Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi nào trường phải bồi thường thiệt hại?

Khi nào trường phải bồi thường thiệt hại?


Vụ kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: “Giữ bằng tốt nghiệp 30 năm không trả là vụ hy hữu, hiếm gặp”

Mới đây, TAND quận Hai Bà Trưng vừa ra thông báo thụ lý vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đơn khởi kiện của ông Dương Thế Hảo (65 tuổi, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Người bị kiện là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – đại diện theo pháp luật là ông Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng nhà trường.

Vụ kiện ĐH Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Khi nào trường phải bồi thường thiệt hại? - Ảnh 1.

Ông Dương Thế Hảo cho biết, suốt 30 năm đòi lại bằng tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là quãng thời gian vô cùng gian nan. Ảnh: Gia Khiêm

Lý do khởi kiện đó là sau khi hoàn thành khóa học, từ năm 1989 ông Hảo không nhận được bằng tốt nghiệp và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng. Chỉ tới khi ông có đơn khởi kiện ra tòa thì năm 2019 nhà trường mới trả bằng tốt nghiệp kèm theo hồ sơ, giấy tờ cá nhân cho ông. Ông Hảo yêu cầu Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phải bồi thường là 36,696 tỷ đồng.

Trao đổi với PV Dân Việt, TS.LS Đặng Văn Cường (Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho hay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thể phải bồi thường thiệt hại cho cựu sinh viên nếu nguyên đơn có căn cứ chứng minh cơ sở giáo dục này đã có lỗi và gây thiệt hại.

“Theo quy định của pháp luật thì vấn đề bồi thường thiệt hại có thể đặt ra khi một bên vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên còn lại, hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi có lỗi, gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Trong trường hợp phát sinh thiệt hại mà các bên không thể hòa giải thỏa thuận được thì có thể khởi kiện đến tòa án để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”, luật sư Cường nêu.

Vụ kiện ĐH Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Khi nào trường phải bồi thường thiệt hại? - Ảnh 2.

TS.LS Đặng Văn Cường (Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho hay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thể phải bồi thường thiệt hại cho cựu sinh viên nếu nguyên đơn có căn cứ chứng minh cơ sở giáo dục này đã có lỗi và gây thiệt hại. Ảnh: Gia Khiêm

Theo luật sư Cường, trong các vụ án dân sự mà tòa án thụ lý giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có lẽ vụ cựu sinh viên kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân yêu cầu bồi thường hơn 36 tỷ đồng vì lý do giữ bằng tốt nghiệp 30 năm không trả là vụ án hi hữu, hiếm gặp.

Theo quy định của pháp luật, các đương sự có quyền khởi kiện khi có căn cứ cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, tuy nhiên pháp luật về tố tụng dân sự cũng quy định người khởi kiện có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện nhưng cũng có nghĩa vụ phải chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.

“Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (giữa các bên không có hợp đồng với nhau trước đó, thiệt hại phát sinh từ quan hệ dân sự, kinh tế mà không có thỏa thuận từ trước) thì vấn đề bồi thường thiệt hại dân sự chỉ đặt ra khi một bên có lỗi, gây ra thiệt hại cho bên kia”, luật sư Cường nhấn mạnh.

Vụ kiện ĐH Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Nguyên đơn cần chứng minh điều gì?

Luật sư Cường cũng phân tích, Điều 584, Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác; Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Vụ kiện ĐH Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Khi nào trường phải bồi thường thiệt hại? - Ảnh 3.

Bằng tốt nghiệp của ông Dương Thế Hảo được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp năm 2019. Ảnh: Gia Khiêm

“Như vậy theo quy định của pháp luật thì việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ xảy ra khi có thiệt hại và có lỗi của chủ thể đã gây ra thiệt hại đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bởi vậy, trong vụ án này nguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện nhưng có nghĩa vụ phải chứng minh về những thiệt hại đã xảy ra đối với mình, và chứng minh thiệt hại đó có nguyên nhân trực tiếp là do lỗi của cơ sở giáo dục.

Nếu nguyên đơn chứng minh được cơ sở giáo dục này đã có lỗi và gây thiệt hại đến tài sản, danh dự nhân phẩm, uy tín của mình bằng những chứng cứ được tòa án thừa nhận, nguyên đơn có thể thắng kiện, mức bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào mức độ thiệt hại trên thực tế có thể chứng minh”, luật sư Cường nêu.

Ngược lại, theo luật sư nếu nguyên đơn không chứng minh được cơ sở giáo dục có lỗi, không chứng minh được có thiệt hại xảy ra hoặc thiệt hại xảy ra do lỗi trực tiếp của bị đơn thì tòa án sẽ bác đơn khởi kiện.

Luật sư cũng nêu, quá trình giải quyết vụ án tòa án sẽ yêu cầu các đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ, trong trường hợp cần thiết, tòa án sẽ xác minh thu thập chứng cứ để làm rõ quy trình đào tạo của cơ sở giáo dục này được thực hiện như thế nào, nguyên đơn được công nhận tốt nghiệp từ thời điểm nào, tại sao nguyên đơn không nhận bằng tốt nghiệp, trước khi khởi kiện thì nguyên đơn đã yêu cầu nhà trường trao bằng tốt nghiệp hay chưa, lý do gì mà đến 2019 nguyên đơn mới nhận được bằng tốt nghiệp?

“Thực tiễn, tại các cơ sở giáo dục đào tạo, việc các sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp nhưng không đến nhận bằng không ít. Trong trường hợp sinh viên đã tốt nghiệp, đã có bằng tốt nghiệp mà cơ sở giáo dục không cấp bằng, trao bằng cho sinh viên thì đó là chuyện hiếm gặp và phải làm rõ nguyên nhân. Theo quy định của pháp luật, sau khi sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp sẽ được cấp bằng và được trao bằng theo quy định. 

Thực tiễn các cơ sở giáo dục đào tạo từ trước đến nay đều tổ chức các buổi lễ tốt nghiệp, trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên, không hiểu lý do gì mà nguyên đơn trong vụ án này lại không có mặt hoặc có mặt mà lại không được trao bằng tốt nghiệp? Tất cả những vấn đề về quy trình đào tạo, quy trình cấp bằng, điều kiện, thủ tục cấp bằng tốt nghiệp cũng như thực tiễn quá trình cấp bằng, nhận bằng được thực hiện như thế nào?”, luật sư Cường đặt câu hỏi.

Ngoài ra, luật sư Cường thông tin, nếu kết quả tranh tụng tại phiên tòa tới đây mà nguyên đơn chứng minh được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (bị đơn) đã có lỗi và gây ra thiệt hại cho bản thân mình thì tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuy nhiên mức độ thiệt hại bao nhiêu sẽ căn cứ vào chứng cứ.

Để chứng minh thiệt hại mà tòa án có thể chấp nhận thì cũng phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và hậu quả thiệt hại, những thiệt hại đó phải xác định được trên cơ sở chứng cứ về, bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp về phía nhà trường là chậm bàn giao bằng tốt nghiệp cho sinh viên.

“Đây là vụ án phức tạp cần phải làm rõ rất nhiều vấn đề, trong đó có quy trình đào tạo, thủ tục cấp bằng, yếu tố lỗi và đặc biệt là những thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần có thể phát sinh, trên cơ sở đó thì mới có thể giải quyết vụ án một cách đúng đắn, công bằng, đúng pháp luật. Kết quả giải quyết vụ án sẽ căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa tới đây, trên cơ sở các chứng cứ mà các đương sự cung cấp, cũng như chứng cứ tòa án thu thập trong quá trình giải quyết vụ án”, luật sư Cường nói thêm.

Tòa án cho biết, ông Dương Thế Hảo nguyên là sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp K26-27 hệ chính quy của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Năm 1989, ông Hảo hoàn thành thi tốt nghiệp với tất cả các môn. Sau khi hoàn thành khóa học, từ năm 1989 ông Hảo không nhận được bằng tốt nghiệp và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng. Chỉ tới khi ông có đơn khởi kiện ra tòa thì nhà trường mới trả bằng tốt nghiệp kèm theo hồ sơ, giấy tờ cá nhân cho ông.

Việc làm đó của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã gây ra hàng loạt hậu quả, thiệt hại cho cá nhân ông Dương Thế Hảo và gia đình trong thời gian dài. Trong đơn khởi kiện gửi tới tòa án, ông Hảo liệt kê chi tiết các khoản tiền yêu cầu nhà trường phải bồi thường gồm: Mất thu nhập từ lương 4,5 tỷ đồng; mất thu nhập ngoài lương 1,5 tỷ đồng; gây tổn thất tinh thần, uy tín, danh dự 2,5 tỷ đồng; mất cơ hội tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ 3,6 tỷ đồng; mất cơ hội hưởng thụ các chính sách, ưu đãi cho cựu quân nhân 2,7 tỷ đồng; mất quyền sở hữu và định đoạt các tài sản thiết yếu 7,5 tỷ đồng.

Ông Hảo yêu cầu Trường ĐH Kinh tế quốc dân bồi thường tổn thất từ việc giữ bằng ĐH và hồ sơ cá nhân khiến ông mất quyền tham gia thành lập và sở hữu doanh nghiệp, quản lý điều hành doanh nghiệp số tiền 5,4 tỷ đồng. Người đàn ông 65 tuổi cũng yêu cầu trường này bồi thường chi phí khai sinh, xin học cho các con; chi phí đòi các hồ sơ giấy tờ, thuê luật sư, chi phí hàn gắn hôn nhân, tổn thất về hạnh phúc gia đình,… Tổng thiệt hại mà ông Hảo yêu cầu Trường Đại học Kinh tế quốc dân phải bồi thường là 36,696 tỷ đồng.





Nguồn: https://danviet.vn/vu-kien-dh-kinh-te-quoc-dan-doi-boi-thuong-36-ty-khi-nao-truong-phai-boi-thuong-thiet-hai-20241022145417704.htm

Cùng chủ đề

Toà án nhân dân quận ở Hà Nội phản hồi gì?

Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng vừa gửi đơn đề nghị ông Dương Thế Hảo (65 tuổi, Hà Nội) bổ sung văn bản nêu ý kiến kèm theo tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ kiện đòi Đại học Kinh tế Quốc dân bồi thường trên 36 tỷ...

30 năm, hàng trăm lần tôi đến trường “đòi” bằng đại học

Vụ kiện Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Người đàn ông kể những năm tháng chật vật vì không được trường trả bằng tốt nghiệpMới đây, TAND quận Hai Bà Trưng vừa ra thông báo thụ lý vụ án dân sự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật. ...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Diện mạo loạt bãi giữ xe rộng hàng nghìn m2 bám Metro 1

5 bãi đậu xe cá nhân dọc tuyến Metro 1 đã thành hình, đang được gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng để đưa vào khai thác đồng bộ vào ngày 22/12 tới. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Hơn 5000 học sinh, sinh viên tham gia “Ngày hội Toán học mở TP.HCM”

"Ngày hội Toán học mở TP.HCM" năm 2024 với chủ đề “Chơi cùng Toán học – Playing with Math” đã thu hút hơn 5.000 học sinh, sinh viên từ khắp các trường học trên địa bàn TP.HCM. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Cùng chuyên mục

Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí lên tiếng về các gói học phí dài hạn tại những trường quốc tế, thế nhưng vẫn có nhiều phụ huynh "nếm trái đắng" mà mới nhất là vụ trường Saigon Star... Trao đổi với...

Nhiều trường hợp đề IELTS bị rò rỉ trước khi thi, sẵn luôn cả đáp án?

Tại một số quốc gia Nam Á, những hành vi gian lận trong kỳ thi IELTS như làm giả chứng chỉ, tuồn đề trước ngày thi hay thậm chí 'thi hộ' ngày càng phổ biến. ...

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật. ...

Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM tiếp nhận IELTS 6.0 để miễn học phần tiếng Anh

Sinh viên Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM cần nộp chứng chỉ IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ khác theo quy định để trường xem xét miễn học phần tiếng Anh học tại trường. Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM...

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng làm hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng vừa được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2020 – 2025. Sáng 18/12, Trường ĐH Giao thông vận tải tổ chức lễ công bố quyết định công nhận PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, giữ chức vụ hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trước khi giữ cương vị hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng là phó hiệu trưởng Trường...

Mới nhất

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập với chuẩn quốc tế

Phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập có cơ cấu hợp lý theo định hướng ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành và lĩnh vực, hoạt động hiệu quả, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, làm nền tảng để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản, địa chất độc đáo của Đồng Nai

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh mới đây đã cùng lãnh đạo UBND tỉnh, sở, ngành, địa phương, các nhà khoa học và doanh nghiệp thực hiện khảo sát các thắng cảnh, tìm hiểu những giá trị địa chất,...

Gần 23.000 tỉ đồng đầu tư Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng

Tỉnh Trà Vinh đã ban hành quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng. ...

V-Green hợp tác Fast+ triển khai 5.000 trụ sạc đến hết năm 2025

Công ty Cổ phần Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN và Công ty Cổ phần Trạm sạc Fast+ vừa ký kết thoả thuận hợp tác nhượng quyền để lắp đặt 5.000 trụ sạc các loại dành riêng cho xe điện VinFast, công suất từ 7,4 KW đến 120 KW trên toàn quốc, từ nay đến hết năm 2025....

Năm 2025 đối tượng nào được tăng lương hưu?

Từ 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực thi hành, sẽ điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với những người có mức hưởng thấp và nghỉ hưu trước năm 1995. Cụ thể, theo Điều 67 Luật BHXH 2024 quy định, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng...

Mới nhất