỗ trợ cho 112 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, trong đó có nhiều ý tưởng khởi nghiệp trong nông nghiệp.

Thông qua hoạt động khởi nghiệp, nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Từ năm 2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình đã đầu tư khai thác, chế biến các loại sản phẩm đặc trưng như: cà phê, hồ tiêu, măng khô, bò một nắng, hạt mắc ca, gạo, dược liệu, mật ong, hạt điều… tạo ra những sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao.

 

Đặc biệt, sản phẩm OCOP không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn khẳng định chất lượng và thương hiệu trên thị trường. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 430 sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao (trong đó có 70 sản phẩm 4 sao và 360 sản phẩm 3 sao).

“Theo đánh giá, sản phẩm OCOP của tỉnh phát triển rất đa dạng. Các chủ thể đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã để tiếp cận với thị trường. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng quan tâm hỗ trợ các chủ thể về kiểm nghiệm, bao bì, nhãn mác, nhất là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng vùng nông thôn theo hướng bền vững.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng sản phẩm OCOP để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”-ông Văn thông tin thêm.

nguồn: https://baogialai.com.vn/khoi-nghiep-tu-san-pham-ocop-post306061.html

Cùng chủ đề

OCOP – Cánh cửa phát triển bền vững cho nông thôn Nghệ An

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Tại Nghệ An, OCOP đã trở thành cầu nối vững chắc giữa sản phẩm truyền thống và thị trường hiện đại, mở ra hướng đi bền vững cho các làng quê. Các sản phẩm OCOP của Nghệ An. Từ khi chương trình OCOP được triển khai...

Thạch Thất tích cực kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Để nâng cao giá trị nông sản, thời gian qua, huyện Thạch Thất tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Qua đó, huyện đã giúp các chủ thể trong quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Giám đốc Hợp tác...

Ninh Thuận: Thêm 84 sản phẩm được công nhận OCOP

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt hạng OCOP từ 3 - 4 sao. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng (phải) trao chứng nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể. Ảnh: PC. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng đã ký quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm...

Sản phẩm OCOP Gia Lai nhộn nhịp vào mùa phục vụ Tết

Sản phẩm OCOP Gia Lai nhộn nhịp vào mùa Tết, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, cửa hàng đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường phục vụ khách hàng.   Thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai trở nên nhộn nhịp khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, cửa hàng đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường phục vụ...

Sản phẩm OCOP từ chăn nuôi: Tạo việc làm, tăng thu nhập

(GLO)- Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trong tỉnh Gia Lai đã đầu tư chế biến các sản phẩm OCOP từ chăn nuôi. Nhờ đó, các chủ thể tăng thu nhập đáng kể và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương. Chị Trần Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát (353/12 Trường Chinh, TP. Pleiku) cho biết: Sau 6 năm hoạt động trong lĩnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP từ chăn nuôi: Tạo việc làm, tăng thu nhập

(GLO)- Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trong tỉnh Gia Lai đã đầu tư chế biến các sản phẩm OCOP từ chăn nuôi. Nhờ đó, các chủ thể tăng thu nhập đáng kể và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương. Chị Trần Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát (353/12 Trường Chinh, TP. Pleiku) cho biết: Sau 6 năm hoạt động trong lĩnh...

Gia Lai: Đánh giá phân hạng 23 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

(GLO)- Ngày 26-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng 23 sản phẩm OCOP đợt II-2024 của 8 chủ thể ở các huyện Đak Đoa, Chư Pưh, Ia Grai, Mang Yang và thị xã Ayun Pa. Tham dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP đợt II-2024.   Trong thời gian 2 ngày (26 và...

Gia Lai: Trao thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay-Vận may bất ngờ”

 Sáng 25-12, Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tổ chức trao thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay-Vận may bất ngờ” cho những khách hàng may mắn. Chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay-Vận may bất ngờ” được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tổ chức từ 22-9-2024 đến 30-11-2024 trên toàn quốc; áp dụng đối với khách hàng cá nhân không kinh doanh, sử dụng phương tiện giao thông đường...

Gia Lai: 1 huy chương vàng cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc”

Tối 11-12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam năm 2024”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng và 20 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra còn có 2 giải phụ dành cho tác phẩm...

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Đa dạng sản phẩm OCOP Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2020 đến...

Bài đọc nhiều

Thạch Thất tích cực kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Để nâng cao giá trị nông sản, thời gian qua, huyện Thạch Thất tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Qua đó, huyện đã giúp các chủ thể trong quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Giám đốc Hợp tác...

Những nữ giám đốc biến nông sản Nghệ An thành sản phẩm OCOP giá trị

Từ những nông sản như ngô, khoai, đậu, lạc... 2 nữ giám đốc trẻ ở Nghệ An đã xây dựng thành công các sản phẩm sữa hạt, bột ngũ cốc dinh dưỡng đạt chuẩn OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chế biến mỳ từ mầm lúa mỳ. Ảnh: Sách Nguyễn Bà mẹ trẻ và thương hiệu Mami farm Là một bà mẹ trẻ, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chị Trần Thị Thúy Hằng nhận thấy nhu...

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, theo kế hoạch năm 2024, thành phố dự kiến đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản...

OCOP – Cánh cửa phát triển bền vững cho nông thôn Nghệ An

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Tại Nghệ An, OCOP đã trở thành cầu nối vững chắc giữa sản phẩm truyền thống và thị trường hiện đại, mở ra hướng đi bền vững cho các làng quê. Các sản phẩm OCOP của Nghệ An. Từ khi chương trình OCOP được triển khai...

Huyện Đông Hưng có thêm 4 sản phẩm đủ điều kiện đạt OCOP năm 2024

Sáng ngày 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Sản phẩm bánh cáy Thiên Đức được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Có 3 chủ thể đăng ký bình xét sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng năm 2024 gồm hộ kinh doanh Trần Văn Đức, xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy Thiên Đức; cơ...

Cùng chuyên mục

Sơn La đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu, vừa góp phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mường La là huyện có diện tích vùng trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. Những năm qua, để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm đặc sản, chủ lực...

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau

(PLVN) - Đến nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao. Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia xếp hạng 3 sao. Đồng thời, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về đạt chuẩn 4 sao, 5 sao. Nâng hạng thịt cua...

Những nữ giám đốc biến nông sản Nghệ An thành sản phẩm OCOP giá trị

Từ những nông sản như ngô, khoai, đậu, lạc... 2 nữ giám đốc trẻ ở Nghệ An đã xây dựng thành công các sản phẩm sữa hạt, bột ngũ cốc dinh dưỡng đạt chuẩn OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chế biến mỳ từ mầm lúa mỳ. Ảnh: Sách Nguyễn Bà mẹ trẻ và thương hiệu Mami farm Là một bà mẹ trẻ, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chị Trần Thị Thúy Hằng nhận thấy nhu...

OCOP – Cánh cửa phát triển bền vững cho nông thôn Nghệ An

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Tại Nghệ An, OCOP đã trở thành cầu nối vững chắc giữa sản phẩm truyền thống và thị trường hiện đại, mở ra hướng đi bền vững cho các làng quê. Các sản phẩm OCOP của Nghệ An. Từ khi chương trình OCOP được triển khai...

Huyện Đông Hưng có thêm 4 sản phẩm đủ điều kiện đạt OCOP năm 2024

Sáng ngày 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Sản phẩm bánh cáy Thiên Đức được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Có 3 chủ thể đăng ký bình xét sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng năm 2024 gồm hộ kinh doanh Trần Văn Đức, xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy Thiên Đức; cơ...

Mới nhất

Đức tạo ‘cuộc cách mạng hành chính thực sự’ khi ra mắt nền tảng kỹ thuật số mới về thị thực

Nền tảng kỹ thuật số sẽ tạo thuận lợi cho những người trên khắp thế giới muốn xin thị thực vào Đức để làm việc, học tập hoặc đoàn tụ với gia đình.

Tuyển Việt Nam đón tin bất ngờ từ FIFA sau chiến thắng Thái Lan

(Dân trí) - Chiến thắng trước Thái Lan giúp đội tuyển Việt Nam tăng hạng trên bảng xếp hạng FIFA, lên vị trí thứ 112 thế giới. Trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 trước Thái Lan. Kết quả này giúp đoàn quân...

Nổ tàu chở dầu trên sông Bôi, 3 người bị thương

Nhóm công nhân đang làm vệ sinh, bảo dưỡng trên tàu chở dầu ở sông Bôi (Ninh Bình) thì bất ngờ phát nổ khiến 3 người bị thương. XEM CLIP Ngày 3/1, thông tin từ UBND xã Xích Thổ, huyện Nho Quan (Ninh Bình) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nổ khiến 3 người bị thương. Theo thông tin...

Hưởng lương 700 triệu/năm nhờ liều trồng hoa lan, loài hoa quý tộc ở Bình Dương, nở cản chả kịp

Nhờ sự chăm sóc cần mẫn, sự hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng lan mokara, dendro...(loài hoa ví như hoa quý tộc) của Hội Nông dân, cùng với kinh nghiệm...

Tối nay mưa sao băng bí ẩn kéo dài từ 2024 đến 2025 đạt cực đại 200 vệt/giờ

Tối nay và rạng sáng mai (3 - 4.1), người Việt Nam có nhìn thấy 200 vệt sao băng Quadrantids mỗi giờ trên bầu trời khi trận mưa sao băng bí ẩn này đạt cực đại? Đó là Quadrantids, trận mưa sao băng đầu tiên 2025 đang được người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ khi cực điểm diễn...

Mới nhất