Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi nguồn lực tư nhân cùng ghé vai

Khi nguồn lực tư nhân cùng ghé vai


Từ những mô hình hiệu quả trên thế giới…

Nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc xác định vị thế, tiềm lực của một quốc gia. Những quốc gia đi đầu ở lĩnh vực công nghệ như Mỹ, Đức, Hàn Quốc và Israel luôn thể hiện mức chi cho R&D hàng đầu thế giới, chiếm từ 3 đến 4% GDP.

Tại Hoa Kỳ – quốc gia đang có ngân sách đầu tư cho R&D lớn nhất thế giới, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thống kê Khoa học Kỹ thuật Quốc gia, năm 2023, phần ngân sách liên bang được đề xuất cho R&D là 191 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2022. Nhìn rộng hơn, vào năm 2020, 700 tỷ USD đóng góp GDP ở Hoa Kỳ là chi cho nghiên cứu phát triển, vượt xa Nhật Bản (172 tỷ USD), Đức (147 tỷ USD), Hàn Quốc (111 tỷ USD) và chênh đáng kể với Trung Quốc (465 tỷ USD).

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học: Khi nguồn lực tư nhân cùng ghé vai - Ảnh 1.

Dòng tiền khổng lồ này được tài trợ thông qua các quỹ của chính phủ như Quỹ Khoa học Quốc Gia (NSF), Viện Y tế Quốc Gia (NIH), hay NASA, Lầu Năm Góc hoặc các đơn vị đầu tư cho quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, phải kể đến các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Tập đoàn Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft, Meta, Apple hay Amazon… Năm 2021, riêng “Năm ông lớn” (Big Fives) nói trên đã chi tới 149 tỷ USD cho R&D, bao gồm cả việc mua bán sáp nhập các công ty công nghệ khác.

Và không thể không nhắc tới các Quỹ tư nhân, các Quỹ phi lợi nhuận, một nguồn lực đang dần khẳng định vị thế của mình trong những năm gần đây thông qua việc tài trợ cho R&D một cách hiệu quả, nhanh chóng và mang tính toàn cầu.

Đầu tiên phải nói tới Quỹ Bill & Melinda Gates – một tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, được góp vốn bởi Bill Gates, chủ tịch và người sáng lập ra tập đoàn Microsoft, và vợ của ông, bà Melinda Gates. Đây là quỹ tư nhân lớn nhất trên thế giới, với 46,8 tỷ USD tài sản và sẽ tiếp tục tăng sau những cam kết hiến tặng của các mạnh thường quân. Từ năm 2000 đến nay, Quỹ đã tài trợ tổng cộng 53,8 tỉ USD với mục đích nâng cao chăm sóc y tế, giảm đói nghèo trên quy mô toàn cầu. Quỹ đã ghi dấu ấn với những tài trợ nghiên cứu phát triển vaccine, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kế hoạch hóa gia đình cũng như các chương trình phát triển chính sách y tế, nông nghiệp và quản lý hành chính tại các nước nghèo. Ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, với kinh nghiệm và nguồn lực của mình trong lĩnh vực y tế cộng đồng, Quỹ Bill & Melinda Gates đã chi hàng tỷ USD vào các công nghệ phát triển vaccine chống lại nCov, mở ra Cơ chế Covax – Tiếp cận toàn cầu vaccine COVID-19, cũng như tài trợ công cụ xét nghiệm và bảo hộ cho các tổ chức y tế.

Ngoài ra, có thể kể đến các Quỹ như Simons Foundation (Mỹ) tài trợ cho các cá nhân thực hiện các dự án nghiên cứu trong 4 lĩnh vực: Toán học và Khoa học Vật lý, Khoa học sự sống, Nghiên cứu về bệnh tự kỷ, Khoa học, xã hội và văn hóa; Ford Foundation (Mỹ) tài trợ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, từ thiện và phúc lợi xã hội; Tatatrusts (Ấn Độ) hỗ trợ các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, nước và vệ sinh, sinh kế, công bằng và hòa nhập xã hội, phát triển kỹ năng, di cư và đô thị hóa, môi trường và năng lượng, kiến thức kỹ thuật số, thể thao, nghệ thuật, thủ công và văn hóa, quản lý thảm họa…

Không chỉ đầu tư trực tiếp vào khoa học công nghệ, nhiều quỹ trên thế giới hiện nay còn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua học bổng, các chương trình đào tạo và trao đổi học thuật. Ví dụ, Quỹ Alexander von Humboldt, thành lập bởi Chính phủ CHLB Đức, được tài trợ bởi rất nhiều đối tác. Quỹ ra đời từ năm 1860, nhằm thúc đẩy hợp tác học thuật quốc tế với ngân sách hằng năm gần 150 triệu Euro. Một ví dụ khác, tại Việt Nam trước đây, hoạt động của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đây là Quỹ được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ nhằm tăng cường mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong hơn 10 năm hoạt động, VEF đã trao gần 600 suất học bổng cho công dân Việt Nam sang học tập tại Hoa Kỳ, tài trợ cho 55 tiến sỹ Việt Nam sang nghiên cứu và 48 giáo sư Hoa Kỳ sang giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam. Tiếp nối thành công đó, phiên bản VEF2.0 đang được triển khai bởi chính cộng đồng nghiên cứu sinh và học giả đã từng nhận học bổng VEF trước đây, trở thành một Quỹ phi lợi nhuận với mục tiêu hỗ trợ những sinh viên xuất sắc của Việt Nam trong các ngành khoa học công nghệ.

Rõ ràng, các quỹ tư nhân và phi lợi nhuận trên đã và đang tạo dựng được ảnh hưởng mang tính toàn cầu, gắn liền với hoạt động kịp thời, hiệu quả ở những điểm nóng trên thế giới, cũng như đem đến nguồn lực đáng kể cho quá trình đổi mới sáng tạo trong khoa học công nghệ. Tại Việt Nam nói riêng, các nguồn “ngoại lực” kể trên, một cách cục bộ, cũng đã phần nào giải tỏa được “cơn khát” trong giới khoa học công nghệ, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về những nguồn “nội lực” bao quát, bền vững, dễ tiếp cận, giúp các nhà khoa học Việt toàn tâm toàn ý với sự nghiệp nghiên cứu của mình.

… đến vai trò người mở đường tại Việt Nam

Được truyền cảm hứng từ những quỹ tư nhân trên thế giới, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) là quỹ tư nhân đầu tiên tại Việt Nam với ngân sách cam kết hàng nghìn tỷ đồng tài trợ hoàn toàn phi lợi nhuận cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam. Được thành lập từ năm 2018, sau 5 năm vận hành, VINIF đã góp phần tạo dựng được một văn hóa làm nghiên cứu và phát triển mới tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, các nguồn “ngoại lực” kể trên, một cách cục bộ, cũng đã phần nào giải tỏa được “cơn khát” trong giới khoa học công nghệ, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về những nguồn “nội lực” bao quát, bền vững, dễ tiếp cận, giúp các nhà khoa học Việt toàn tâm toàn ý với sự nghiệp nghiên cứu của mình.

Cũng giống như một số quỹ khác trên thế giới, VINIF tài trợ tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu của đất nước, bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế, giáo dục, văn hóa và lịch sử. Sự tập trung này có sự mở rộng theo thời gian để kịp thời đáp ứng những nhu cầu của xã hội.

Với cơ chế linh hoạt, thủ tục đơn giản từ VINIF, các nhà khoa học có nguồn lực để mua sắm trang thiết bị máy móc cần thiết, nhận mức thù lao xứng đáng và hoàn toàn tập trung vào việc nghiên cứu, hiện thực hóa các ý tưởng và đưa các kết quả nghiên cứu ra thế giới. Các nhà khoa học trẻ cũng có cơ hội tham gia vào dự án để phát triển, tích lũy kinh nghiệm trong môi trường khoa học và có văn hóa nghiên cứu lành mạnh. Gần 800 tỷ đồng đã được VINIF giải ngân thông qua 7 chương trình tài trợ, giúp cho hơn 2.500 nhà khoa học trong nước tiếp cận và hiện thực hóa những ý tưởng nghiên cứu xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Bên cạnh hỗ trợ tài chính, VINIF cũng đã xây dựng hội đồng khoa học gồm 300 nhà khoa học là chuyên gia đầu ngành trong rất nhiều lĩnh vực. Đây là nguồn lực vô cùng quý giá, đóng góp vào việc lựa chọn, đánh giá các dự án tiềm năng, cũng như đồng hành, hướng dẫn và tư vấn các dự án trong suốt quá trình nghiên cứu.

Trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn nhiều hạn chế, các cơ chế chính sách đang trong quá trình hoàn thiện, sự ra đời và phát triển của Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup đã thổi một luồng gió mới vào môi trường nghiên cứu khoa học còn rất nhiều tiềm năng tại Việt Nam.

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học: Khi nguồn lực tư nhân cùng ghé vai - Ảnh 10.



Source link

Cùng chủ đề

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa gắn với sáng tạo

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc về công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025. Sự kiện là cơ hội tốt để tỉnh Thừa Thiên Huế dần khẳng định vị trí của địa phương trên bản đồ du lịch Việt Nam nói riêng và bản đồ du lịch thế giới nói chung. Huế...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn “HorecFex Việt Nam 2024”

Chiều 17/9, Liên Chi hội Khách sạn Việt Nam, Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng tổ chức lễ công bố sự kiện triển lãm và diễn đàn công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành khách sạn "HorecFex Việt Nam 2024".Với chủ đề "Dẫn dắt tương lai ngành khách...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với mọi quốc gia và cá nhân. Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá Ai Cập và chiêm ngưỡng vẻ đẹp trường tồn của những kiến trúc cổ đại

Từ dòng sông Nile huyền thoại đến thành phố Luxor cổ kính…, mỗi địa danh đều mang đến...

Mỹ cắt giảm lãi suất: bà Harris lạc quan, ông Trump nói ‘chiêu trò chính trị’

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần đầu trong hơn 4 năm, với dự báo sẽ có nhiều tác động đến cuộc bầu cử Mỹ cũng như nền kinh tế nước này và thế giới. Chủ tịch Fed Jerome Powell họp báo tại Washington DC về chính sách lãi suất ẢNH: REUTERS Có gì trong kế hoạch kinh tế của bà Kamala Harris? Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 18.9 cắt giảm lãi suất đến 0.5%, lần cắt...

Bài đọc nhiều

Hơn 150.000 học sinh bước vào năm mới

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn đại biểu của tỉnh đến dự và chúc mừng lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; các cấp chính quyền địa phương cũng có các đoàn đại biểu dự lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo ghi nhận của phóng viên, buổi lễ khai giảng tại các...

Học sinh ở Hà Nội ngã từ tầng 3 xuống sân trường

Sáng 17/9, nam sinh V.V.Đ - học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Đại Thắng, (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chơi đùa trong giờ ra chơi và ngã từ tầng 3 xuống sân trường. Ngay sau khi phát hiện sự việc, giáo viên cùng nhân viên phòng y tế đã hỗ trợ đưa nam sinh đi cấp cứu. Chiều 17/9, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên xác nhận sự việc và cho biết...

Cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về thi lớp 10 trường chuyên ở TPHCM năm 2025

Trao đổi với VietNamNet, TS Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Năng khiếu, cho hay năm 2025 nhà trường vẫn tổ chức kỳ thi vào lớp 10 riêng. Hiện trường đang soạn dự thảo để xin ý kiến của cấp trên nhưng dự kiến kỳ thi vào lớp 10 của trường năm 2025 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm trước.  Dự kiến học sinh thi vào lớp 10 Phổ thông Năng...

Quảng Trị cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị yêu cầu các trường học tùy diễn biến của áp thấp nhiệt đới và bão chủ động cho học sinh nghỉ học, hoãn các cuộc họp, cuộc thi, hội nghị chưa cấp bách. Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất...

Bão số 4 sắp đổ bộ vào đất liền, 17 tỉnh thành “cân nhắc cho học sinh nghỉ học”

Theo bản tin của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 9h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 90km về phía Đông; cách Quảng...

Mới nhất

Bão số 4 chưa vào nhưng gió mạnh dần, cây bật gốc, đường biên giới ngập sâu

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm...

Thiết thực động viên quân dân trên tuyến đảo Tây Nam và Nhà giàn DKI

Dự buổi làm việc có: Chuẩn Đô đốc Trần Ngọc Quyết, Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Trưởng đoàn công tác; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ‘Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu’; nguyên Chủ...

Vẻ đẹp Việt Nam qua Triển lãm tranh Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage

Triển lãm Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2024 vừa tổ chức tại Hà Nội. Đây là triển lãm đánh dấu năm thứ 10 tạp chí Heritage của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản. 10 năm bền bỉ tổ chức,...

Kế hoạch đưa con người sống dưới đáy biển đặc biệt cỡ nào?

TPO - DEEP có trụ sở tại Anh đang phát triển hệ thống Sentinel, cho biết  một môi trường sống dưới nước có thể được cấu hình lại theo mô-đun sẽ cho phép con người sống ở độ sâu 200m trong 28 ngày. Mô hình các mô đun cho phép...

10 loại rau giàu chất sắt

1. Sắt quan trọng thế nào trong cơ thể?...

Mới nhất