Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có diện tích mặt nước khoảng 6.000ha.

Sông Đà không chỉ cung ứng nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp… mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Đà Bắc nói riêng và Hòa Bình nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các hoạt động khám phá trải nghiệm.

Vào cuối tháng ba, nước sông Đà có màu xanh trong, ánh nắng chiếu vào mặt nước lấp lánh. Cảnh quan sông Đà mùa này hùng vỹ và thơ mộng hiếm có, thu hút rất đông du khách tìm đến trải nghiệm du lịch lòng hồ.

Nơi đây có nhiều thôn bản các dân tộc Tày, Mường, Dao, Thái vẫn đang được bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng kiến trúc nhà sàn gỗ, mái lá hoặc nhà gỗ trệt đất; các lễ hội văn hóa địa phương được lưu giữ, cộng đồng các dân tộc quần tụ sinh sống tạo thành vùng đất Đà Bắc giàu bản sắc.

Tất cả di sản đó đều đang được chính quyền các cấp tỉnh Hòa Bình định hướng phát triển trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu của Đà Bắc nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung.

 Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km, diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Dòng chính sông Đà vào Việt Nam ở Mù Cả, Mường Tè, sau đó tiếp tục chảy qua địa phận các huyện Nậm Nhùn, thị xã Mường Lay, Sìn Hồ, Tủa Chùa, tỉnh Lai Châu; qua Sơn La, sông chảy sâu vào Đà Bắc (Hòa Bình) rồi lại dọc theo ranh giới Đà Bắc (phía bắc) với Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong (phía nam). Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Sông Đà kéo dài 910km, đoạn chảy qua Đà Bắc là 70km. Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Nhà máy cũng là điểm du lịch hấp dẫn du khách từ nhiều năm qua. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Trong ảnh là Nhà máy thủy điện Lai Châu được khởi công năm 2011, hoàn thành tháng 12 năm 2016 cũng ở thượng nguồn Sông Đà với công suất 1200 MW. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Sông Đà không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên lớn cho ngành điện mà lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Ngoài 3 nhà máy thủy điện lớn, dọc theo dòng Sông Đà chảy qua địa phận Việt Nam còn có 49 công trình thủy điện nhỏ. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện Đà Bắc, nuôi cá lồng trên Sông Đà đạt sản lượng hàng năm đạt trên 1.000 tấn, mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Hai bên bờ sông Đà thuộc huyện Đà Bắc còn nhiều cảnh sắc hoang sơ.  Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Hồ thủy điện Hòa Bình từ nhiều năm qua thu hút số lượng lớn du khách trong ngoài nước đến du ngoạn, chèo thuyền, kayak… Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh tuyệt đẹp, những khu vực nuôi cá lồng cũng thu hút du khách đến trải nghiệm.  Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Mảnh đất, núi rừng Đà Bắc còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hấp dẫn, sắc thái văn hóa của các dân tộc Tày, Mường, Dao, Thái… tạo thành một bản hợp ca nhiều hương sắc, là cơ hội để cho du khách khám phá, trải nghiệm. Ảnh: Lưu Trọng Đạt

Vietnamnet.vn

Nguồn