Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì...

Khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì phải có một vài ưu tiên


Trao đổi về quy định tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Khi xây dựng, chúng tôi cũng phải nhìn cùng các ngành khác, không muốn ngành của mình có đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái “bất thường”. Thế nhưng, trong số 1,6 triệu nhà giáo, phần lớn chưa đủ sống, khi đó không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học được. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước vừa thoát nghèo, chưa giàu, không thể “dàn hàng ngang” ưu tiên cho mọi việc. Nhưng khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì dứt khoát phải có một vài ưu tiên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì phải có một vài ưu tiên- Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngày 20/11 năm nay đặc biệt hơn, niềm hạnh phúc các nhà giáo được nhân lên khi đúng thời điểm này Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo.

Ngày 20/11 năm nay đặc biệt hơn, niềm hạnh phúc các nhà giáo được nhân lên khi đúng thời điểm này Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo

Phát biểu tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, hôm nay là ngày đặc biệt, ngày lễ, ngày hạnh phúc của hơn 1 triệu người đang làm việc trong ngành Giáo dục.

Ngày 20/11 năm nay đặc biệt hơn, niềm hạnh phúc các nhà giáo được nhân lên khi đúng thời điểm này Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo. Trước đó, Chính phủ, Quốc hội thống nhất xây dựng, trình dự thảo Luật Nhà giáo đã là sự động viên rất lớn với hàng triệu nhà giáo trong cả nước.

Cảm ơn các ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng bày tỏ, với các quan điểm ủng hộ, tán thành, thống nhất rất cao đã được trao đổi, có thể cảm nhận sự đồng tình của các đại biểu; đó không chỉ là sự ủng hộ với dự thảo Luật Nhà giáo, mà còn thể hiện trách nhiệm với ngành Giáo dục và đất nước.

Với phần lớn các ý kiến của đại biểu góp ý vào các nội dung cụ thể, quy định chi tiết, Bộ trưởng cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiên cứu từng ý kiến, để đưa vào Luật, nhưng phần lớn sẽ đưa sang các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì phải có một vài ưu tiên- Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì dứt khoát phải có một vài ưu tiên.

Khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì dứt khoát phải có một vài ưu tiên

Theo Bộ trưởng, ngoài Luật Nhà giáo còn có Luật Giáo dục và nhiều luật khác nên dự thảo Luật Nhà giáo không bao quát được. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng phải chấp nhận một vài điểm khác với các luật khác để phù hợp với sự phát triển của lực lượng nhà giáo.

“Ví dụ như quy định về tuổi nghỉ hưu, quy định về thuyên chuyển, quy định dạy liên trường, liên cấp…”, Bộ trưởng viện dẫn và cho rằng, nếu xét thấy khác nhưng phục vụ mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo, mang lại sự tốt lành cho nhà giáo – mong các đại biểu ủng hộ.

Về một số ý kiến đối với xếp lương nhà giáo, Bộ trưởng cho biết, khi xây dựng, chúng tôi cũng phải nhìn cùng các ngành khác, không muốn ngành của mình có đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái “bất thường”.

Thế nhưng, trong số 1,6 triệu nhà giáo, phần lớn chưa đủ sống, khi đó không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học được.

Trong bối cảnh hiện nay, đất nước vừa thoát nghèo, chưa giàu, không thể “dàn hàng ngang” ưu tiên cho mọi việc. Nhưng khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì dứt khoát phải có một vài ưu tiên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Khi đã xem là đột phá chiến lược, là quốc sách thì phải có một vài ưu tiên- Ảnh 3.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức về dạy thêm

Chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức về dạy thêm

Đối với vấn đề dạy thêm nhận được một số đại biểu nêu, Bộ trưởng cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức về dạy thêm, trong đó có việc “giáo viên ép buộc học sinh học thêm”.

Nhấn mạnh tiếp thu tối đa các ý kiến, bao gồm 90 ý kiến thảo luận tại tổ và 36 ý kiến thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng một phần vì khó khăn của nhà giáo nhưng lý do chính yếu là để phát triển đội ngũ nhà giáo.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt những người làm giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chúc mừng tốt đẹp tới các đại biểu Quốc hội đã và đang công tác trong ngành Giáo dục.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-khi-da-xem-la-dot-pha-chien-luoc-la-quoc-sach-thi-phai-co-mot-vai-uu-tien-20241120155257679.htm

Cùng chủ đề

Lương giáo viên giỏi dưới trường 10 triệu, về sở còn 7 triệu

Đề nghị bảo lưu chế độ, chính sách, đại biểu Quốc hội lấy ví dụ giáo viên giỏi lương dưới trường là 10 triệu đồng, khi về sở hoặc phòng chỉ còn 7 triệu. Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật nhà giáo. Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho biết, điểm a khoản 5 Điều 21 về bảo lưu chế độ, chính sách trong điều động nhà giáo quy định: Trường hợp điều...

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo

Sáng 20/11, Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu đồng thuận với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục...

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo

NDO - Chính sách tiền lương, phụ cấp và hỗ trợ đối với nhà giáo là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11. Quy định rõ mức độ ưu tiên cho nhà giáo ngành ở ngành nghề đặc thù Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh)...

Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy với kiến thức, kinh nghiệm và tình yêu thương, trách nhiệm, sẽ dẫn dắt thế hệ trẻ tự tin bước trong một thế giới không ngừng phát triển nhưng cũng đầy biến động.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ trương không cấm dạy thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ đang chủ trương không cấm việc dạy thêm, mà cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức hoặc trái nguyên tắc chuyên môn của nhà giáo. Sáng 20-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo

Sáng 20/11, Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu đồng thuận với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục...

Cần có quy định cụ thể bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo trên không gian mạng

Tại phiên thảo luận sáng 20/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đồng tình việc quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo để tạo hành...

Không nên biến giáo viên thành học sinh vì những quy định về bồi dưỡng, chứng chỉ

Một số đại biểu Quốc hội, cho rằng, thực tế đang đòi hỏi rất cao nhà giáo không chỉ về đạo đức, chuẩn mực, sự hiểu biết, tính sáng tạo mà còn đòi hỏi về phẩm chất, tư...

Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng

Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm...

Nữ giáo viên và những kỷ niệm chưa từng trải qua trong đời

Học sinh bị nghi ngờ lấy đồ dùng học tập của bạn về nhà uống thuốc cỏ hay học sinh vệ sinh cá nhân kém, giáo viên nhắc nhở liền nghỉ học cả tuần… là những kỷ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường tiểu học công lập đầu tiên ở Hà Nội dạy golf miễn phí

Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ dạy miễn phí môn golf cho học sinh toàn trường trong năm học 2024-2025. Bà Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết, toàn bộ 850 học sinh của trường sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn, đào tạo golf miễn phí (bao gồm cả dụng cụ chơi golf) từ tháng 1/2025 đến hết năm học 2024-2025. "Việc đưa golf vào trường học...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Cô giáo trẻ và nghề làm… hiệu trưởng!

Cô giáo Nguyễn Thu Biên có một khát vọng cháy bỏng đó là xây dựng nên "Ngôi trường hạnh phúc từ tâm”. Triết lý giáo dục đầy tính nhân văn này đã theo cô suốt từ khi cô là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất trong khối các trường tư thục ở...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Cùng chuyên mục

Tri ân những cống hiến, nỗ lực cho sự nghiệp giáo dục

(ĐCSVN) – Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm là Ngày hội của toàn ngành giáo dục, là ngày để mỗi người tri ân thầy/cô, cả xã hội tôn vinh nghề dạy học. ...

Trường Quốc Tế TIS kỷ niệm 25 năm thành lập

Tối 17/11, đêm Gala kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Quốc Tế TIS đã diễn ra đầy xúc động và trang trọng với chủ đề “Symphony of Stars - Bản giao hưởng của những vì sao”. Sự kiện đánh dấu một chặng đường dài phát triển, với nhiều cột mốc thành công trong hành trình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của Trường Quốc tế TIS, đồng thời chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chương trình được...

Chin-su mang chảo cơm có thịt đặc biệt lên vùng cao dịp 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chưa bao giờ tưng bừng đến thế tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, với “chảo cơm có thịt khổng lồ” – hoạt động đặc sắc, ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một triệu bữa cơm có thịt” do Chin-su phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp thực hiện.Hà An Nguồn: https://vtcnews.vn/chin-su-mang-chao-com-co-thit-dac-biet-len-vung-cao-dip-20-11-ar908462.html

Những thầy cô đặc biệt của trẻ tự kỷ

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi muốn nói lời tri ân đến những giáo viên đang âm thầm dấn thân trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt: Dạy trẻ tự kỷ. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, bạn đọc Phương Phương đã...

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo

Sáng 20/11, Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu đồng thuận với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục...

Mới nhất

Chủ tịch Hà Nội: Phải hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Ngày 20/11, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND TP Hà Nội và các thành viên Ban Chỉ đạo nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang...

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award dành cho hệ thống AML phòng chống rửa tiền từ Oracle. Đây là giải thưởng thường niên có tính chọn lọc cao...

Những ai không nên ăn cà tím?

Những nhóm người không nên ăn cà tím Người có tiền căn dị ứng, hen suyễn Trong cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Do đó, người bị hen suyễn, cơ địa dị ứng khi ăn vào rất dễ bị ngứa ở miệng, hoặc mẩn ngứa ngoài...

Trường Quốc Tế TIS kỷ niệm 25 năm thành lập

Tối 17/11, đêm Gala kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Quốc Tế TIS đã diễn ra đầy xúc động và trang trọng với chủ đề “Symphony of Stars - Bản giao hưởng của những vì sao”. Sự kiện đánh dấu một chặng đường dài phát triển, với nhiều cột mốc thành công trong hành trình cống hiến cho sự...

Sở hữu “con bài mặc cả” với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga, khẳng định chính sách không nhập khẩu trực tiếp khí đốt của xứ bạch dương. Dường như, đầu tàu kinh tế châu Âu đã có hướng đi mới.

Mới nhất