Trang chủDestinationsQuảng NamKhoan hòa một tiếng chuông | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Khoan hòa một tiếng chuông | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(VHQN) – Nếu thiện nam tín nữ gửi gắm nỗi xao động vào trong tiếng chuông tỉnh thức của chùa làng, thì ngược lại, mái chùa làng ẩn dưới tàng cây xanh cũng đang nương náu niềm tin yêu của dân làng…

Một ngôi chùa ở doi đất hợp lưu đầu nguồn sông Vu Gia. Ảnh: MỤC ĐỒNG
Một ngôi chùa ở doi đất hợp lưu đầu nguồn sông Vu Gia. Ảnh: MỤC ĐỒNG

“Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Câu thành ngữ quen thuộc xác tín mối quan hệ rất gắn bó giữa chùa với làng và Bụt cũng như Trời đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, lâu đời trong tâm thức dân quê.

Bên trong cửa tam quan, nhìn ra…

Không phải làng nào cũng có chùa. Trong công trình “Văn hóa làng ở Việt Nam”, GS. Vũ Ngọc Khánh nhận định rằng, tuy không có chùa, dân làng nào cũng tin Phật và họ thường đi trẩy hội chùa ở nơi xa hoặc đến lễ ở những chùa gần nhất… Vậy nên, từ bên trong chánh điện, có lẽ giới tu sĩ đã sớm nhìn thấy ánh mắt và bước chân của dân làng hướng về phía chùa làng.

Những lúc như thế, luôn có một sự chờ đợi: Chờ những bước chân quen thuộc tìm tới, thoáng dừng lại, rồi bước qua cửa tam quan vào bên trong khuôn viên. Có thể khách phương xa thấy lạ, còn dân làng quá quen với kiểu thức tam quan của chùa làng.

Ngoại vi chùa làng luôn có đoạn thành xây, có cửa tam quan, bên trên cửa tam quan có cơi lầu, bên trong lầu có tượng Hộ pháp. Vào sâu bên trong lại thấy vườn chùa có trồng cau và chuối hai bên…

Tiền cảnh chùa Cổ Lâm, nơi chí sĩ Trần Cao Vân từng ẩn tu. Ảnh: H.X.H
Tiền cảnh chùa Cổ Lâm, nơi chí sĩ Trần Cao Vân từng ẩn tu. Ảnh: H.X.H

Theo khảo sát của GS. Vũ Ngọc Khánh, chùa làng cũng thờ Phật nhưng không chỉ có Phật. Có chùa thờ cả Trời, như chùa Kinh Thiên ở Quảng Bình. Có chùa thờ vị thần có công lớn với Lạc Long Quân, như chùa Hoa Long (Phú Thọ). Chùa Vân Tiên ở Yên Tử (Quảng Ninh) thuộc Thiền phái Trúc Lâm thậm chí thờ cả đạo sĩ An Kỳ Sinh. Nhiều ngôi chùa thờ “tiền Phật hậu thần” và ngược lại…

GS. Vũ Ngọc Khánh cho rằng, dân làng thường không quan tâm đến những điều mà nhà nghiên cứu vừa “phân biệt”, phật tử ở làng ít người biết thế nào là Thiền tông, Tịnh độ tông…; ngay cả quan niệm nhân duyên, bát chính cũng mơ hồ. Ông cho rằng, Phật giáo ở làng thực sự đã dân gian hóa ở cả bề mặt và bề sâu.

Không gian tĩnh lặng của những ngôi chùa, nhất là ở những ngôi chùa làng heo hút, thường là điểm đến của nhiều chúng sinh. Trong những khúc quanh lịch sử, vẫn thấy có những con người từng trải thời bạo liệt tìm đến chùa làng ẩn náu, tĩnh trí suy niệm.

Bình luận về sức sống riêng của Phật giáo sau bao thăng trầm, GS. Vũ Ngọc Khánh đã viện dẫn chính chùa làng để minh chứng: “Những phong trào chiến đấu chống ngoại xâm qua các thế kỷ, thường có cơ sở ở các chùa làng. Chùa làng cũng là nơi cất giấu tài liệu, che chở cán bộ hoặc là nơi cách mạng phát động, ra quân” (Văn hóa làng ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin – 2011, trang 67).

Viết đến đây, chúng ta nhớ đến nhà yêu nước trứ danh xứ Quảng, vị lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Duy Tân, người từng lấy pháp danh Như Ý: cụ Trần Cao Vân. Gần 20 năm trước, chúng tôi có dịp viếng chùa Cổ Lâm (Đại Lộc), nơi cụ Trần Cao Vân từng tu tập.

Tấm bia đá dựng trước chùa giới thiệu về di tích lịch sử cấp tỉnh ghi: “…Ngoài không gian tĩnh mịch, êm đềm, chùa Cổ Lâm còn là nơi có phong cảnh đẹp, phù hợp làm nơi ẩn dật của khách ưu thời, mẫn thế. Từ năm 1888 đến năm 1891, chí sĩ yêu nước Trần Cao Vân mượn hình thức một nhà sư để che mắt kẻ thù đã đến đây hoạt động. Ông chuyên tâm khảo cứu “Trung thiên dịch” và quy tụ nhiều nhà yêu nước trong và ngoài tỉnh để mưu cầu việc giải phóng dân tộc”…

Thời điểm ẩn tu cũng như tương truyền về chuyện chí sĩ Trần Cao Vân chuyên tâm khảo cứu “Trung thiên dịch” tại chùa Cổ Lâm, hiện còn có những ghi nhận khác, nhưng sự hiện diện của chùa Cổ Lâm là điểm dừng thú vị trong cuộc đời vị chí sĩ lẫm liệt.

Một chữ “hòa”

Thực ra, chùa làng từ lâu trở thành “của chung” của làng. Người ở chùa làng cũng thường là nửa tăng nửa tục. Gọi là “chùa” thờ Phật, nhưng thực tế ở chùa làng, người dân thờ thêm các vị thần khác.

Điểm đặc biệt “làm nên phong cách chùa làng” này, được tỳ kheo Thích Hải Ấn và phật tử Hà Xuân Liêm đề cập trong công trình “Lịch sử Phật giáo xứ Huế”. Chưa hết, theo các tác giả, duyên khởi để lập nên các chùa làng thường là các bậc danh thần, lương tướng hoặc văn nho trong làng khởi xướng. Để rồi sau đó, dân làng đồng lòng chung góp tịnh tài, nhân lực, vật lực để xây dựng. Chùa tồn tại, được sự đóng góp hằng sản hằng tâm của các tín đồ…

Cũng chính do những người “nửa tăng nửa tục” lo phần việc chăm sóc cây cối trong vườn chùa để hương khói ngày rằm, mùng một và thỉnh chuông chiều, chuông sớm. Vậy nên, không chỉ nếp sống ở làng đã “quyện” vào sinh hoạt của chùa làng, mà ngay những người lo Phật sự ấy cũng đã là một với cộng đồng, không ai muốn tách biệt.

Trên dặm dài Nam tiến của lịch sử, đôi quang gánh của di dân còn trĩu nặng tâm linh. Các tác giả công trình “Lịch sử Phật giáo xứ Huế” có cơ sở để cho rằng, thoạt đầu di dân có nguồn gốc Kinh Bắc khi Nam tiến vào 2 châu Ô, Rí đã “mang theo” tín ngưỡng Phật giáo của mình đến cõi đất mới để làm ăn, khai phá đất đai, tụ họp thành làng xã. Họ biến quan niệm “đất vua, chùa làng” thành thực tế.

“Cho nên khi đã có “cây đa giếng nước đầu làng” thì trong làng phải có đình làng, chùa làng. Đình làng thờ Thần, chùa làng thờ Phật. Hai yếu tố văn hóa tâm linh không thể tách rời trong dân tộc Việt” (Lịch sử Phật giáo xứ Huế, NXB Văn hóa Sài Gòn – 2006, trang 687).

Mảnh đất ấy làm nảy nở niềm tin, còn niềm tin làm nảy nở lối ứng xử thường ngày. Gần gũi làm sao những cách tiếp thu của dân gian, khi xung quanh tượng Phật còn có ông Vô Lo, ông Nhịn Ăn, ông Nhịn Mặc, ông Phật Cười, ông Phật Say… Hẳn vì thế, tiếng chuông chùa làng khoan hòa vẫn luôn được người làng đón đợi.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tới tại Hà Nội.   80% các ca đột quỵ, biến cố tim mạch xảy ra ở nhóm có nguy cơ...

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn điện; cùng với chính sách không tiếp tục phát triển các...

Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn

Skynet-1A, vệ tinh Anh phóng năm 1969 và đã dừng hoạt động, gây bối rối vì không ở đúng vị trí mà trọng lực Trái Đất kéo xuống. ...

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(ĐCSVN) - Đội ngũ nhà giáo của quận hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, với gần 3.400 giáo viên tâm huyết với nghề, có năng lực và đạo đức tốt. Toàn quận tự hào có 11 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là những tấm gương sáng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, góp phần tạo dựng môi trường giáo dục chất lượng, đáp ứng kỳ vọng...

Trợ lực “tiếp sức” cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong để hiểu hơn vấn đề này. Thưa ông, Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chiều nay 16/5, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Phú Ninh phối hợp Huyện đoàn tổ chức gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh nhân kỷ niệm 46 năm ngày khởi công xây dựng công trình (1977 - 2023). ...

WWDC 2023: Hệ điều hành iPhone, iPad, Apple Watch và Mac được làm mới | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Tại WWDC 2023, Apple đã giới thiệu hệ điều hành iOS 17, iPadOS 17, macOS Sonama và watchOS 10 cho người dùng iPhone, iPad, Mac và Apple Watch. ...

Khởi sắc xã nông thôn mới Đại Thạnh | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Phát động xây dựng nông thôn mới vào năm 2012 chỉ với 2 tiêu chí, đến nay, xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc) đã “chuyển mình”, bức tranh nông thôn nơi đây đang thay đổi với nhiều gam màu sáng. ...

Khám sàng lọc bệnh lý mắt cho học sinh tiểu học | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Căn cứ kế hoạch thực hiện chương trình y tế học đường giữa Sở Y tế và Sở GD-ĐT, từ ngày 18 - 26/5, Sở Y tế thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát, đánh giá các yếu tố vệ sinh trường học và bệnh lý liên...

Nong, bủa ngậm ngùi… | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) -  Những chiếc nan tre vừa đủ để xếp khối thành nông cụ. Là sịa, nong, nia, sàng, mủng rổ... Là công cụ sản xuất nhưng cũng chính đời sống tâm hồn. Một mảnh hồn quê giản dị và không kém phần thâm sâu... ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Quốc lộ 51 còn nhiều vướng mắc, chưa thể xác lập sở hữu toàn dân

Đó là phản hồi của Bộ Tài chính với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của dự án BOT quốc lộ 51. ...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải...

Đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền thăm và làm việc với Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào

Chiều ngày 13/11/2024, đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có buổi thăm và làm việc với lãnh đạo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào. Tiếp đoàn có ông Phô-sỷ Kẹo-mạ-ni-thong, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan.   Toàn...

Nhiều chuyên gia giáo dục uy tín thế giới quy tụ tại hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục”

Xu hướng giáo dục hiện đại: Lấy hạnh phúc làm trọng tâm Hạnh phúc trong giáo dục không đơn thuần là sự hài lòng nhất thời hay niềm vui nhỏ lẻ trong quá trình học tập. Đây là trạng...

Mới nhất