Trang chủNewsNhân quyềnKhoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo


img_4152.jpg
TS. Quách Đức Tín – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản chủ trì Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Quách Đức Tín cho biết: Hòa chung với không khí tưng bừng tổ chức các sự kiện chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023 trên cả nước, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức Hội thảo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia”.

Hội thảo thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan trong và ngoài Bộ TN&MT, đây là dịp để các nhà khoa học, quản lý, giáo dục, đào tạo và doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và tổng kết thành quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng trong thực tế sản xuất. Đồng thời, đề xuất các hướng nghiên cứu mới phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Báo cáo về hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2022 của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, TS. Nguyễn Đại Trung, Trưởng Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế thuộc Viện cho biết: Giai đoạn từ năm 2015 – 2022, Viện đã chủ trì thực hiện 47 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, trong đó có 3 nhiệm vụ cấp quốc gia, 27 nhiệm vụ cấp Bộ, 17 nhiệm vụ cấp cơ sở.

Quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt được nhiều kết quả nổi bật đã và đang được ứng dụng trong nghiên cứu, quản lý và thực tiễn góp phần vào sự phát triển chung của hoạt động khoa học và công nghệ, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Viện đã chuyển giao kết quả cho Ban Quản lý Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn về cơ sở khoa học và pháp lý cho việc xác lập, bảo tồn, sử dụng hợp lý di sản địa chất, công viên địa chất ở Việt Nam để tham khảo, phục vụ xây dựng và phát triển bảo tồn và sử dụng hợp lý, quy hoạch Công viên Địa chất Toàn cầu.

Đồng thời, Viện cung cấp các dịch vụ khoa học và công nghệ với các địa phương: Hà Giang, Cao Bằng, Ninh Bình, Quảng Ninh, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Kạn,… phục vụ xây dựng và phát triển bảo tồn và sử dụng hợp lý, quy hoạch Công viên địa chất – Di sản địa chất, điều tra địa chất công trình; xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý hiện tượng sụt đất,…

Viện cũng chuyển giao nhiều kiến thức, kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên vùng núi đá vôi quan trọng hơn là triển khai đào tạo và chuyển giao về sử dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ một cách bài bản; giúp các kỹ thuật viên, nhà quản lý nắm được quy trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng cũng như phát triển bền vững; triển khai xây dựng 3 hệ thống phân phối nước cho Thị trấn Đồng Văn và các khu vực lân cận thuộc xã Thài Phìn Tủng với khối lượng bao gồm: 1 bể chứa nước 2000m3, 1 bể phân phối nước tập trung 200m3, 6 bể phân phối cấp thôn và hàng chục bể chứa, cấp nước tập trung khác; xây dựng một hệ thống đường ống phân phối nước cho một khu vực rộng lớn với quy mô dân số lên gần 10 ngàn người.

img_4113.jpg

TS. Đỗ Minh Hiển thuộc Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản trình bày tham luận tại Hội thảo

Về định hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2030 của Viện, TS. Nguyễn Đại Trung cho biết, Viện sẽ nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động điều tra cơ bản địa chất khoáng sản; nghiên cứu cơ sở khoa học, định hướng công tác điều tra, ứng dụng công nghệ giám sát, quan trắc các quá trình địa động lực tại một số khu vực xung yếu, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long, nâng hạ các khối cấu trúc địa chất ở khu vực Nam Bộ, xói lở bờ sông, bờ biển,…), các biện pháp hạn chế, giảm thiểu.

Viện cũng phát triển ứng dụng công nghệ tự động hóa, số hóa, mô hình hóa, công nghệ giám sát, quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm tai biến địa chất (trượt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét,..), sự cố môi trường…

img_2052.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Viễn thám và Tai biến địa chất, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã điểm lại những kết quả nghiên cứu và khoanh định các khu vực nhạy cảm về trượt lở đất đá tại khu vực Thừa Thiên Huế. Theo đó, khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương có nguy cơ trung bình về trượt lở đất đá so với các tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Kết quả khoanh định khu vực nhạy cảm về trượt lở đất đá có các huyện nguy cơ nhạy cảm cao gồm các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc.

Danh sách các xã/phường đề xuất nghiên cứu, điều tra chi tiết ở tỷ lệ 1:10.000 gồm: huyện A Lưới (gồm khu vực các xã: A Đớt, A Roằng, Phú Vinh, Hồng Hạ và A Lưới), huyện Nam Đông có khu vực xã Hương Sơn, huyện Phong Điền có khu vực xã Phong Xuân. Theo TS. Nguyễn Quốc Khánh, các kết quả khoanh định những khu vực nhạy cảm về trượt lở đất đá và đề xuất điều tra chi tiết ở tỷ lệ 1:10.000 được sử dụng làm cơ sở định hướng cho công tác điều tra, đánh giá, dự báo, cảnh báo sớm trượt lở đất đá để phục vụ hiệu quả hơn đối với việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sắp xếp lại dân cư, đồng thời góp phần phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do trượt, sạt lở đất đá gây ra cho địa phương.

Bên cạnh đó, những kết quả này sẽ góp phần giúp cho thành phố có định hướng quy hoạch lãnh thổ, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong tương lai; phục vụ trực tiếp công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng của khu vực Thừa Thiên Huế trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai như trượt, sạt lở đất đá.

Khái quát những kết quả của nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm tai biến trượt lở và lũ bùn đá ở tỷ lệ lớn bằng các phương pháp thống kê, học máy kết hợp với mô hình FlowR, TS. Đỗ Minh Hiển thuộc Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết: Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp thống kê và học máy hoàn toàn có thể áp dụng để thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở ở tỷ lệ lớn 1:10.000 cho các khu vực hạn chế về dữ liệu đầu vào. Mô hình kết hợp giữa các phương pháp này với mô hình FlowR (mô hình thực nghiệm đánh giá dòng lan truyền của các loại tai biến liên quan đến trọng lực) để thành lập bản đồ nhạy cảm tai biến trượt lở và lũ bùn đá phù hợp để áp dụng ở tỷ lệ 1:10.000.

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giảm thiểu tai biến trượt lở và lũ bùn đá, hỗ trợ việc quy hoạch lãnh thổ trong khu vực nghiên cứu. Các phương pháp đã áp dụng trong nghiên cứu này có thể áp dụng cho các khu vực khác để thành lập bản đồ nhạy cảm tai biến trượt lở và lũ bùn đá ở tỷ lệ tương tự.

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các kết quả nghiên cứu về địa chất khoáng sản, nguồn gốc quặng hóa, khoáng sản ẩn sâu, tai biến địa chất, trượt lở, tài nguyên nước… trong đó có nhiều công nghệ mới, kỹ thuật mới được giới thiệu nhằm phục vụ các dự án điều tra, đánh giá khoáng sản, tai biến địa chất, tài nguyên nước, phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét… Tất cả những nghiên cứu này đã góp phần nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khi bàn phím trở thành một thú chơi

Mỗi sáng trước khi đi làm, anh Phương Duy, nhân viên văn phòng tại Hà Nội lại chọn một chiếc bàn phím để cầm theo tới văn phòng. Hành động này dường như khá khó hiểu đối với đa phần mọi người, khi hầu hết các văn phòng đều cung cấp máy tính, chỗ ngồi đầy đủ cho nhân viên. Thế nhưng, với những người có đam mê sưu tập bàn phím cơ như anh Duy, cảm giác...

Hội Liên hiệp thanh niên phải là tổ chức truyền thêm năng lượng cho thế hệ trẻ

Ngày 15/10, Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 chính thức khai mạc trọng thể. Đại hội diễn ra với tinh thần hành động "Yêu nước - Tiên phong - Gương mẫu - Đoàn kết - Sáng tạo - Vươn xa". Dự Đại hội có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi một số điều của 7 luật

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về tài chính cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên cần phải được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện...

Thúc đẩy kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang đóng góp vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong các lĩnh vực trọng yếu như nông nghiệp, xây dựng, y tế, giáo dục và công nghiệp. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực...

Đề xuất ưu tiên cho việc sản xuất thuốc tại Việt Nam

Rà soát, sửa đổi các luật, hoàn thiện thể chế Ngày 25/9, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo: “Đổi mới sáng tạo - liều thuốc phát triển ngành y dược”. Đây là diễn đàn mở trao đổi về những giải pháp, động lực cho đổi mới sáng tạo ngành y dược trong giai đoạn mới, giúp phát triển bền vững ngành y tế và tăng cường tiếp cận y tế chất lượng cao cho người dân. Phát biểu tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Những hình ảnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Tạo đột phá về ngoại giao kinh tế để góp phần tăng trưởng 2 con số

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. ...

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

WVIV hỗ trợ bà con Quảng Ngãi tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 20/12, tại tỉnh Quảng Ngãi, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) đã phối hợp với UBND huyện Ba Tơ khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi” (ESAR). Hội thảo khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường...

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Mới nhất

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con. Ngày 21/12, hơn 300 người dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách ở trên địa bàn xã Ia...

Những điểm tham quan, du lịch quanh 14 nhà ga của tuyến metro số 1 TPHCM

TPO - Ban An toàn Giao thông TPHCM và Ban quản lý Đường sắt Đô thị TP (MAUR) vừa phát hành Cẩm nang sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Trong đó, cơ quan chức năng đã gợi ý nhiều địa điểm tham quan, du lịch dọc các nhà ga của...

Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững

Bằng những chỉ đạo sát sao, sáng tạo, linh hoạt của cả hệ thống chính trị, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã thực hiện triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần lớn nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. ...

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

(Bqp.vn) - Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt...

Công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

(ĐCSVN) – Ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. ...

Mới nhất