Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi học sinh 'bội thực' việc học

Khi học sinh ‘bội thực’ việc học


Trong bức tâm thư về việc học trên Báo Thanh Niên ngày 21.5, Phạm Thanh Thư, học sinh lớp 11 Trường THPT Bảo Lộc (TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), viết: “Em ước gì các buổi học trên lớp, số lần kiểm tra sẽ được giảm, hạn chế đánh giá học sinh bằng điểm số, thay vào đó, tổ chức các buổi trải nghiệm ngoài thực tế như học cách sinh tồn khi gặp hiểm nguy…”.

Rõ ràng những hoạt động đọc sách, học bơi, xem phim, rèn kỹ năng sống, chuẩn bị khởi nghiệp… là mong ước chính đáng của hàng triệu học sinh, nhưng các em đang bị ‘bội thực’ việc học.

Gần đây, nhiều phụ huynh thắc mắc vì sao chương trình giảm tải mà sao con em chúng tôi vẫn phải học ngày học đêm. Câu hỏi đầy trăn trở và day dứt ấy là nỗi lòng chung của chúng ta khi tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 cấp học.

Chương trình mới này được nhận định là giảm tải số môn học, giảm số tiết thực học, tăng cường thực hành và tính ứng dụng, chú trọng tư duy phản biện và tính sáng tạo của người học.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chúng tôi nhận ra nhiều vướng mắc với nhiều suy tư và lắm lúc thở dài thườn thượt bởi một số lý do sau đây.

Khi học sinh 'bội thực' việc học - Ảnh 1.

Học sinh cần được cởi trói bớt áp lực việc học

Đặt ra mục tiêu quá cao cho học sinh

Nghe một người bạn kể về hành trình giúp con gái của mình ôn bài thi cuối kỳ lớp 2, tôi tự hỏi vì sao kiến thức vỡ lòng cho trẻ tiểu học lại khó đến thế.

Cụ thể, bé loay hoay phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ sự vật. Mẹ và con tranh cãi, phân vân xếp loại các từ vào nhóm từ loại. Rồi con phải “đánh vật” với các kiểu câu “ai thế nào, ai làm gì”… Câu chuyện này rõ ràng cho thấy “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” giờ dồn ép vào đầu những đứa trẻ mới 7 tuổi.

Nếu không cho con học thêm từ bậc tiểu học, tôi tự hỏi liệu rằng bố mẹ có thể kham nổi khâu ôn bài, luyện đề cho con theo mức độ cần đạt ngày càng tăng dần hay không?

Cảnh anh chị lớn kèm cặp bài vở cho em út trong nhà hầu như không còn, bởi mỗi cháu cách nhau 2-3 lớp đã khác biệt chương trình. Chưa kể, các trường lại dùng các bộ sách giáo khoa khác nhau. 

Vì thế, nhiều gia đình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi con đến nhà cô sau buổi học chính khóa. Và cảnh “bội thực” việc học khiến trẻ mệt mỏi ngày càng nhan nhản.

Chương trình mới “tăng tải” bởi sự dồn ép kiến thức, kỹ năng

Xin tạm bỏ qua sự rối rắm khi “3 thầy 1 sách”, “2 thầy 1 sách” trong những môn tích hợp, tôi chỉ muốn nhấn mạnh về áp lực kiến thức và kỹ năng trong môn ngữ văn bậc THCS. 

Đây là năm thứ hai, chúng tôi theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở lớp 6. Tôi chứng kiến cảnh nhiều lần giáo viên lẫn học sinh “cùng đuối” vì phải chạy đua với bài vở. Nhiều văn bản mới tinh lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy. Hàng loạt tác phẩm lớn trong chương trình trước (như tác phẩm Mây và sóng ở lớp 9, Cô bé bán diêm ở lớp 8) bị đẩy xuống dạy ở lớp 6. 

Ngay đến văn bản Cô Tô cực kỳ tinh tế, điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, tác giả viết sách còn cố đưa thêm một đoạn ngữ liệu khá dài ở phần đầu vào khiến bài đọc hiểu thêm  khó khăn đối với học sinh đầu cấp.

Phần tiếng Việt thì dồn dập kiến thức cần tìm hiểu, kỹ năng cần vun bồi. Bên cạnh đó là hàng loạt bài tập về nhiều đơn vị kiến thức khác nhau. Người soạn sách lý giải rằng học sinh đã được làm quen những kiến thức đó từ tiểu học, giờ chỉ thực hành ứng dụng nâng cao. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng tươi sáng và mượt mà như thế.

Trong cùng một bài học, phần viết yêu cầu học sinh phải luyện 3 dạng đề liên tiếp: tập làm thơ lục bát, viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một đoạn thơ lục bát, rồi chuẩn bị một bài văn trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương. Giáo viên dạy trong hoang mang, học sinh mải mướt rượt đuổi theo yêu cầu của chương trình.

Khi học sinh 'bội thực' việc học - Ảnh 2.

Học sinh phải đối mặt một lượng lớn kiến thức từ bậc tiểu học

“Khó xử” với đổi mới kiểm tra và đánh giá 

Ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách yêu cầu các đề kiểm tra văn phải sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình. Riêng phần viết chiếm phần lớn điểm kiểm tra cũng phải làm văn trên ngữ liệu mới. Đây là yêu cầu cần thiết để tránh việc dạy và học theo văn mẫu. Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tế bao câu chuyện bi hài bắt đầu manh nha. 

Thầy mải mướt tìm ngữ liệu xây dựng đề. Trò loay hoay ôn tập và chẳng biết bắt đầu từ đâu, định hướng thế nào. Những đề văn dài dằng dặc 2-3 trang A4 bắt đầu xuất hiện. Học sinh lớp 6, 7 và 10 phải tập trung đọc hiểu một ngữ liệu mới, trả lời hàng chục câu hỏi trắc nghiệm và hoàn thành một bài văn chưa từng được luyện tập trong khoảng thời gian 90 phút.

Chẳng hạn, trong đợt kiểm tra giữa kỳ môn ngữ văn lớp 7 vừa qua, học sinh phải viết cảm nhận về một nhân vật ngoài chương trình. Thầy và trò hớt hải ôn luyện, bởi tác phẩm cùng thể loại ngoài sách giáo khoa thì bạt ngàn. 

Giáo viên lâm vào tình trạng khó xử: “mớm” trước cho học sinh vài “địa chỉ”, “khoanh vùng” cho các em vài tác phẩm thì trái quy định; nhưng để cho học trò “tự bơi” giữa kho tàng văn học ngút ngàn thì điểm số thấp.

Áp lực việc học, ôn luyện, thi cử ngày càng đè nặng đôi vai học sinh như thế đó!



Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Nhà xuất bản Giáo dục VN tặng sách cho học sinh Lào Cai bị ảnh hưởng bão Yagi

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa trao tặng hơn 1.500 bộ sách giáo khoa cùng 50 suất quà cho học sinh hai trường học ở Lào Cai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão Yagi. Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nha-xuat-ban-giao-duc-vn-tang-sach-cho-hoc-sinh-lao-cai-bi-anh-huong-bao-yagi-post986590.vnp

Sách giáo khoa thay đổi liên tục gây lãng phí, Bộ trưởng GD&ĐT nói gì?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Đề nghị hạn chế xuất bản sách không cần thiếtTheo cử tri tỉnh Hưng Yên, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học. Các bộ sách giáo khoa liên tục được thay...

Bộ GDĐT phản hồi cử tri về vấn đề “sách giáo khoa liên tục được thay thế, đề nghị hạn chế xuất bản sách”

Cụ thể, cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị Bộ GDĐT như sau: "Hiện nay, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học.Các bộ sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung để theo...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phản hồi việc sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Đề nghị hạn chế cho xuất bản các sách không cần thiếtCử tri nêu hiện nay, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận bằng cử nhân đào tạo quốc tế

29 sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ được Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST) trao bằng cử nhân quản trị kinh doanh thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận bằng cử nhân đào tạo quốc tế

29 sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ được Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST) trao bằng cử nhân quản trị kinh doanh thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế. ...

Mới nhất

Quốc Cường Gia Lai rút kháng cao, đồng ý trả 2.882 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

(NLĐO) - Quốc Cường Gia Lai từng kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan phán quyết buộc công ty trả cho bà Trương Mỹ Lan...

Tước vương miện hoa hậu Panama sau khi bị loại khỏi Miss Universe 2024

Tổ chức Miss Universe Panama vừa thông báo tước bỏ ngôi vị hoa hậu của Italy Mora, sau khi cô bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi Miss Universe ở Mexico vì vi phạm quy chế. Theo Hola!, quyết định này được đưa ra sau khi Italy Mora liên tục vi phạm hợp đồng với Tổ chức Hoa hậu Panama. "Việc...

Phong tỏa DN huy động vốn trả lãi 50%: Nợ hơn 7.500 người, gốc hơn 3.700 tỷ đồng

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Công ty GFDI ở Đà Nẵng mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng. Chiều 8/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng đã thông báo thông tin liên quan đến vụ việc tại Công ty TNHH...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra...

Mới nhất