Trang chủChính trịChủ quyềnKhoáng sản làm vật liệu xây dựng cần được sử dụng hiệu...

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần được sử dụng hiệu quả


PV: Xin ông cho biết tình hình hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXDTT trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

Ông Hồ Đức Hợp: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 84 Giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT. Trong đó, tỉnh cấp 51 Giấy phép, Bộ TN&MT cấp 33 Giấy phép (đều là đá vôi trắng). Hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXDTT tập trung chủ yếu ở các huyện: Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, với các loại khoáng sản gồm: Đá làm VLXDTT; cát, sỏi; đất làm gạch; đá vôi trắng; sét sản xuất xi măng; felspat; thạch anh.

a1.jpg
ông Hồ Đức Hợp – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái

Cơ bản các mỏ đã đi vào hoạt động ổn định, tạo việc làm cho trên 2.000 lao động, đóng góp ngân sách Nhà nước (NSNN) trên 300 tỷ đồng năm 2022, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong đó, đá vôi trắng mang lại hiệu quả kinh tế lớn, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài nghĩa vụ nộp NSNN, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm VLXDTT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp, ủng hộ cho địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng và ủng hộ các hoạt động xã hội…

PV: Sở TN&MT đã triển khai hệ thống văn bản như thế nào để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này của tỉnh được thực hiện đúng quy định pháp luật?

Ông Hồ Đức Hợp: Thời gian qua, Yên Bái đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, như: Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái; phương án bảo vệ khoáng sản, bảo vệ cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái; 6 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh lân cận, gồm: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn LaLai Châu,… góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

PV: Để đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho các dự án xây dựng, giao thông, đặc biệt là dự án sử dụng NSNN, Sở đã triển khai các giải pháp nào, thưa ông?

Ông Hồ Đức Hợp: Việc cấp phép và hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXDTT phải bảo đảm nhu cầu trước mắt để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cũng như bảo đảm cho nguồn dự trữ lâu dài. Vì vậy, phải được quản lý tập trung, thống nhất, khai thác, sử dụng bền vững, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả theo định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng các giai đoạn của Bộ Chính trị.

a2-1-.jpg
Công tác quản lý, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm.

Để đáp ứng được yêu cầu nêu trên, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh lập, phê duyệt các quy hoạch về khoáng sản thuộc thẩm quyền bảo đảm đồng bộ, liên thông, thống nhất với các quy hoạch khác và có tầm nhìn dài hạn.

Theo phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang được lập, việc đánh giá cấp phép, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu quy hoạch của giai đoạn trước đã đề ra. Dự kiến số lượng đưa vào quy hoạch giai đoạn mới đối với khoáng sản làm VLXDTT sẽ tăng lên 24 khu vực, chủ yếu tăng đối với các khu vực đá làm VLXDTT để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho các dự án xây dựng, giao thông, góp phần sớm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra, trong quy hoạch khoáng sản giai đoạn mới của tỉnh, Sở đã đề xuất đưa vào nội dung “ưu tiên khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khu vực mỏ để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình sử dụng NSNN”.

PV: Hiện Luật Địa chất và khoáng sản đang được xây dựng, lấy ý kiến. Từ những vướng mắc trong quản lý khoáng sản làm VLXDTT tại địa phương, Sở có đề xuất, góp ý gì vào Luật?

Ông Hồ Đức Hợp: Mới đây, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh tham gia ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn bản, về một số nội dung liên quan đến công tác quản lý khoáng sản làm VLXDTT.
Đối với công tác quản lý các doanh nghiệp khai thác cát, sỏi còn gặp khó khăn về diện tích, cắm mốc giới do loại hình khai thác trên sông nước rất khó xác định, việc kiểm soát hoạt động khai thác cát, sỏi theo đúng thiết kế rất khó khăn. Vì vậy, đề nghị sửa đổi, bổ sung có quy định riêng, đặc thù đối với việc thăm dò, quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông (về ranh giới, trữ lượng, công suất…).

Đối với hoạt động khai thác, sử dụng đất san lấp, đây là loại hình khoáng sản đặc thù, dễ khai thác. Hiện nay, nhu cầu đất san lấp cho các dự án nói chung rất lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục để phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với khai thác khoáng sản đi kèm tại các dự án chế biến khoáng sản, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định thêm việc cho phép khai thác khoáng sản đi kèm tại các dự án chế biến khoáng sản. Vì thực tế nhiều dự án chế biến khoáng sản như tuyển quặng sắt, đồng có lượng đất đá, bùn thải sau tuyển rất lớn có thể tận dụng làm vật liệu san lấp, làm gạch… nhằm thu hồi tối đa khoáng sản, hạn chế lượng đất đá, bùn thải, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thông qua các khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

PV: Trân trọng cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 1319/QĐ-TTg ngày 1/11/2024 về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp không thu tiền 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của cơn bão...

Vẻ đẹp của Chế Tạo

Chặng đường dài gần 100 km, trong đó hơn 80 km là đèo dốc liên tục. Khi xe leo đến độ cao 1.750 m và sương mù bắt đầu dày đặc, bạn đã gần đến thị trấn Mù Cang Chải. Ở chặng giữa đèo, có một vùng đất phẳng để du khách có thể dừng chân và thưởng thức cơm lam nếp Tú Lệ, một đặc sản nổi tiếng của vùng. Hướng đi thứ hai là theo đường...

Bộ đội cụ Hồ trong lòng người dân Yên Bái

(NADS) - Sáng 22/9 đánh dấu thời khắc ý nghĩa khi lực lượng quân đội. Toàn lực lượng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia hỗ trợ Nhân dân Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các đồng chí lên đường trở về đơn vị trong sự chia tay đầy cảm xúc của Nhân dân Thành phố Yên Bái. ...

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái gửi thư cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp cùng Yên Bái vượt trận lụt lịch sử

Tại buổi gặp mặt, thay mặt Lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Ngô Hạnh Phúc đã trân trọng gửi lời cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và lãnh đạo các Sư đoàn, Lữ đoàn,...

Nhóm thiện nguyện Cam Lộ

Trong những ngày giữa tháng 9, khi dư âm của cơn bão số 3 vẫn còn nặng nề, nhiều khu vực tại miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Yên Bái, đã chịu những thiệt hại to lớn về người và tài sản. Giữa cảnh đời đang cần sự giúp đỡ khẩn cấp, nhóm thiện nguyện đến từ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp cùng Hội HOPE FOR TOMORROW và các nhà hảo tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan. Đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. ...

Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Bộ sẽ nắm tình hình, đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mạng xã hội. ...

Báo chí muốn giữ vững ‘trận địa’, phải quay về những giá trị cốt lõi

(TN&MT) - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị...

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile từ ngày 10-12. Sáng 11/11, tại Phủ Tổng thống, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp riêng và cùng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023

Theo ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023 là sự kiện mang tầm cỡ quốc tế và khu vực để các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc...

Cột mốc chủ quyền – biểu tượng thiêng liêng trên Quần đảo Trường Sa

Cột mốc chủ quyền là nơi trang trọng nhất trên Quần đảo Trường Sa. Đây là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng như: Chào cờ, duyệt binh,… Cột mốc không chỉ là công trình đánh dấu chủ quyền mà còn được coi như một biểu tượng, thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trên cột mốc...

Cùng chuyên mục

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Mới nhất

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. ...

TP.HCM tiếp tục phạt nguội xe quá tải đến hết năm 2024

TP.HCM sẽ tiếp tục thí điểm xử phạt nguội thông qua các trạm cân đến ngày 31/12/2024. ...

Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức...

Mới nhất