Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhốc liệt thi vào lớp 10 ở Hà Nội

Khốc liệt thi vào lớp 10 ở Hà Nội


Phụ huynh và thí sinh tra đáp án ngay khi kết thúc môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024 tại Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Phụ huynh và thí sinh tra đáp án ngay khi kết thúc môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024 tại Hà Nội – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Chỉ hơn 60% số học sinh dự tuyển vào lớp 10 của Hà Nội sẽ vào được trường công lập. Ở một số địa bàn căng thẳng về chỗ học, tỉ lệ này còn thấp hơn nữa.

“Cân não” đặt nguyện vọng vào lớp 10

Theo số liệu của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong số 133.000 học sinh tốt nghiệp THCS năm nay, chỉ có gần 110.000 học sinh sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh chỉ đáp ứng 61%.

Hà Nội chia 12 khu vực tuyển sinh. Mỗi thí sinh sẽ có 3 nguyện vọng, trong đó 2 nguyện vọng nằm trong khu vực tuyển sinh là nơi học sinh cư trú. Nguyện vọng 3 nằm trong khu vực tuyển sinh bất kỳ. Nhưng đây là nguyện vọng ít phụ huynh và học sinh đặt hy vọng vì thường các trường có chất lượng thấp hơn hẳn so với các trường tốp đầu thì mới có nhiều cơ hội đỗ nguyện vọng 3.

Vì thế, sự “cân não” đặt vào nguyện vọng 1 và 2, trong cùng khu vực tuyển sinh. Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới trường THPT công lập tại Hà Nội phân bố không đều. Có nơi tốc độ đô thị hóa, tình trạng di dân cao nhưng trường công lại ít. Điển hình là quận Hà Đông, ngoại trừ trường chuyên thì chỉ có 3 trường THPT công lập.

Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng – trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông, năm học này toàn quận có gần 8.000 học sinh lớp 9 hoàn thành chương trình THCS và tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Con số này tăng so với năm ngoái vài trăm em.

Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của cả 3 trường THPT công lập ở địa bàn này đều giảm. Cụ thể năm trước chỉ tiêu là 765 thì năm nay 3 trường này đều giảm xuống còn 675 chỉ tiêu. Mỗi trường giảm 90 chỉ tiêu.

Theo số liệu đăng ký dự thi mới công bố, tỉ lệ chọi tính giữa chỉ tiêu và nguyện vọng 1 vào Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông, Trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông đều gần chạm mức 1/3 (3 học sinh, chọn 1). Tỉ lệ học sinh tại Hà Đông có thể vào các trường công lập trên địa bàn quận này thấp hơn hẳn so với tỉ lệ chung của thành phố.

Nếu căn cứ vào điểm chuẩn của các trường công lập ở địa bàn này năm trước và áp lực về tỉ lệ chọi của năm nay thì học sinh phải đạt 8,25 – 8,50 điểm/môn thi mới hy vọng đỗ.

Quận Hoàng Mai (Hà Nội) cũng là địa bàn chỉ có 3 trường THPT công lập trong khi tình trạng di dân, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. Các trường ở quận này đều nằm trong tốp 2 (xếp theo điểm chuẩn hằng năm), tuy nhiên tỉ lệ chọi ở các trường này vẫn khá cao.

Cụ thể Trường THPT Hoàng Văn Thụ tỉ lệ chọi giữa chỉ tiêu và nguyện vọng 1 là 2,38, THPT Trương Định là 1,45, THPT Việt Nam – Ba Lan: 1,74.

Tuy nhiên nếu tính cả 3 nguyện vọng thì tỉ lệ chọi vọt lên khá cao do nhiều học sinh đăng ký nguyện vọng 2 và 3 để “chống trượt”. Nếu đặt mục tiêu học sinh tại địa bàn được học các trường trong khu vực thi, tỉ lệ học sinh đỗ công lập của quận này cũng thấp dưới mức trung bình của thành phố.

Cuộc đua vào “trường top”

Tuy quy định 2 nguyện vọng trong cùng một khu vực tuyển sinh, phù hợp với nơi cư trú nhưng Hà Nội vẫn linh hoạt cho phép các trường hợp muốn xin đổi khu vực tuyển sinh khi có nguyện vọng chính đáng. Vì thế ở nhiều trường hàng top (trường có uy tín, điểm chuẩn cao) thường thu hút học sinh ở nhiều quận, huyện khác nhau đăng ký.

So với một số trường tốp dưới, các trường “đỉnh” ở các khu vực tuyển sinh không có tỉ lệ chọi quá cao, thường dao động trên dưới 1/2 (2 học sinh, lấy 1). Nhưng tỉ lệ chọi ở nhóm trường này không nói lên “mức nhiệt” của cuộc đua đầu vào, vì chỉ những học sinh có học lực khá, giỏi mới dám đăng ký vào các trường này. Và với các trường này, kỳ thi là cuộc đua của những học sinh có thực lực, với mức điểm thi phải đạt 8,5 điểm trở lên/môn thì mới chắc chắn đỗ.

Vì thế, dù tỉ lệ chọi thấp, một số trường của quận Hoàn Kiếm như Trần Phú, tỉ lệ chọi chỉ có 1/1,4 và THPT Việt Đức là 1/1,5; hay Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) tỉ lệ chọi 1/1,6, nhưng cửa vào cũng rất hẹp.

Chỉ có Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy) thuộc hàng top nhưng luôn có tỉ lệ chọi cao nhất thành phố những năm gần đây, năm nay là 1/3,1. Và dĩ nhiên ở đây vẫn là cuộc đua của những học sinh có thực lực khá, giỏi. Điểm chuẩn của trường này các năm 2023 xấp xỉ mức 8,5 điểm/môn. Năm nay dự đoán cũng sẽ không thấp hơn mức này.

Trường thiếu nguồn tuyển, trường “tràn tuyến”

Hà Nội có khái niệm trường “tràn tuyến” để chỉ các trường đã tuyển xong đợt 1 không đủ chỉ tiêu và được thành phố cho phép tuyển học sinh ở nhiều khu vực khác trong thành phố.

Năm 2023 Hà Nội có hơn 10 trường điểm chuẩn chỉ ở mức 17 – 24, trung bình mỗi môn thi 3,4 – 4,8 điểm/môn. Nhưng có trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Năm nay các trường THPT Đại Cường, THPT Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa), THPT Bắc Lương Sơn (Thạch Thất). Hồng Thái (Đan Phượng), Đông Mỹ, Quốc Trinh (Thanh Trì)… có số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn chỉ tiêu.

Nhiều trường khu vực ngoại thành có tỉ lệ chọi rất thấp, còn thấp hơn các trường tư. Năm 2023, các trường THPT tư thục và công lập tự chủ như THPT Phan Huy Chú (Đống Đa), THPT Marie Curie, THPT Lương Thế Vinh… có mức điểm chuẩn cao hơn nhiều trường công lập.

“Không thiếu chỗ học”

Khi trao đổi về áp lực thiếu chỗ học lớp 10 trường công lập, ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học. Bên cạnh trên 60% số học sinh vào công lập, số còn lại học tư thục, học chương trình giáo dục thường xuyên hoặc học nghề.

Tuy nhiên trên thực tế, áp lực về chỗ học không như sự tính toán cơ học, vì còn lệ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, lựa chọn của phụ huynh, học sinh dẫn tới tình trạng có nơi không tuyển đủ chỉ tiêu, có nơi thì áp lực quá lớn vì số học sinh quá đông, trường công quá ít. Một số nơi khác thì nhu cầu chạy đua vào trường tốp đầu khốc liệt.

Nguyên nhân do đâu?

Mạng lưới trường phân bố không đồng đều và bất hợp lý so với tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng dân số cơ học, khoảng cách chất lượng giữa các trường còn quá lớn là những lý do khiến áp lực vào lớp 10 ở Hà Nội năm nào cũng nóng bỏng, còn nóng hơn cả kỳ thi đại học. Giải quyết được các bất hợp lý này thì mới mong “hạ nhiệt” thi lớp 10.



Nguồn: https://tuoitre.vn/khoc-liet-thi-vao-lop-10-o-ha-noi-20240517083418347.htm

Cùng chủ đề

Bao giờ ‘chốt’ phương án tuyển sinh?

Thời gian từ nay cho tới kỳ thi vào lớp 10 năm 2025 diễn ra không còn nhiều, nhưng tới thời điểm này học sinh lớp 9 và các nhà trường trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh. ...

Sớm ban hành quy chế tuyển sinh lớp 10

Ở thời điểm này các năm trước, một số địa phương đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 công lập. Tuy nhiên năm nay, các tỉnh, thành đều phải chờ Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) để thực hiện thống nhất chung trên toàn quốc nên cả giáo viên, học sinh, phụ huynh vẫn đang phải đợi… ...

TPHCM tiếp tục đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

TPO - Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng sẽ gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 giúp học sinh ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. TPO - Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng sẽ gây ra sốc...

Chọn ngẫu nhiên môn thứ 3 thi lớp 10 có thể khiến học sinh “sốc” tâm lý

(Dân trí) - "Lựa chọn ngẫu nhiên các môn ngoài toán, văn dẫn đến việc học sinh phải thi những môn không thuộc định hướng, từ đó gây ra "sốc" tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi cho các em". Vấn đề này được Sở GD&ĐT TPHCM nêu ra trong văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT.Theo ý kiến...

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi vào lớp 10 giúp giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM nêu tại văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT lần 2. Sở GD&ĐT...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có nghị quyết bổ nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác...

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT chậm thanh toán, công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán. Thông tư 68 của Bộ...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Cảnh báo người dân dùng hàng xách tay một sản phẩm sữa của Hàn Quốc bị thu hồi

Ngày 21-12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi thông tin thu hồi sản phẩm sữa tiệt trùng của Hàn Quốc bị nhiễm chất tẩy rửa. Cụ thể, theo Cục An toàn thực phẩm, vừa qua một số website tại Hàn...

Cảnh sát biển, phi công quân sự, tàu ngầm… vào ca khúc của Nguyễn Bá Hùng

Nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng là 'người quen' của những khán giả yêu thích các sáng tác về bộ đội, công an. Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, anh phát hành ba ca khúc mới. Khúc tráng ca...

Bài đọc nhiều

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ sinh viên phát triển dự án khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Dự án tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội diễn ra vào ngày 21 và 22/12 nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển dự án sau ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh...

Sinh viên nghiên cứu bộ khớp đa năng cho người “cánh cụt”

(NLĐO) – Câu chuyện về chàng sinh viên "cánh cụt" và hành trình mang bộ khớp đa năng đến những người khuyết tật khiến nhiều người xúc động. ...

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn và tiết kiệm hạt giống hơn", em Đỗ Hoàng Giang, học sinh lớp 10 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà...

Tiếng Anh, cầu nối quan trọng phát triển du lịch cộng đồng ở Mèo Vạc

Tiếng Anh với Phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại Mèo Vạc là một chủ đề đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ cả chính quyền và người dân địa phương. Mèo Vạc, nằm ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa phong phú. Tuy nhiên, để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững, việc sử dụng tiếng Anh...

Mới nhất

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có nghị quyết bổ nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). ...

Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ

Mục tiêu chính của chiến lược truyền thông là ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻMục tiêu chính của chiến lược...

Thông báo dự thảo kết quả kiểm tra của Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

(ĐCSVN) - Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về thông báo Dự...

Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều còn đe doạ đánh tài xế xe tải

(NLĐO) - Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều, còn có thái độ dọa nạt chửi bới, tay còn cầm một sợi dây...

Mới nhất