Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhoảng trống tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường (Bài 2)

Khoảng trống tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường (Bài 2)

Học sinh ăn gì phụ thuộc vào nhà bếp của trường học, các bếp này tự đưa ra thực đơn, và đơn vị chế biến thực đơn đó ở nhiều nơi đều “3 không”.

Thiếu tiêu chuẩn về dinh dưỡng

Luật sư Hoàng Anh Sơn – Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh phân tích, theo quy định của Luật ATTP, hiện nay có 2 hình thức dịch vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể ở các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện là bếp ăn tập thể ký hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn với các công ty và bếp ăn tập thể do cơ sở tự nấu phục vụ cho nhân viên, bệnh nhân.

Luật hóa dinh dưỡng học đường: Khoảng trống tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường (Bài 2) - Ảnh 1.

Một bữa ăn của học sinh tại quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: TN

Điều kiện kinh doanh của bếp ăn tập thể phải đảm bảo quy định tại Điều 28 Luật ATTP 2010. Cụ thể, bếp ăn phải đảm bảo được bố trí phù hợp để không nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm chưa qua chế biến và đã qua chế biến; có đủ nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc chế biến và kinh doanh của bếp ăn tập thể; có dụng cụ để thu gom, chứa rác, chất thải đảm bảo vệ sinh; cống rãnh ở khu vực bếp ăn phải thông thoáng và không bị ứ đọng.

Nhà ăn đảm bảo thoáng mát, có đủ ánh sáng, đồng thời bếp ăn tập thể phải duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ ở nhà ăn và có biện pháp để phòng ngừa các loại côn trùng, động vật khác gây hại.

Có thiết bị dùng để bảo quản thực phẩm, có nhà vệ sinh, nơi để rửa tay, thu dọn rác, chất thải hàng ngày một cách sạch sẽ.

Người đứng đầu bếp ăn tập thể phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn cho thực phẩm cho bếp ăn.

Thực tế, các quy định này vẫn còn rất chung chung, mơ hồ, không chỉ rõ quy chuẩn cụ thể về nguồn nguyên liệu; không tính toán cụ thể, theo khoa học và có định lượng nhu cầu dinh dưỡng của học sinh theo từng lứa tuổi.

Mặc dù hiện nay Tiêu chuẩn bữa ăn học đường đã được xây dựng và nghiệm thu bởi Hội đồng khoa học của Viện Dinh dưỡng và Bộ GDĐT nhưng vẫn chỉ ở mức khuyến khích thực hiện chứ chưa phải là một quy định bắt buộc đối với các trường học, các bếp ăn tập thể.

Mặt khác, bếp ăn tập thể trong trường học, doanh nghiệp đang hoạt động không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Quy định này gây khó cho công tác quản lý, tiềm ẩn nguy hại và là nỗi lo của nhiều người.

Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Theo đó, trường hợp bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm như bếp ăn tại các trường học, doanh nghiệp không kinh doanh thực phẩm thì không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Trên thực tế, việc quản lý ATTP đối với các cơ sở này chỉ dựa trên việc cơ quan quản lý thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP; một số địa phương yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cam kết bảo đảm ATTP. Do không cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP nên cơ quan chức năng khó nắm được đơn vị nào đang tổ chức ăn bán trú cho học sinh, người lao động.

Không cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đồng nghĩa với việc không có công tác tiền kiểm của cơ quan quản lý trước khi bếp ăn tập thể đi vào hoạt động. Hiện nay, bếp ăn tại các trường học, doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm được hoạt động mà không cần Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại các tỉnh, thành phố kiểm tra các tiêu chuẩn, điều kiện.

Đại diện Chi cục ATVSTP tỉnh Bắc Giang chia sẻ, về quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải có kiểm tra trước, đủ điều kiện mới được cấp Giấy phép và được hoạt động. Tuy nhiên, đối với các bếp ăn tập thể và các đơn vị cung cấp thức ăn cho trường học như quy định hiện tại không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận ATVSTP dẫn đến tình trạng nhiều bếp ăn hoạt động được một thời gian thì cơ quan chức năng mới tiến hành thanh, kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất khi có sự việc phát sinh như ngộ độc thực phẩm…

Nhiều cơ sở chưa từng bị kiểm tra, thanh tra do cơ quan chức năng không nắm được có bếp ăn tập thể đang hoạt động. Một số cơ sở có quy mô nhỏ lẻ. Số lượng các cơ sở này thường xuyên biến động cũng gây khó khăn trong công tác rà soát, quản lý…

Luật hóa dinh dưỡng học đường: Khoảng trống tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường (Bài 2) - Ảnh 2.

Cán bộ Y tế đang thăm khám cho một học sinh của trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Nông Thượng, Tp. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: LL

Người chế biến thực phẩm trong trường học “3 không”

Một thực tế cũng đáng báo động là người phụ trách bếp ăn tập thể ở trường học ở nhiều nơi không có chứng chỉ, bằng cấp. Do các bếp ăn tập thể này cũng chưa có quy định phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, những người đứng đầu bếp ăn tập thể nhiều nơi không hề được đào tạo về dinh dưỡng. Trong khi, họ là người giữ quyền lên thực đơn cho các bữa ăn học đường.

Đầu bếp tại nhiều bếp ăn tập thể thuộc diện “3 không”. Không bằng cấp chứng chỉ, không qua đào tạo và không có kiến thức gì về dinh dưỡng.

Bà Nguyễn T. T., đầu bếp tại một trường Tiểu học thuộc tỉnh Bắc Giang chia sẻ, bình thường bà chỉ làm ruộng nhưng thời gian rảnh, có người giới thiệu nên bà tham gia nấu ăn cho một trường học: “Công việc của tôi và 7 người khác được giao là mỗi người nấu 100 suất ăn trưa cho học sinh theo thực đơn do bếp trưởng chỉ đạo. Sáng phải có mặt từ 5h, chế biến nguyên liệu, sau đó chuẩn bị suất ăn, đưa lên lớp học cho học sinh”.

Sau khi học sinh ăn xong, các “đầu bếp thời vụ” dọn dẹp và kết thúc công việc vào khoảng 15h.

Cũng theo bà T., các đầu bếp tại bếp ăn tập thể của trường hầu hết đều được người quen giới thiệu vào làm. Ngoài thời gian nấu ăn, mỗi người có nghề khác nhau, có người đang làm xe ôm, có người đã về hưu, còn nhiều người thì việc chính vẫn là làm ruộng.

“Việc vào nấu ăn cho bếp ăn tập thể của trường cũng chẳng có hợp đồng hay được đóng bảo hiểm, chỉ làm theo thực đơn của bếp trưởng và theo kinh nghiệm nấu ăn ở nhà, tự học nhau chứ cũng chưa qua một lớp đào tạo gì về nấu ăn”, bà T. cho biết.

Trong khi, ở các nước khác, người chế biến thức ăn tập thể, đặc biệt là người phụ trách thực đơn ít nhất phải là người phải có chứng chỉ về dinh dưỡng hoặc cử nhân về dinh dưỡng. Họ phải qua trường đào tạo mới biết suất ăn cho từng lứa tuổi sẽ cần bao nhiêu dinh dưỡng cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ.

Đáng buồn hơn nữa, có nơi dù đã có tiền của Nhà nước hỗ trợ bữa ăn cho học sinh theo diện chế độ chính sách nhưng người thực hiện lại cố tình “bớt xén”.

Tháng 12/2023, dư luận xôn xao trước những hình ảnh về bữa ăn bán trú chỉ có hai gói mì tôm chan cơm cho 11 học sinh tại trường Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Sau khi nghe ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng giải trình, UBND huyện Bắc Hà xác định hình ảnh trong phóng sự truyền hình về bữa ăn bán trú này là có thật. Bữa ăn có dấu hiệu bất thường, bị cắt xén. Ăn sáng, hơn chục học sinh chỉ có hai gói mì tôm pha loãng, trong khi bảng thực đơn ghi mỗi học sinh được một gói mì tôm và một quả trứng. Bữa trưa và tối của học sinh cũng không có các món như ghi trên thực đơn công khai.

Bà Nguyễn Thị L., đại diện một công ty cung cấp suất ăn cho một số trường học trên địa bàn Hà Nội bày tỏ: “Việc cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp suất ăn vào các trường hợp hiện cũng rất khắc nghiệt. Nhiều khi đơn vị trúng thầu có năng lực yếu hơn nhưng lại trúng vì lý do “có quan hệ”. Theo bà L., các đơn vị cung cấp thức ăn chuyên nghiệp đều có đầu bếp đảm bảo, thực đơn được đưa ra theo tuần và các buổi trong tuần đều đổi mới khác nhau… Tuy nhiên, khi cung cấp, thực tế thì vì lợi nhuận và có thể do nguyên liệu từ nhà cung cấp thiếu hụt, họ cũng tự lấy ở đơn vị khác hoặc thậm chí mua ở chợ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.





Nguồn: https://danviet.vn/luat-hoa-dinh-duong-hoc-duong-khoang-trong-tieu-chuan-dinh-duong-hoc-duong-bai-2-20241225115540306.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới: Vươn tầm bằng nội lực

Hai bài viết về chủ đề “Kỷ nguyên mới,” là tập hợp dư luận, bình luận quốc tế về những thành tựu của Việt Nam trong năm 2024, cũng như những cơ hội và thách thức trên con đường bước vào kỷ nguyên mới. Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là thông điệp được...

Thủ tướng: “Bỏ tư duy không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”

(Dân trí) - Trong xây dựng pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản". Thay vào đó, ai quản lý tốt nhất thì giao nhiệm vụ. Trong xây dựng pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản". Thay vào đó, ai quản lý tốt nhất thì giao nhiệm...

AI tham gia định hình thị trường dạy và học ngoại ngữ

Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt lớn của thị trường dạy và học tiếng Anh khi chứng kiến loạt thay đổi quan trọng từ chính sách, phương pháp giảng dạy đến sự bùng nổ về công nghệ. ...

Giá bạc hôm nay 30/12/2024: Bạc ổn định

Giá bạc hôm nay (30/12), giá bạc ổn định, không có biến động vào kết phiên sau khi 'lao dốc' vào phiên trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.106.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.140.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc đứng yên,...

Ukraine dựa vào năng lực sản xuất UAV nội địa

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 28.12 tiết lộ có hơn 96% số lượng máy bay không người lái (UAV) được quân đội nước này sử dụng trong năm 2024 đến từ các sản phẩm UAV nội địa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quanh sân Việt Trì như nổ tung với màn ăn mừng chiến thắng, đốt pháo của cổ động viên Việt Nam

Sau trận bán kết giữa đội tuyển Việt Nam - Singapore kết thúc, hàng nghìn người dân đổ xô xuống đường quanh sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) ăn mừng chiến thắng, hàng nghìn lá cờ Tổ Quốc tung bay phấp phới khắc tuyến đường. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính ôm Nguyễn Xuân Son và các cầu thủ Việt Nam sau chiến thắng trước Singapore

Sau trận đấu tối ngày 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình đã xuống sân động viên các cầu thủ. Thủ tướng đã dành cái ôm tình cảm cho Nguyễn Xuân Son và nhiều cầu thủ khác. ...

Bài phát biểu đầy tự hào của nam sinh giành Huy chương Vàng Olympic Quốc tế, hiện là sinh viên trường Y danh tiếng

"Những thành tựu này không chỉ là niềm tự hào vô giá mà còn là bước ngoặt lớn lao, mở ra cho em một thế giới quan mới mẻ, sâu sắc hơn", Nguyễn Tiến Lộc xúc động chia sẻ. ...

Sợ bị thổi cồn, người hâm mộ ĐT Việt Nam ở nhà thay vì ra quán bia

Theo ghi nhận của Dân Việt trước và trong hiệp một giờ bóng lăn trận lượt về bán kết ASEAN Cup 2024 giữa ĐT Việt Nam và ĐT Singapore, các quán bia tại Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu. ...

Sắc đỏ tràn ngập sân Việt Trì trước trận Việt Nam

Tối nay (29/12), trận bán kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore sẽ diễn ra, trước đó hàng vạn cổ động viên đã đổ về sân Việt Trì (Phú Thọ), nhuộm đỏ một góc sân vận động. ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Giáo sư bị thu hồi chức danh, giảng viên phải thôi việc vì mua bán bài khoa học

INDONESIA - Chi tiền để được đăng bài tạp chí hay mua bài nghiên cứu khoa học đều là những hành vi gian lận học thuật khiến 11 giáo sư ở Indonesia và một số giảng viên Thái Lan phải trả giá đắt. Vừa được bổ nhiệm chức danh giáo sư, 11 giảng viên khoa Luật của Đại học Lambung Mangkurat (ULM) bị tố gian lận học thuật. Sau khi nhận được đơn tố cáo nhiều giảng viên ULM xuất...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

2024: Năm học của các giải nhất với sinh viên ĐH Duy Tân

Năm 2024 đánh dấu cột mốc của sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân với chuỗi dài các giải nhất ở khắp các “đấu trường” học thuật trong nước và quốc tế ở đa dạng các ngành học khác nhau. ...

Những hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Năm 2024 là năm đầu tiên xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú theo Nghị định mới; tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - kỳ đại hội thể...

Cùng chuyên mục

AI tham gia định hình thị trường dạy và học ngoại ngữ

Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt lớn của thị trường dạy và học tiếng Anh khi chứng kiến loạt thay đổi quan trọng từ chính sách, phương pháp giảng dạy đến sự bùng nổ về công nghệ. ...

Thầy giáo có 3 bài trên tạp chí quốc tế trong 1 năm, được vinh danh Nhà giáo tiêu biểu

Là một giáo viên phổ thông, thầy Lê Trọng Đức (Trường THPT Hậu Nghĩa, tỉnh Long An) gây ấn tượng khi có 6 bài báo khoa học, trong đó 4 công trình trên các tạp chí quốc tế uy tín. Công bố 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín chỉ trong năm 2024 Thầy giáo sinh năm 1992 gây ấn tượng khi ngoài giảng dạy trên lớp còn tích cực nghiên cứu khoa học và hướng...

Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh giỏi thành nhân tài thực sự

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT Huỳnh Văn Chương cho biết năm 2024, Việt Nam đã có 7 đoàn dự thi Olympic quốc tế và khu vực ...

Bài phát biểu đầy tự hào của nam sinh giành Huy chương Vàng Olympic Quốc tế, hiện là sinh viên trường Y danh tiếng

"Những thành tựu này không chỉ là niềm tự hào vô giá mà còn là bước ngoặt lớn lao, mở ra cho em một thế giới quan mới mẻ, sâu sắc hơn", Nguyễn Tiến Lộc xúc động chia sẻ. ...

Việt Nam tổ chức chọn đội tuyển quốc gia thi Olympic tiếp cận dần với hình thức quốc tế

TPO - Sáng 29/12, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ gặp mặt và tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024. Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương cho biết, việc tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế là một trong những điểm mới đưa về kết quả...

Mới nhất

Thầy giáo có 3 bài trên tạp chí quốc tế trong 1 năm, được vinh danh Nhà giáo tiêu biểu

Là một giáo viên phổ thông, thầy Lê Trọng Đức (Trường THPT Hậu Nghĩa, tỉnh Long An) gây ấn tượng khi có 6 bài báo khoa học, trong đó 4 công trình trên các tạp chí quốc tế uy tín. Công bố 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín chỉ trong năm 2024 Thầy giáo sinh...

Nhạc kèn thiếu nhi khuấy động phố đi bộ TP.HCM

Trong liên hoan nhạc kèn và múa rối năm 2024, tiết mục của Đội nghi lễ Nhà thiếu nhi TP.HCM khiến nhiều người dân thích thú khi trình diễn liên khúc nhạc kèn lấy chủ đề là TP.HCM ...

Tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ

Dự kiến bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và...

Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh giỏi thành nhân tài thực sự

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT Huỳnh Văn Chương cho biết năm 2024, Việt Nam đã có 7 đoàn dự thi Olympic quốc...

Sức mạnh mới, sứ mệnh lớn hơn

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bộ TT-TT và Bộ KH-CN sẽ sáp nhập, tinh gọn thành Bộ Khoa học - Công nghệ và Truyền thông,...

Mới nhất