Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhoác lên tranh dân gian một "diện mạo mới"

Khoác lên tranh dân gian một “diện mạo mới”


Sáng tạo trên chất liệu truyền thống

Theo Chủ tịch Latoa Indochine Phạm Ngọc Long chia sẻ: Lật giở từng trang lịch sử văn hóa ta sẽ bắt gặp những dấu ấn vàng son của hội họa dân gian Việt Nam, các dòng tranh dân gian được người dân yêu thích mua về trang trí mỗi dịp lễ tết. Thế nhưng, hiện nay, nhu cầu trang trí không gian sống bây giờ khác trước nhiều, không mấy người còn sử dụng tranh dân gian để treo trong nhà. Vì vậy, muốn tranh dân gian được bảo tồn, được sống trong môi trường hiện đại thì phải làm sao cho tranh đẹp hơn, quý hơn, có tính ứng dụng cao hơn…

Khoác lên tranh dân gian một "diện mạo mới"  - Ảnh 1.

Những bức tranh dân gian được chuyển thể lên chất liệu sơn mài khắc

“Qua đó, chúng tôi nghĩ mình cần phải tìm hướng lan tỏa và phát triển các giá trị ấy phù hợp hơn với đương đại. Đến năm 2022, chúng tôi đã quyết định hình thành nhóm Latoa Indochine, Latoa ở đây viết tắt nghĩa là “lan tỏa”. Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nhiều giải pháp, chúng tôi đã quyết định chuyển thể tranh dân gian lên chất liệu sơn mài khắc, tức kết hợp sáng tạo hai phương pháp làm tranh lâu đời là sơn mài và sơn khắc, nhằm giúp tranh dân gian trở nên hiện đại, sang trọng, thích ứng cao với các kiểu không gian kiến trúc khác nhau” – ông Phạm Ngọc Long nói.

Từ đó, mỗi tác phẩm tranh được các nghệ sĩ phác thảo, dùng công nghệ khắc lõm từng chi tiết để tạo các nét đen như tranh truyền thống. Tiếp đó dùng sơn then, cánh gián để mài lên màu, rồi thếp vàng, thếp bạc, mỗi màu là một lớp, sau mỗi lớp là một lần mài. Tuy đây là một cách làm mới nhưng mỗi tác phẩm ra đời đều không làm mất đi giá trị và vẻ đẹp truyền thống của dân tộc mà còn làm cho tranh dân gian thêm phong phú, lộng lẫy hơn.

Khoác lên tranh dân gian một "diện mạo mới"  - Ảnh 2.

Tranh Đồng Dao

Sau hơn 2 năm theo đuổi và phát triển, các nghệ sĩ Latoa Indochine đã cho ra đời hàng trăm các tác phẩm dựa trên các mẫu tranh dân gian. Phần lớn được sáng tác dựa trên những đề tài quen thuộc của các dòng tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ và Kim Hoàng như các bức tranh: “Thần Kê”, “Đám cưới chuột”, “Cá chép ngắm trăng”, “Ngũ hổ”…

Ngoài các bức tranh lấy cảm hứng từ tranh dân gian, còn có một số bức tranh khác như: “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” và “Hương Vân Đại Đầu Đà” lấy cảm hứng từ Phật giáo và bức tranh chân dung danh nhân Nguyễn Trãi… cũng cho thấy sự dày công và tâm huyết của các nghệ sĩ.

Bên cạnh đó, với mong muốn đưa tranh dân gian Việt Nam đến gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế, các nghệ sĩ đã tham gia rất nhiều sự kiện trong nước và quốc tế như: Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2022, Festival Huế 2022, tham gia Ngày Việt Nam tại Nhật Bản, Ngày Việt Nam tại Pháp 2023 cùng nhiều triển lãm tại Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Khoác lên tranh dân gian một "diện mạo mới"  - Ảnh 3.

Các em nhỏ tham gia trải nghiệm vẽ màu tranh dân gian tại workshop Họa màu – Dân gian

Đặc biệt, trong năm 2024, nhóm họa sĩ đã và đang thực hiện dự án Họa màu – Dân gian, ở đó, công chúng sẽ được trải nghiệm họa màu các dòng tranh dân gian nổi tiếng trên chất liệu giấy siêu bền có thể giặt, là, chống nấm mốc, chống xé rách và tự huỷ, thân thiện với môi trường. Điều này giúp mỗi người, đặc biệt thế hệ trẻ có thể tiếp cận gần hơn với dòng tranh dân gian Việt Nam, qua đó, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn hình ảnh và giá trị nghệ thuật dân gian của dân tộc. Đồng thời, cũng góp phần vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ quá trình sản xuất và sử dụng.

“Điều rất mừng là không riêng gì tại Việt Nam mà tất cả những nơi chúng tôi đưa tranh dân gian Việt Nam tới, đều được công chúng yêu thích và đón nhận, đặc biệt là giới trẻ – đó là điều làm cho chúng tôi rất vui mừng và càng tự hào hơn về công việc mình đang làm’ – ông Phạm Ngọc Long bày tỏ.

Ứng dụng vào thiết kế hiện đại

Cũng làm sống dậy dòng tranh dân gian của Việt Nam nhưng nhà thiết kế Trịnh Thu Trang (Đại học Kiến trúc) lại theo đuổi việc làm mới dòng tranh dân gian Hàng Trống thông qua mỹ thuật ứng dụng.

Khoác lên tranh dân gian một "diện mạo mới"  - Ảnh 4.

Các sản phẩm ứng dụng với họa tiết từ tranh Hàng Trống

Theo nhà thiết kế Trịnh Thu Trang chia sẻ: “Trong quá trình nghiên cứu về các dòng tranh dân gian, tôi càng bị choáng ngợp bởi sự sáng tạo của ông cha ta ngày xưa. Đặc biệt, dòng tranh Hàng Trống mang trong mình nhiều ý nghĩa và giá trị về tinh thần cũng như thẩm mỹ của người dân Việt Nam và đến nay những giá trị ấy vẫn còn nguyên vẹn trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, với sự thay đổi rất nhanh của cuộc sống, công nghệ, nhiều giá trị truyền thống, trong đó có tranh Hàng Trống đang bị thay thế và rơi vào quên lãng hoặc chỉ còn được trưng bày như hiện vật của một thời đã qua. Sẽ rất đáng tiếc nếu những giá trị ấy bị bỏ quên.

Qua đó, tôi nhận thấy, việc biến đổi, sáng tạo nguyên liệu dân gian để tạo nên sản phẩm mới mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực cho cuộc sống hiện đại là vô cùng cần thiết. Từ đó, tôi cùng với các cộng sự của mình đã thành lập nhóm S River với mục đích bảo tồn, quảng bá, khai thác và phát triển các dòng tranh dân gian Việt Nam và tranh Hàng Trống là dòng tranh đầu tiên chúng tôi thực hiện”.

Khoác lên tranh dân gian một "diện mạo mới"  - Ảnh 5.

Sản phẩm lụa có hoa văn từ tranh Hàng Trống

Tuy nhiên, cách làm của nhà thiết kế Trịnh Thu Trang không cố gắng bê nguyên tranh dân gian đặt vào thực tại, không cố níu kéo những điều thuộc về lịch sử mà chắt lọc những họa tiết, chi tiết riêng biệt của dân gian trong tranh Hàng Trống có tiềm năng ứng dụng vào cuộc sống hiện đại, vào công việc hiện tại của những người thiết kế đồ họa, những nhà thiết kế thời trang, nội thất hay giới nghệ thuật khác. Qua đó, đã giúp cho những giá trị dân gian xưa “sống lại”, ở bất cứ đâu trong đời sống đều có thể dễ dàng bắt gặp. Đến nay, nhóm đã cho ra đời nhiều sản phẩm ứng dụng in họa tiết tranh Hàng Trống như vải, khăn lụa, quần áo, túi xách, giày, bưu thiếp, vỏ gối…

Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang chia sẻ: “Trong từng sản phẩm, chúng tôi lựa chọn một vài chi tiết, họa tiết, hình ảnh, bảng màu ưng ý từ một hoặc vài ba bức tranh rồi sáng tạo, tưởng tượng, sắp xếp, phối trộn chúng trở thành giá trị thẩm mỹ mới, đặt trong bối cảnh mới, mang sứ mệnh mới và có khả năng ứng dụng vào đời sống. Song tôi khẳng định, tất cả những sản phẩm mới mà chúng tôi sáng tạo ra đều có nguồn gốc từ tranh dân gian Hàng Trống”.

Khoác lên tranh dân gian một "diện mạo mới"  - Ảnh 6.

Phân tích màu sắc và hoạt tiết của các bức tranh Hàng Trống trong “Họa Sắc Việt”

Không dừng lại ở đó, nhận thấy ngành Thiết kế đang thiếu nguyên liệu truyền thống mang bản sắc Việt Nam nên nhà thiết kế Trịnh Thu Trang đã đúc kết ý tưởng, hiểu biết của mình đã cho ra đời cuốn sách chuyên về nghiên cứu, ứng dụng họa tiết và màu sắc dân gian Việt Nam trong thiết kế với tên gọi “Họa sắc Việt”. Đến nay, các mẫu họa tiết, bảng màu từ tranh dân gian Hàng Trống đã bắt đầu được ứng dụng rộng rãi, tạo ra xu hướng mới trong ngành Thiết kế Việt Nam…

“Từ việc số hóa những họa tiết, bảng màu tiêu biểu của dòng tranh Hàng Trống, tôi hy vọng đó là một kho tàng tư liệu văn hóa đồ sộ, quý giá để những người trẻ có thể bắt đầu sáng tạo những dự án cá nhân của mình liên quan đến mỹ thuật dân gian” – nhà thiết kế Trịnh Thu Trang nói./.

Đánh giá cao cách làm của các nghệ sĩ, TS. Lư Thị Thanh Lê – Giảng viên Bộ môn Công nghiệp văn hóa và sáng tạo, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Trong những năm qua, chúng ta bàn luận rất nhiều đến vấn đề văn hóa truyền thống của dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một khi công chúng, đặc biệt giới trẻ ngày càng xa rời và quên lãng. Vậy nên, khi các nghệ sĩ quay trở lại nghiên cứu, sáng tạo và phát triển những văn hóa truyền thống của dân tộc như: Sơn mài, tranh Hàng Trống, lụa,… đã góp phần tạo ra một bản sắc và cá tính rất mới cho giá trị truyền thống trong đời sống hiện đại, khiến cho công chúng, đặc biệt giới trẻ dễ dàng tiếp cận hơn. Điều này không chỉ giúp cho văn hóa của dân tộc được sống dậy mà còn góp phần duy trì những nghề truyền thống đang bị mai một, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế của địa phương cũng như đất nước phát triển.



Nguồn: https://toquoc.vn/khoac-len-tranh-dan-gian-mot-dien-mao-moi-20240621145502663.htm

Cùng chủ đề

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 thu hút lượng du khách “khủng” nhất từ trước đến nay

(Tổ Quốc) - Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội. ...

Du khách nước ngoài thích thú lần đầu được thăm quan toà nhà Bắc Bộ Phủ

(Tổ Quốc) - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, đã chính thức mở cửa đón công chúng và du khách. Đây là lần đầu tiên công trình này được mở cửa cho công chúng và du khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng...

Những sản phẩm tái sử dụng đặc sắc tại Triển lãm Doanh nghiệp xanh 2024

15 doanh nghiệp tiên phong đổi mới đang tham gia trưng bày các giải pháp bền vững tại Đại học RMIT cơ sở Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các gian hàng triển lãm cũng thể hiện...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Khẳng định Thủ đô năng động sáng tạo của châu Á

(Tổ Quốc) - Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tưng bừng khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, mở màn chuỗi hoạt động hướng đến cộng đồng và khơi dậy tinh thần sáng tạo của người dân Hà Nội. Sự kiện do UBND thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc Thủ đô trong dòng chảy đương đại

(Tổ Quốc)- Sáng 13/11, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”. ...

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản mở ra những cách tiếp cận mới

(Tổ Quốc) - Công nghệ AI là "cánh tay nối dài" để hỗ trợ cho tiến trình bảo tồn di sản văn hóa hay phục dựng các tác phẩm nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn, mở rộng hơn và lan tỏa nhanh hơn đến với công chúng. Tuy nhiên, công...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 thu hút lượng du khách “khủng” nhất từ trước đến nay

(Tổ Quốc) - Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội. ...

Pavillion “Rồng rắn lên mây” trong lòng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

(Tổ Quốc) - Một trong những không gian được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, đó là Pavillion “Rồng rắn lên mây” đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm). ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Cùng chuyên mục

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà tăng của nó là do các nhà đầu tư tin Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ban hành các...

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc thi Miss Universe 2024

Tối 13/11, trang chủ Miss Universe Vietnam công bố "Ngọc Điệp Kỳ Nam" là bộ trang phục dân tộc chính thức của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024. Thiết kế là tác phẩm của NTK Đặng Trần Trí, với sự cố vấn từ NTK Nguyễn Minh Công.Kỳ Duyên cũng vừa cán mốc 1,8 triệu người theo dõi trên trang cá nhân Instagram. Sau vài ngày chinh chiến tại cuộc thi, cô đã tăng hơn 100 nghìn người theo dõi. Con số...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Mới nhất

Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao

Trong mỗi giải đấu thể thao, dù là phong trào hay chuyên nghiệp đội ngũ y tế luôn luôn có để hỗ trợ các vận động viên không may dính chấn thương khi thi đấu. Vậy làm thế nào để phát huy hết năng lực của đội ngũ y tế? ...

Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Chiều 13/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, đã diễn ra Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt...

Triệu chứng ra sao, làm cách nào để mau khỏi?

Viêm da quanh miệng thường gây nên mụn đỏ, khiến người bệnh bị ngứa rát ở xung quanh vùng miệng. Phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm để thăm khám bác sĩ chuyên...

Mới nhất