Trang chủDi sảnKhích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa

Khích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa


VHO – Sáng 25.10, quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế xã hội” với sự tham dự của nhiều đại diện tổ chức, cá nhân nghiên cứu bảo tồn, bảo tàng, phục dựng văn hóa trên địa bàn.

Đây là lần đầu tiên, một hội thảo khoa học chuyên đề do địa phương cấp quận tổ chức, xác định thêm chủ trương lớn từ ngành văn hóa, chính quyền Đà Nẵng: khích lệ “địa phương hóa” bảo tồn văn hóa.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP. Đà Nẵng chia sẻ, vấn đề này đã được Đảng bộ và chính quyền Đà Nẵng chú ý những năm qua. Làm sao vận động người dân quan tâm công cuộc bảo tồn, xây dựng văn hóa bản địa?. “Chỉ khi nào cộng đồng nhân dân tham gia vào công cuộc văn hóa, cơ hội tăng trưởng kinh tế, du lịch địa bàn mới bền vững. Mà điều đó cần thực hiện ở cấp cơ sở gần nhất, từ xã phường đến quận huyện”, ông Tuấn đánh giá.

“Địa phương hóa” vận động bảo tồn văn hóa

Trong tham luận thay mặt Hội Di sản Đà Nẵng tại hội thảo, ông Tuấn đặt rõ bốn giải pháp thiết thực để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa ở quận Cẩm Lệ.

Đó là tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, với các quy chế quản lý, cơ chế chính sách phù hợp, đặc biệt phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; tăng nguồn vốn đầu tư quản lý, bảo tồn, nhất là vận động xã hội hóa, thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo tồn; và đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân tham gia bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Khích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa - ảnh 1

Nghĩa trủng Hòa Vang (hay nghĩa trủng Khuê Trung) nằm ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ. Khu di tích Quốc gia này là nơi an nghỉ của hơn 1000 nghĩa sĩ và đồng bào yêu nước đã ngã xuống trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

 Ông Tuấn nhấn mạnh vai trò của người dân là chủ thể quan trọng nhất trong việc phát hiện, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa di sản bản địa. Vai trò này phải khẳng định đặt cạnh những đội ngũ chuyên môn, chuyên ngành hoạt động về văn hóa, bảo tồn, thậm chí xét về mặt thời gian lịch sử, còn có ý nghĩa quan trọng và thiết thực nhất.

Theo Ban tổ chức hội thảo quận Cẩm Lệ, cách nhìn nhận này cũng chính là tinh thần chủ đạo để quận mạnh dạn xây dựng, triển khai hội thảo chuyên ngành. Với gần hai mươi tham luận trình bày tại hội thảo, thấy rõ có đến tám tham luận trực tiếp do chính quyền địa phương cấp phường trình bày và các tổ chức, viện nghiên cứu trực tiếp đề cập đến vai trò cộng đồng xã hội nhằm đạt các mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cơ sở.

Khích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa - ảnh 2
Khu khảo cổ Chăm Phong Lệ nhìn từ trên cao

 Chính quyền địa phương xác định rất rõ có ba nhóm tham luận với các đối tượng quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý chuyên môn về văn hóa, du lịch và nhóm tham luận nhận định các thế mạnh, tiềm năng, giải pháp gắn chặt với người dân, cộng đồng xã hội tại chỗ.

NThông điệp chính mà hội thảo khoa học đưa ra là nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người dân sở tại trong mục tiêu phát huy tốt nhất vị thế bảo tồn, bảo tàng di sản văn hóa địa phương.

Người dân hành động, chính quyền triển khai

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng nhìn nhận, Cẩm Lệ là một trong những địa phương có nhiều di chỉ, di tích liên quan đến lịch sử xã hội, và không gian văn hóa cộng đồng, tâm linh tôn giáo địa phương, kiến tạo nên một tâm lý xã hội tích cực và lâu đời ở địa bàn.

Khích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa - ảnh 3
Hiện vật tiêu biểu trang trí vòm cửa tháp (Typam) – Phong Lệ

Do đó, việc đầu tư xây dựng, thiết chế những bảo tàng, địa chỉ di tích, di sản tại đây, không thể tách rời khỏi vai trò của người dân địa phương. Thậm chí, việc tham dự thể hiện trách nhiệm quan tâm gìn giữ, bảo vệ, giám sát các di tích, hiện vật, và không gian văn hóa cộng đồng của người dân, mới chính là “hồn cốt” phát huy giá trị các di sản.

Do đó, những khái niệm trọng yếu trong định hướng công tác bảo tồn văn hóa địa phương cần được nắm chắc chính là cộng đồng dân cư với hiện trạng, dấu ấn qua thời gian của lối sống, sinh hoạt, tri thức dân gian, niềm tin tưởng tâm linh tôn giáo…

Khích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa - ảnh 4
Hiện vật tiêu biểu (tượng voi) tại Khu khảo cổ Chăm Phong Lệ

Công tác tuyên truyền, vận động, cần phải truyền tải qua nhiều tầng nấc, hình thức, giải pháp trong cộng đồng, từ quan niệm truyền thống với mạng lưới quản lý chuyên môn, Nhà nước, đến sử dụng các mạng xã hội, các hoạt động lễ nghi, lễ hội, tập tục của người dân…

Thực hiện tốt, khai thác đúng những khái niệm này, đưa hẳn những nhận thức, đề cao vai trò đóng góp, dẫn đường của người dân vào hoạt động bảo tồn, bảo tàng văn hóa, di sản, mới thực sự bảo vệ dài lâu được các giá trị văn hóa di sản.

Ông Võ Hà, Ban Tuyên giáo Đà Nẵng cho rằng, cần phải vận dụng hài hòa hai vấn đề bảo tồn di sản và làm ăn kinh tế. Một số địa phương đã từng vấp phải khó khăn khi triển khai sai lệch quan hệ hợp tác giữa hai vấn đề này.

Khích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa - ảnh 5
Hố thiêng trong Khu Khảo cổ Phong Lệ

Có thể bảo tồn di sản rất tốt nhưng không khai thác được các giá trị kinh tế, thậm chí còn làm ảnh hưởng, trì trệ các hoạt động kinh tế xã hội tại chỗ; và khai thác các cơ hội phát triển kinh tế tốt, song lơi lỏng và ảnh hưởng tai hại đến các giá trị văn hóa di sản.

Từ góc cạnh này, Thành ủy, UBND TP. Đà Nẵng đã chú ý đến hướng vận động, tổ chức các cấp địa phương làm nền tảng hoạt động đầu tư, khích lệ người dân, các tổ chức kinh tế, văn hóa bản địa hết sức lưu tâm, xây dựng hài hòa quan hệ hai vấn đề phát triển.

Do đó Hội thảo khoa học cấp quận diễn ra tại Cẩm Lệ, cũng như một số hội thảo đề xuất quy hoạch, phát triển địa bàn tại huyện Hòa Vang, quận Hải Châu trước đây đều là những biểu hiện tích cực, chủ động phát huy vai trò cơ sở về thiết kế phát huy vai trò chính quyền đô thi địa phương.

Khích lệ địa phương vào cuộc bảo tồn văn hóa - ảnh 6
Quang cảnh Hội thảo

Phải thông qua những hoạt động này, tính tích cực của các cấp chính quyền cơ sở mới được nâng lên, mạnh dạn hướng đến những tiêu chí phát triển hơn, dám nghĩ, dám làm, nhất là hướng đến mọi cơ hội phát huy tốt nhất vai trò người dân trong văn hóa xã hội cơ sở.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/khich-le-dia-phuong-vao-cuoc-bao-ton-van-hoa-109553.html

Cùng chủ đề

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá bảo vật triều Nguyễn

Những bảo vật biểu tượng của triều Nguyễn được mô phỏng thành những kho báu ẩn trong ‘túi mù’ đồ chơi cho người dùng khám phá. Công nghệ kết hợp cung cấp những thông tin thú vị về mỗi cổ vật. Ngày 18-12, Trung...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

Cùng chuyên mục

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

Huế: Tăng vốn trùng tu Quốc Tử Giám và Văn Miếu thời nhà Nguyễn

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư đối với 2 dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Ngày 14.12, tin từ HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vừa quyết định điều chỉnh mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và phục hồi 2 di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Cụ thể, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều chỉnh...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Mới nhất

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng...

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc. ...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và...

Ông Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia

(NLĐO)- Ngày 18-12, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Mới nhất