Nghị quyết này không có hiệu lực pháp lý ràng buộc trong EU hay đối với Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Châu Âu cũng như đối với Hungary. Dù vậy, nó vẫn là đòn mạnh nhằm vào thể diện và thanh danh của Hungary và là sự thể hiện uy quyền của EU (thông qua EP) đối với Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Châu Âu. Nghị quyết trên chẳng khác gì lời “tuyên chiến” của EP với Hungary.
Nguyên nhân ở đây là EP không hài lòng với tình trạng thực thi dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc và hệ giá trị, theo tiêu chí và tiêu chuẩn chung của EU. Ủy ban Châu Âu cũng bất hòa với Hungary về những vấn đề này và đã áp dụng một số biện pháp trừng phạt.
Dù không chắc thắng, EP tuyên chiến như thế với Hungary cũng còn nhằm gia tăng áp lực đối với Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Châu Âu trong chuyện trừng phạt Hungary. Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Châu Âu tuy trừng phạt Hungary nhưng vẫn phải giữ cầu quan hệ với nước này vì vẫn cần lá phiếu biểu quyết của Hungary trong những quyết sách phải được tất cả các thành viên EU nhất trí. Những gì mà EP có thể làm được chỉ là không cho lãnh đạo Hungary phát biểu trước phiên họp toàn thể của EP và tẩy chay hợp tác với Hungary trong thời gian nước này đảm trách cương vị chủ tịch luân phiên EU.
Tổng thống Pháp Macron: Xung đột giúp NATO “thức tỉnh”, cần đảm bảo an ninh cho Ukraine