Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcKhoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu...

Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ​


 Tham dự tọa đàm có đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ cùng nhiều lãnh đạo các viện, trường, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, nhưng cũng là khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế. Việc xây dựng và triển khai các giải pháp trên nền tảng khoa học và công nghệ với tầm nhìn dài hạn, bền vững nhằm thích ứng với những biến đổi khí hậu mang tính cấp thiết. Nhận thức rõ điều đó, ngày 29/12/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3289/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long luôn được sự quan tâm cao nhất của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tổng thể về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Để cụ thể hóa các chính sách đó, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia phục vụ cho sự phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn 2021 – 2030, nhiều chương trình đã và sẽ được thực hiện, trong đó nổi bật là Chương trình “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học vào chương trình này, đặc biệt là các nhà khoa học hiện đang công tác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chịu tác động trực tiếp cũng như am hiểu sâu về vùng đất này.

Phát biểu tại Tọa đàm, các nhà khoa học đều thống nhất cao cần phải có kịch bản khoa học và dài hơi đối với vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp lớn: Truyền thông thay đổi, nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm giảm thiểu các hành động gây tổn thương đến môi trường; Thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên kết vùng để tận dụng tối đa tài nguyên chất xám của các nhà khoa học trong và ngoài nước hiến kế cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long…

GS,TS, Anh hùng lao động Võ Tòng Xuân cho rằng, cần có sự quy hoạch, có các giải pháp mang tính “thuận thiên” để chúng ta có thể “sống chung” với biến đổi khí hậu. GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, việc nỗ lực đi ngược với sự biến đổi của tự nhiên sẽ khiến chúng ta mất nhiều sức người, sức của mà kết quả lại không cao. Đơn cử như, nếu cứ cố gắng “ngọt hóa” các vùng nước mặn để mở rộng diện tích trồng lúa, chúng ta sẽ làm mất cân bằng sinh thái vùng, khi nơi bị điều phối nước ngọt sẽ bị hụt nguồn nước ngọt; nơi có nguồn nước mặn vẫn sẽ không thể thuận lợi trồng lúa như vùng nước ngọt bình thường. Thay vào đó, chúng ta hãy nghĩ tới những giải pháp khoa học công nghệ, nghiên cứu ra những giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với xâm nhập mặn, hạn hán…

Đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Là thành phố trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi hội tụ các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo địa phương mong muốn các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thuộc những lĩnh vực ưu tiên của địa phương cũng như toàn vùng như: Các mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; Các mô hình, công nghệ, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học; Các giải pháp kỹ thuật thích ứng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, sạt lở đất, lún mặt đất, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ chất lượng môi trường đất, nước, không khí.

Đồng thời, cần ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp thông minh; tuyển chọn, lai tạo, sản xuất giống mới có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, tác động của thượng nguồn sông Mekong và phù hợp tiểu vùng sinh thái; ứng dụng công nghệ, vật liệu mới nhằm phát triển đô thị thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

Phát triển hệ thống giao thông thủy thông minh, hệ thống cấp nước và ngăn mặn thông minh; hệ thống dự báo sụt lún tức thời cho các vùng quan trọng và nhạy cảm với sụt lún và sạt lở. Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn, mô hình, giải pháp ứng dụng văn minh sinh thái trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó góp phần đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế trọng điểm, văn minh, sinh thái mang đậm bản sắc văn hóa sông nước của cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, các trường THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật.Ma trận mới đề kiểm tra định kỳ của các môn gồm 2 phần: Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) và tự luận (3 điểm).Việc...

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần. Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới” do Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông...

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần. Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới” do Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông...

Từ chiến khu Đông Triều đến chiến trường Nam Bộ, dấu ấn của tính quyết đoán, lòng can đảm

Nguyễn Bình (tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo), sinh năm 1908, quê ở thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm) huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bị thực dân Pháp truy lùng vì tham gia...

Cùng “đếm ngược” chờ ngày metro Bến Thành- Suối Tiên đón khách

NDO - Sau thời gian 12 năm thi công xây dựng kể từ năm 2012, tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên có chiều dài gần 20km sắp “chạm đích”, chính thức đưa đón phục vụ người dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22/12 tới. NDO - Sau thời gian 12 năm thi công xây dựng kể từ năm 2012, tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên có chiều dài gần 20km sắp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phấn đấu đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa đường thủy đạt khoảng 835 triệu tấn

(ĐCSVN) - Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải đường thủy theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 835 triệu tấn (quy định cũ là 715 triệu tấn); khối lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 418 triệu lượt khách (quy định cũ là 397 triệu lượt khách)... ...

Thăm, chúc mừng nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12, chiều 18/12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn tới thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 1.   Đồng chí Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác tặng hoa chúc mừng...

Phát huy tiềm năng thế mạnh, khắc phục điểm nghẽn vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chỉ đạo vùng Trung du và miền núi phía Bắc tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã đặt ra tại quy hoạch. Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế...

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác giữa Quân đội Việt Nam

(ĐCSVN) - Chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone được Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đồng chí sẽ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Lào ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào ngày càng bền chặt. ...

Bài đọc nhiều

Công ty OpenAI phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video

Những người đăng ký gói ChatGPT Pro và Plus của OpenAI sẽ được truy cập vào phiên bản mới, có thể tạo tối đa 50 video/tháng ở độ phân giải chuẩn, với các tùy chọn tạo nội dung ở khung hình khác nhau. Ngày 9/12, công ty công nghệ OpenAI đã phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video rất được mong đợi. “Cha đẻ” của ChatGPT đình...

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT

Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản. Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản....

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Gói dịch vụ ChatGPT Pro để hỗ trợ lĩnh vực nghiên cứu có gì đặc biệt?

OpenAI đã ra mắt ChatGPT Pro, gói đăng ký trị giá 200 USD (khoảng 5 triệu đồng) mỗi tháng dành cho chatbot hàng đầu của mình. ...

Cùng chuyên mục

Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất

(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà). ...

Nhân loại có thể mắc lầm lẫn tai hại về Sao Thổ

(NLĐO) - Các nhà khoa học có thể đã "lạc lối" suốt 2 thập kỷ kể từ ngày tàu vũ trụ Cassini của NASA tiếp cận Sao Thổ. ...

Boeing và Airbus “chào hàng” nhiều dòng máy bay tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Ngày 18/12, tại buổi gặp mặt báo chí trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), hai hãng sản xuất máy bay Boeing và Airbus tiết lộ sẽ đem nhiều dòng máy bay quân sự nổi tiếng do hai hãng sản xuất, đưa ra giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Đại diện cả Boeing và Airbus đều bày tỏ cam kết hỗ trợ...

Trao giải cuộc thi Smart City 2024-Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh

NDO - Chiều 18/12, trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (WHISE 2024), Vòng chung kết Cuộc thi Smart City 2024 - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh đã chính thức diễn ra. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là sự mở rộng về lĩnh vực dự thi. Bảng ứng dụng công nghệ sinh học lần đầu tiên được đưa vào...

Các phi hành gia Trung Quốc phá vỡ kỷ lục của Hoa Kỳ khi làm được 1 điều phi thường ngoài không gian

Trung Quốc cho biết hai phi hành gia của nước này đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài chín giờ, con số này đã phá vỡ kỷ lục do Hoa Kỳ nắm giữ vào năm 2001. ...

Mới nhất

Giảm 30% lượng thuốc trừ sâu vào năm 2030

Thực hiện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp sẽ giảm 30% lượng thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế 20%. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng...

‘Dân mạng’ năm 2024 quan tâm đến âm nhạc hơn ăn uống

Theo báo cáo Nhìn lại các hot trend trên mạng xã hội (MXH) năm 2024 do YouNet Media vừa công bố cho thấy, một năm đang dần khép lại, tô điểm một bức tranh rực rỡ với vô vàn trào lưu ấn tượng: từ những chương trình giải trí "gây bão" đến các lễ hội âm nhạc cuồng...

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA. Theo đó, xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại...

Thanh niên Đà Nẵng học hỏi từ lịch sử, vững bước lập nghiệp

Hàng trăm đoàn viên thanh niên Đà Nẵng xem phim tài liệu, nghe những câu chuyện xúc động từ các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhân tại chương trình Giao lưu với các nhân chứng lịch sử vào ngày 19-12. ...

Mới nhất