Trang chủNewsThế giớiKhó khăn bủa vây người Niger sau đảo chính

Khó khăn bủa vây người Niger sau đảo chính


Chỉ hơn một tuần sau khi tổng thống Mohamed Bazoum bị lật đổ, người dân Niger đã cảm nhận gánh nặng kinh tế vì giá cả hàng hóa tăng vọt.

Tại thành phố Maradi nhộn nhịp ở miền nam Niger, cách biên giới Nigeria khoảng 40 km, Moutari bị sốc khi giá gạo tăng vọt sau đảo chính. Anh cho biết giá gạo đã tăng từ 11.000 franc CFA một túi (18,3 USD) lên 13.000 franc chỉ trong vài ngày.

“Tôi vẫn đủ tiền mua gạo, nhưng cảm thấy lo ngại cho những người nghèo nhất. Những ngày sắp tới sẽ rất khó khăn. Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện mọi thứ sẽ tốt đẹp”, anh nói.

Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia châu Phi (ECOWAS) đã áp trừng phạt nghiêm khắc đối với Niger hôm 30/7 để đáp trả cuộc đảo chính, trong đó có lệnh đóng cửa biên giới.

Những điều này càng đẩy Niger, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, vào cảnh khốn cùng. Quốc gia Tây Phi này vốn phải phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, gồm cả các mặt hàng quan trọng như gạo. Với vị trí không giáp biển, hàng hóa nhập khẩu vào Niger thường được vận chuyển bằng đường bộ qua các nước láng giềng.





Lực lượng an ninh Niger chuẩn bị giải tán người biểu tình ở bên ngoài đại sứ quán Pháp tại Niamey ngày 30/7. Ảnh: Reuters

Lực lượng an ninh Niger giải tán người biểu tình ở bên ngoài đại sứ quán Pháp tại Niamey ngày 30/7. Ảnh: Reuters

Phe đảo chính Niger ngày 1/8 mở lại biên giới với một số nước láng giềng sau khi đóng cửa tất cả biên giới và không phận trong ngày lật đổ tổng thống Bazoum hôm 26/7. Người dân và hàng hóa có thể qua lại với Algeria, Libya và Chad, những nước không thuộc ECOWAS, cùng hai nước thành viên ECOWAS ủng hộ đảo chính là Mali và Burkina Faso.

Nhưng các biên giới quan trọng với Benin và Nigeria vẫn đóng cửa do lệnh trừng phạt của ECOWAS. Các cảng Đại Tây Dương của hai quốc gia này rất quan trọng đối với Niger về nhập và xuất khẩu hàng hóa, theo Abdoul Aziz Seyni, nhà kinh tế tại Đại học Niamey.

“Chúng tôi không phải là quốc gia có quyền tiếp cận biển. Mọi thứ chúng tôi mua đều đến cảng của các nước láng giềng, sau đó vận chuyển tới Niger. Vì vậy, việc các quốc gia này đóng cửa biên giới tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội của người Niger”, Seyni nói.





Vị trí Niger và các nước láng giềng. Đồ họa: AFP

Vị trí Niger và các nước láng giềng. Đồ họa: AFP

Moussa Halirou, tài xế vận chuyển hành khách trên tuyến Maradi – Nigeria, cảm thấy mọi thứ khó khăn khi biên giới với Nigeria đóng cửa. Giá nhiên liệu trên thị trường chợ đen tăng vọt khiến lợi nhuận của ông sụt giảm. Trước đảo chính, ông trả 350 nairo Nigeria (khoảng 0,45 USD) cho mỗi lít xăng, nhưng giờ giá là 620 naira.

Halirou nói rằng ngay cả khi ông tăng giá cước vận chuyển để bù đắp giá nhiên liệu, ông vẫn chỉ kiếm được khoảng 4.500 naira mỗi chuyến.

Trước đảo chính, khoảng 1.000 phương tiện mỗi ngày di chuyển giữa cảng Cotonou của Benin và thủ đô Niamey của Niger. Đây là một trong những cửa khẩu bận rộn nhất ở Tây Phi. Song hiện tại, không còn các chuyến xe như vậy.

“Ngay cả khi xe tải đã chất đầy hàng, nó vẫn bị mắc kẹt ở biên giới”, Salissou Idrissa, một trong nhiều tài xế bị mắc kẹt ở cửa khẩu biên giới Malanville, chờ đi vào Niger từ Benin, nói.





Người đàn ông NIger đứng trước căn lều dựng tạm mà anh sống cùng gia đình ở Niamey ngày 31/7. Ảnh: AP

Người đàn ông NIger đứng trước căn lều dựng tạm mà anh sống cùng gia đình ở Niamey ngày 31/7. Ảnh: AP

Nigeria đã cắt nguồn cung điện cho Niger, quốc gia vốn phụ thuộc phần lớn năng lượng vào nước láng giềng. Thực tế, từ trước đảo chính, nhiều quận huyện đã thường xuyên bị cắt điện, cứ 5 người Niger thì có một người được sử dụng điện, theo Ngân hàng Thế giới.

Các biện pháp trừng phạt của ECOWAS đã đình chỉ giao dịch thương mại và tài chính giữa Niger và các nước thành viên khối kinh tế Tây Phi. Họ cũng đóng băng tài sản của Niger tại các ngân hàng trung ương và thương mại trong ECOWAS. Khối này đe dọa sử dụng vũ lực nếu tổng thống Bazoum không được khôi phục quyền lực.

ECOWAS gồm 15 nước châu Phi là Cape Verde, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Ghana, Bờ biển Ngà, Niger, Nigeria và Togo. Tuy nhiên, Mali và Burkina Faso, hai nước hiện cũng do chính quyền quân sự lãnh đạo, bị ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên sau các cuộc đảo chính.

Người dân Niger khó có thể chịu được giá cả tăng vọt trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị. Với 2/3 đất nước là sa mạc, Niger bị hạn hán nghiêm trọng và có rất ít đất canh tác. Khoảng 4,3 triệu người, tương dương 17% dân số, phải phụ thuộc vào trợ cấp lương thực.

Đất nước nhận được viện trợ phát triển chính thức 2 triệu USD mỗi năm, với khoảng 40% ngân sách chính phủ đến từ viện trợ nước ngoài.

Phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc cho biết các hoạt động nhân đạo hiện không bị gián đoạn. Song một số nhà tài trợ lớn nhất của Niger, trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Đức, Pháp và Anh đã cắt giảm nhiều loại viện trợ phát triển và ngân sách hậu đảo chính.

Tuy đảo chính khiến tình hình khó khăn của Niger thêm nghiêm trọng, một số người dân vẫn ủng hộ thay đổi này. “Người Niger không thể sống như trước. Đã đến lúc phải thay đổi. Và sự thay đổi đã tới”, Seydou Moussa, người ủng hộ đảo chính ở Niamey, nói.

Trong khi đó, một số người bày tỏ lo ngại về tương lai. “Hầu hết các hộ gia đình đang tích trữ đồ. Chỉ vài ngày mà có những thứ đã tăng giá 3.000 – 4.000 franc CFA (5 – 6 USD). Trong một tháng tới tình hình sẽ còn như thế nữa?”.

Thanh Tâm (Theo DW, AP)




Source link

Cùng chủ đề

39 thường dân bị sát hại trong các vụ tấn công của phiến quân

(CLO) Các phần tử cực đoan bị nghi ngờ đã giết chết 39 thường dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em, trong hai vụ tấn công riêng biệt tại vùng biên giới đầy xung đột ở Tây Niger trong những ngày gần đây, theo Bộ Quốc phòng Niger cho...

Phi qua rồi thời thân ái

Chỉ trong thời gian rất ngắn, Pháp và EU liên tiếp nhận tin không tốt lành từ châu Phi. ...

Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Quá trình chuyển giao quyền lực ở Mali bị trì hoãn khiến Thủ tướng dân sự của Mali, ông Choguel Kokalla Maiga, ngày 16/11 đã lên tiếng.

Chính quyền quân sự Niger cấm nhóm viện trợ của Pháp

(CLO) Chính quyền quân sự của Niger vừa cấm tổ chức cứu trợ của Pháp, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Phát triển (Acted), hoạt động tại nước này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Niger và Pháp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến. ...

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng “vạ miệng” với ông Trump

Chính trị gia kỳ cựu Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng có những nhận xét không hay về Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đụng độ Myanmar

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán khác nhau về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (21/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quyết định với Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt cuối bảng B AFF Cup 2024. Trước thềm trận đấu này, đội tuyển Việt...

Cùng chuyên mục

Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố ‘không có và không cần lực lượng ủy nhiệm’

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 22.12 khẳng định các nhóm vũ trang trong khu vực Trung Đông hành động không phải dưới tư cách lực lượng ủy nhiệm của Tehran. ...

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ “luôn đáp trả mọi thách thức” đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều "sự hủy diệt" hơn nữa để trả đũa một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào một tòa nhà chung cư cao tầng ở thành phố Kazan, miền Trung nước Nga một ngày trước đó. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine...

Tỉ phú Jeff Bezos sẽ chi 600 triệu USD tổ chức đám cưới?

Truyền thông loan tin tỉ phú Jeff Bezos sẽ tổ chức đám cưới với hôn thê Lauren Sanchez, có chi phí được đồn đoán lên đến 600 triệu USD. ...

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang “với tỷ lệ đáng báo động”

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang "với tỷ lệ đáng báo động". Xe tăng Challenger 2 của quân đội Anh tại mặt trận Ukraine. (Nguồn: Reuters) Theo báo cáo được công bố ngày 21/12, lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ...

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.

Mới nhất

Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố ‘không có và không cần lực lượng ủy nhiệm’

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 22.12 khẳng định các nhóm vũ trang trong khu vực Trung Đông hành động không...

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn. Facebook của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu vừa công bố cô chính là đại sứ của chương...

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ “luôn đáp trả mọi thách thức” đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều "sự hủy diệt" hơn nữa để trả đũa một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào một tòa nhà chung cư cao tầng ở thành phố Kazan, miền Trung nước Nga một ngày trước đó. ...

Người dân xóm đạo TPHCM trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh

Các xóm đạo ở TPHCM lung linh trong ánh đèn giăng khắp các ngóc ngách, tạo nên không khí trập tràn sự an lành, hạnh phúc trước thềm Giáng sinh. Từ đầu tháng 12, người dân ở các xóm đạo lớn tại TPHCM đã bắt đầu trang trí đèn LED lấp lánh, và các hang đá lớn nhỏ để mừng...

Chiêm ngưỡng cây thông cao 22m làm từ hàng nghìn cây tre, nứa

TPO - Cây thông Noel cao 22m được dựng bằng khung sắt thép và hàng ngàn cây tre, nứa là sản phẩm chào đón Giáng sinh 2024 của bà con giáo họ Đồng Yên (thuộc giáo xứ Yên Đại, phường Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An). 22/12/2024 | 16:17 ...

Mới nhất