Trang chủNewsChính trịKhi dữ liệu cá nhân bị đánh cắp

Khi dữ liệu cá nhân bị đánh cắp

Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu. Nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ với sự cần thiết của việc ban hành Luật. Song cần quy định chặt chẽ để bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư, tránh tình trạng lộ, lọt thông tin. Bên cạnh đó, việc quy định rõ điều kiện, trường hợp được chuyển dữ liệu ra nước ngoài cũng nhận được nhiều ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội.

1 a1

Thu thập, sử dụng thông tin bí mật cá nhân phải được sự đồng ý

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Đoàn Cần Thơ) cho rằng, thực tế hiện nay nhiều dữ liệu được thu thập, lưu trữ còn trùng lặp, chồng chéo chưa thống nhất về dữ liệu dùng chung gây khó khăn khi kết nối, chia sẻ và khai thác.

Đề cập đến bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư, theo ông Nghĩa hiện tình trạng lộ, lọt xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng do đó phải có quy định cụ thể về bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng. Vì vậy dự thảo Luật lần này cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức cá nhân, phải áp dụng các biện pháp bảo mật như: mã hoá, xác định 2 yếu tố bảo vệ bức tường lửa, công nghệ giúp bảo quản tất cả dữ liệu để bảo đảm thống nhất dữ liệu.

Bên cạnh đó, cần chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm liên quan đến công tác bảo mật dữ liệu. “Các cơ quan tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu dữ liệu cá nhân bị rò rỉ, đánh cắp do sơ suất trong quá trình bảo mật” – ông Nghĩa nói và cho biết qua tiếp xúc cử tri thì cử tri cũng rất quan tâm đến tình trạng dữ liệu cá nhân bị lộ lọt, bị khai thác, mua bán trái phép nhưng chưa được kiểm soát, hệ thống thông tin còn các lỗ hổng bảo mật hoặc việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với dân cư vẫn còn khó khăn. Do vậy, đề nghị dự thảo Luật lần này tiếp tục nghiên cứu, khắc phục các vấn đề trên.

Theo ĐBQH Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc), Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Hay tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Do vậy ông Tiến cho rằng, việc thu thập lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý. Vì vậy cần rà soát quy định tại điểm b, khoản 4, điều 21 của dự thảo Luật để đảm bảo với Hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Theo ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp), hiện dữ liệu thu thập trùng lắp, chồng chéo, hệ thống thông tin còn lỗ hổng bảo mật, không đủ điều kiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khó khăn trong khai thác, lưu thông. Do đó, luật hoá dữ liệu là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên ông Hoà đề nghị: “Quản lý nhà nước về dữ liệu rất quan trọng nên cần sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, nhất là cơ quan được giao trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng, xử lý khai thác dữ liệu nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân và lợi ích hợp pháp của cá nhân”.

“Dữ liệu rất quan trọng nên các loại tội phạm đều tìm mọi cách có được để thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức và kể cả quốc gia. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần rà soát thật kỹ, nghiên cứu và bổ sung thêm, nhất là những hành vi có thể phát sinh trong tương lai. Bởi vì hiện nay tội phạm cũng đang phát triển để thích nghi nhằm đạt được mục đích là phạm tội, rõ nhất là trong thời gian vừa qua thì tội phạm lừa đảo phát triển rất đa dạng và tinh vi”- ĐBQH Trình Lam Sinh (Đoàn An Giang) nêu rõ.

Dẫn chứng từ việc bản thân ông trong thời gian vừa qua cũng nhiều lần bị lừa đảo, ông Sinh đặt vấn đề: “Không hiểu vì sao họ lại có đầy đủ những thông tin cá nhân, số điện thoại, công việc, chức vụ của tôi để đe dọa rất nhiều lần? kể cả việc tôi thanh toán tiền điện, tiền nước qua App cho gia đình ba mẹ tôi họ cũng biết và gọi để đe dọa”.

Từ đó, theo ông Sinh, có thể dữ liệu đã bị lọt ra ngoài. Trong khi đó, tại khoản 10 Điều 9 lại quy định các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. “Quy định như thế này tôi thấy còn chung chung, bởi vì pháp luật thì nhiều lắm, gần như luật nào của chúng ta cũng đều có điều khoản để nghiêm cấm” – ông Sinh nói và đề xuất bổ sung thêm quy định giao Chính phủ quy định chi tiết điều này. Bởi nếu làm như vậy thì sẽ kịp thời cập nhật các thủ đoạn phạm tội mới phát sinh và sẽ có những chế tài phù hợp.

anh thay 1
Thời gian qua, tình trạng dữ liệu thông tin cá nhân bị rò rỉ gây ra bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Ảnh: M.H.

Quy định rõ điều kiện, trường hợp được chuyển dữ liệu ra nước ngoài

Đề cập đến các nội dung liên quan đến việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) phân tích, với thực trạng mua, bán dữ liệu nói chung và việc chuyển giao dữ liệu giữa tổ chức, cá nhân rất phổ biến, có các hoạt động chuyển dữ liệu ra nước ngoài. Trong đó, có những tổ chức, cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc những tổ chức, cá nhân người người nước ngoài có tham gia các hoạt động chuyển dữ liệu này, nhất là dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng của quốc gia.

“Hoạt động này tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó có tác động đến quốc phòng, an ninh và những nội dung quan trọng khác của quốc gia. Do đó, quy định các nội dung trong việc hạn chế việc chuyển dữ liệu và kiểm soát việc chuyển giao các dữ liệu nêu trên ra nước ngoài chính là thắt chặt việc dữ liệu cá nhân, dữ liệu phi cá nhân, đảm bảo an toàn thông tin cho tổ chức, cá nhân và đảm bảo tài nguyên dữ liệu của tổ chức và của quốc gia” – bà Phúc kiến nghị.

Cùng quan điểm, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Đoàn Cần Thơ) nêu vấn đề, việc mua bán dữ liệu nói chung và chuyển giao dữ liệu giữa các tổ chức cá nhân ngày càng phổ biến, không chỉ mang tính chất cơ bản mà càng chuyên nghiệp, thường xuyên và trở thành các dịch vụ kinh doanh… tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Ông Nghĩa nói: Nhiều nước trên thế giới đã quy định hạn chế, và kiểm soát việc chuyển giao dữ liệu này ra nước ngoài để đảm bảo an ninh tài nguyên dữ liệu. Dự thảo Luật đã có quy định rõ ràng về yêu cầu, điều kiện thủ tục chuyển dữ liệu ra nước ngoài cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với dữ liệu cốt lõi, và dữ liệu quan trọng. Đồng thời việc này giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Liên quan đến vấn đề trên, ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cũng đề nghị cần phải thận trọng. Theo đó, bảo vệ dữ liệu bí mật của tổ chức, cá nhân, không để kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu, trục lợi bằng nhiều hình thức khác nhau, bảo vệ chủ quyền số và lợi ích quốc gia, nhưng cũng đảm bảo hài hoà thông lệ quốc tế, không cản trở dữ liệu an toàn tự do biên giới. Ngoài ra, cần xác định cụ thể các trường hợp bị cấm, hoặc hạn chế ra nước ngoài đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Đoàn Hưng Yên) nhận định, việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường, mở rộng nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển nền kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, luồng dữ liệu phi biên giới ngày càng gia tăng đòi hỏi phải có khung pháp lý rõ ràng để quản lý chặt chẽ dữ liệu chuyển ra nước ngoài.

Song để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, ông Thắng đề nghị, xác định các loại dữ liệu quan trọng bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài. Bên cạnh đó, quy định về lưu trữ bản sao dữ liệu quan trọng tại Việt Nam và truy xuất, kiểm soát dữ liệu, trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự cố về dữ liệu. Nhất là, quy định về thẩm quyền của các cơ quan trong việc giải quyết, quyết định việc chuyển giao dữ liệu và tuân thủ quy định về đánh giá dữ liệu để tránh chồng chéo trong công tác quản lý.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Lâm Đồng) thì đề nghị, cần quy định rõ các điều kiện, các trường hợp cần được thực hiện chuyển dữ liệu, quy trình chuyển dữ liệu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thêm về quy định thẩm quyền của Bộ Công an thực hiện đánh giá và quyết định cung cấp, chuyển giao dữ liệu quan trọng thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành với quy định hiện hành.

“Dự thảo Luật quy định về chuyển dữ liệu ra nước ngoài nhưng chưa làm rõ các loại dữ liệu bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài và quy trình cụ thể. Trong bối cảnh quốc tế hóa, việc chuyển dữ liệu xuyên biên giới đòi hỏi phải có khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ chủ quyền số của quốc gia. Vì vậy làm rõ các loại dữ liệu bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài và quy trình chi tiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”- ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) kiến nghị.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội rất sâu sát, cụ thể theo từng vấn đề dù đây là một luật mới, chuyên ngành và rất khó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết sẽ chỉ đạo Bộ Công an tập trung nguồn lực nghiên cứu, tiếp thu, giải trình một cách hợp lý, xác đáng các ý kiến của đại biểu Quốc hội. “Bộ Công an sẽ sớm hoàn thiện tiếp thu, chỉnh lý cố gắng đảm bảo chất lượng để Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Dữ liệu tại kỳ họp này” – Phó Thủ tướng Lê Thành Long nói.

Ngày làm việc thứ 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 8/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Buổi sáng: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để nghe các nội dung: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Hóa chất (sửa đổi); Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu.

Buổi chiều: Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).



Nguồn: https://daidoanket.vn/khi-du-lieu-ca-nhan-bi-danh-cap-10294100.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị

Sáng 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. ...

Đổi mới về tuyên truyền, xử lý thông tin báo chí phản ánh

Ngày 20/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, ngành Tuyên giáo Thái Nguyên tham mưu, triển khai tuyên truyền,...

Đảm bảo đồng bộ chất lượng đầu vào

Về việc quy đổi về thang điểm chung giữa các phương thức xét tuyển và các tổ hợp xét tuyển theo tinh thần dự thảo thông tư tuyển sinh đại học (ĐH) 2025 đang lấy ý kiến, các cơ sở đào tạo cho rằng điều này sẽ giúp đảm bảo tính công bằng. ...

Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trường ngoài công lập

Tiến tới sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập và ngoài công lập, các chuyên gia đề xuất Nhà nước có thể đầu tư cho các trường ngoài công lập nếu trường đó có nhóm nghiên cứu mạnh, tham gia đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu sứ mệnh quốc gia. ...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 80 năm Ngày...

Bài đọc nhiều

Từ chiến khu Đông Triều đến chiến trường Nam Bộ, dấu ấn của tính quyết đoán, lòng can đảm

Nguyễn Bình (tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo), sinh năm 1908, quê ở thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm) huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bị thực dân Pháp truy lùng vì tham gia...

Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong phát triển tương lai đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, nỗ lực mạnh mẽ vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. ...

TP Hạ Long kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

NDO - Ngày 18/12, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long...

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị

Sáng 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. ...

Ông Phạm Ngọc Dương giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng

Chiều 10/10, Thường trực Thành ủy Hải Phòng triệu tập hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quyết định điều động, phân công ông Phạm Ngọc Dương, Phó...

Cùng chuyên mục

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị

Sáng 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. ...

Đổi mới về tuyên truyền, xử lý thông tin báo chí phản ánh

Ngày 20/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, ngành Tuyên giáo Thái Nguyên tham mưu, triển khai tuyên truyền,...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 80 năm Ngày...

Sắp xếp bộ máy các cơ quan gắn với tinh giản biên chế

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành kế hoạch phân công triển khai sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Theo kế hoạch, Chủ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. ...

Mới nhất

Tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Ôn lại truyền thống vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, chúng ta càng thêm tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng... Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I...

Thí điểm khu thương mại tự do: Vì sao Đà Nẵng muốn lấn biển?

Đà Nẵng thí điểm nhiều chính sách trong vòng 5 năm, trong đó có nội dung thành lập khu thương mại tự do. Thời gian ngắn nhưng vì sao có đề xuất lấn biển? ...

Ứng xử với di sản trong kỷ nguyên mới: Bảo tồn dựa trên nền tảng văn hóa

Quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu phải gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Mặc dù đã tốn khá nhiều tiền của và công sức cho khai...

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trước đó,...

Mới nhất