Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhen phải vì học sinh, không vì người lớn

Khen phải vì học sinh, không vì người lớn


Niềm vui của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Minh Đạo, Q.5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Niềm vui của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Minh Đạo, Q.5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024 – Ảnh: NHƯ HÙNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thái Văn Tài nói: “Điểm khác biệt trong cách đánh giá học sinh tiểu học so với trước đây là điều chỉnh theo hướng giảm cho điểm, tăng cường nhận xét, coi trọng đánh giá quá trình để theo dõi sát sao, hỗ trợ, khích lệ học sinh tiến bộ so với bản thân các em”.

Khen phải vì đứa trẻ chứ không phải vì người lớn. Khi mục tiêu “khen” để phục vụ mong muốn, kỳ vọng của người lớn thì mãi mãi ta không giải quyết được tình trạng gây áp lực lên chính đứa trẻ.

Ông THÁI VĂN TÀI

Cần thay đổi tư duy môn chính, môn phụ

* Từ câu chuyện chữ “H” là lý do khiến nhiều học sinh không được xuất sắc, nhiều người cho rằng cách đánh giá học sinh nên cho điểm, thay vì chỉ nhận xét vì sẽ dễ rơi vào cảm tính. Ông có chia sẻ gì về ý kiến này?

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) THÁI VĂN TÀI

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) THÁI VĂN TÀI

– Quan điểm của Bộ GD-ĐT thể hiện trong thông tư 27 là không đánh giá học sinh ở bậc tiểu học chỉ dựa vào điểm số trong bài kiểm tra đánh giá định kỳ. Nhiều người thích nhìn thấy điểm số và cho rằng thế mới phân biệt rõ ràng. Nhưng việc đánh giá một đứa trẻ sẽ không chính xác nếu chỉ dựa vào bài kiểm tra ở một thời điểm nhất định. Giáo viên có nhiều cách để đánh giá học sinh và sẽ là người hiểu nhất về năng lực, sự tiến bộ của học sinh. Việc đánh giá quá trình cũng được giáo viên ghi lại trong hồ sơ của học sinh. Việc này không chỉ nhằm tổng kết, xác định danh hiệu của học sinh cuối năm mà còn là cơ sở để bàn giao giữa giáo viên các lớp trong việc tiếp tục hỗ trợ, theo sát học sinh ở các lớp học trên.

* Ông thấy thế nào khi sự bức xúc của một số phụ huynh nằm ở chuyện học sinh đạt kết quả cao ở các môn như toán, tiếng Việt, ngoại ngữ, còn các môn bị đánh chữ “H” thường rơi vào âm nhạc, thể dục khiến học sinh mất danh hiệu xuất sắc?

– Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh dựa trên các môn học, hoạt động đã được thiết kế. Một năng lực có thể sẽ thể hiện chủ yếu ở một môn học nhưng vẫn liên quan tới các môn học khác. Vì thế tư duy môn chính, môn phụ cần phải thay đổi.

* Nếu không có chính – phụ, tại sao có môn học cho điểm ở bài kiểm tra định kỳ, có môn chỉ nhận xét?

– Việc đổi mới đánh giá với học sinh bậc tiểu học được xây dựng theo hướng giảm bớt cho điểm, tăng cường nhận xét quá trình. Vì thế, sẽ có những môn học có bài kiểm tra cho điểm định kỳ và có môn chỉ nhận xét. Ở lớp 1, chỉ có tiếng Việt và toán có bài kiểm tra định kỳ cho điểm số, lên các lớp cao hơn sẽ có thêm một số môn học khác. Các môn được cho điểm là những môn học công cụ để học sinh sử dụng vào các lớp học sau này, những môn có hàm lượng khoa học cao. Còn các môn học chỉ đánh giá bằng nhận xét là các môn học mang tính đặc thù, với mục đích giúp học sinh trải nghiệm kiến thức. Nhưng không phải vì không cho điểm thì là môn phụ.

Áp lực từ danh hiệu là do người lớn

* Bộ GD-ĐT đổi mới cách đánh giá học sinh với mong muốn giảm áp lực cho học sinh, nhưng trên thực tế có những “điểm mù” nằm ở những môn không cho điểm. Vô hình trung việc này tăng thêm áp lực cho những đứa trẻ. Ông suy nghĩ thế nào về hiện trạng này?

– Việc đánh giá, khen thưởng cần được làm vì đứa trẻ. Nếu chọn cách tiếp cận này, ta sẽ thấy các quy định thế nào để giảm áp lực, căng thẳng nhất cho trẻ, giúp trẻ vui vẻ, tự tin, phấn khởi khi được khích lệ. Đặc biệt, nếu nghĩ cho trẻ thì cách đánh giá, khen ngợi cũng phải làm sao để không bỏ rơi những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như một học sinh khuyết tật vẫn hoàn thành được yêu cầu học tập, có ý thức tốt rất đáng khích lệ, khen thưởng. Hay một học sinh gặp biến cố nào đó nhưng vẫn vượt qua để hoàn thành tốt việc học, một học sinh vốn tiếp thu chậm nhưng có nỗ lực vượt bậc nên đã đạt kết quả tiến bộ so với chính bản thân các em…

Và việc khen ngợi, khích lệ học sinh cũng không dồn vào cuối kỳ, cuối năm. Ngay trong quá trình dạy học, giáo viên kết hợp với hội cha mẹ học sinh cũng có thể chủ động thực hiện các hình thức khen thưởng, khích lệ. Trên thực tế, ngoài đánh giá của giáo viên, ở nhiều nhà trường còn cho phép học sinh tự bình chọn để tôn vinh những học sinh có thành tích học tập, hoạt động tốt, có tiến bộ. Các nhà trường không chỉ tặng giấy khen cho học sinh xuất sắc, học sinh giỏi mà có thể tặng giấy khen cho học sinh nổi bật ở một môn học, một hoạt động nào đó, hoặc có tiến bộ, vượt khó…

* Bộ GD-ĐT quy định thế nhưng hiện tại nhiều cơ quan, đoàn thể vẫn chỉ khen với những trường hợp có giấy khen đạt danh hiệu xuất sắc và giỏi. Chưa kể danh hiệu của con là thứ để nhiều bậc cha mẹ trưng lên mạng xã hội… Ông nghĩ thế nào về sự vênh lệch này?

– Về việc này, tôi cũng mong các cơ quan, đoàn thể, hội khuyến học… khi thực hiện việc khen thưởng cho học sinh là con cán bộ, nhân viên cũng nghiên cứu quy định của Bộ GD-ĐT để có quy định phù hợp, thống nhất với tinh thần đánh giá, khen thưởng hiện hành. Cách khen làm sao để con trẻ được vui, được khích lệ chứ không phải khen để cha mẹ bức xúc, áp lực tiếp tục dồn lên đứa trẻ. Đây cũng là điều Bộ GD-ĐT mong muốn được xã hội và các bậc phụ huynh thấu hiểu, đồng hành.

Đổi mới cách đánh giá học sinh

Theo ông Thái Văn Tài, năm 2020 Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học theo tinh thần giảm áp lực không cần thiết, mang tính khích lệ, nhân văn. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua yêu cầu cần đạt của các môn học và hoạt động giáo dục được thiết kế cho từng lớp học trong bậc học.

* Với các môn đặc thù như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục… chỉ học sinh có năng khiếu mới hoàn thành tốt được. Việc quy định “hoàn thành tốt” mới đạt học sinh xuất sắc có phải yêu cầu quá cao với học sinh đại trà không?

– Ở chương trình giáo dục phổ thông 2018, các môn đặc thù không phải để rèn học sinh làm theo như trước đây hay luyện cho học sinh có năng khiếu mà giúp học sinh có hiểu biết, cảm thụ nghệ thuật để bồi đắp cảm xúc lành mạnh cho các em. Ví dụ ở môn âm nhạc bậc tiểu học, một học sinh có giọng hát hay chưa chắc đã đạt hoàn thành tốt vì môn học yêu cầu học sinh có những hiểu biết cơ bản, hướng tới hình thành cảm xúc, khả năng cảm thụ âm nhạc. Yêu cầu cần đạt ở mỗi môn học, lớp học đều đã được cân nhắc phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với học sinh đại trà, không phải là môn học chỉ dành cho học sinh có năng khiếu.

Không nên “gò” học sinh

Theo tôi, cần thay đổi đánh giá học sinh theo hướng học sinh sẽ xuất sắc về một mặt và được khích lệ về những mặt khác. Với những học sinh xuất sắc toàn bộ, cần đánh giá ba môn thế mạnh và những môn khác có thể ở mức khá trở lên, như vậy sẽ đúng với thực chất. Chẳng hạn, với môn âm nhạc, hội họa, thể dục, các em có thể đạt H trở lên nhưng tiếng Việt, toán, tiếng Anh các em được điểm 9 trở lên đã có thể xếp loại xuất sắc. Thực tế khi ra đời không người nào xuất sắc hết 100% và ngành nghề cũng theo thiên hướng từng người nên không thể lấy đánh giá tất cả các mặt để “gò” học sinh như vậy.

Chị Phạm Thanh Phương (quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Chỉ cần đánh giá đạt

Tôi cho rằng việc đánh giá T tất cả các môn học và một số môn định tính phải từ 9 trở lên mới cho học sinh đạt danh hiệu xuất sắc là không ổn trong đánh giá học sinh tiểu học. Theo tôi, với những môn không đánh giá định tính, học sinh chỉ cần đánh giá đạt, chứ không nên đánh giá hoàn thành, hoàn thành tốt. Với những em có những khả năng về âm nhạc, nghệ thuật, các em sẽ được khuyến khích theo đuổi bằng cách khác. Không nên đưa vào đánh giá chung một cách máy móc, lấy đó làm tiêu chí để xếp loại xuất sắc cho học sinh.

Cô Trần Thị Thu Thủy (nguyên giáo viên Trường tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP.HCM)

Chữ H khốn khổChữ H khốn khổ

Chữ H (viết tắt của “hoàn thành”) cùng với chữ T (“hoàn thành tốt”) và C (“chưa hoàn thành”) được coi là tiến bộ trong quy định hiện hành về đánh giá học sinh tiểu học.



Nguồn: https://tuoitre.vn/khen-phai-vi-hoc-sinh-khong-vi-nguoi-lon-20240528233146243.htm

Cùng chủ đề

Con bị xếp loại ‘chữ H’, phụ huynh dọa cắt tài trợ cho trường

Cuối tháng 5-2024, khi họp phụ huynh cuối năm cho con là học sinh một trường tiểu học tại TP.HCM, anh Q. rất bực bội. Con anh là một trong ba học sinh của lớp không đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Nguyên nhân vì con "bị" cô giáo âm nhạc đánh giá H trong kết quả học tập, rèn luyện...

Học sinh sẽ không bị bắt buộc thi Đại sứ văn hóa đọc

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình cũng được giao phối hợp với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo bàn bạc đưa ra giải pháp phù hợp nhất."Hiện một số trường cũng đã nộp bài thi về Thư viện tỉnh. Nhưng thời hạn nộp bài đến 10-6 và nhiều trường mới đang triển khai nên chúng tôi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát, phụ huynh cần nhớ lịch tiêm chủng

Bác sĩ Đào Văn Lượng - trưởng khoa kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện Nhà Bè, TP.HCM - cho biết hiện tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi đối với trẻ ở địa bàn huyện vẫn chưa đạt như kỳ vọng, chưa đạt mức 95% theo chỉ tiêu mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM giao. Ban giám...

The Idea of You: Gái già yêu trai trẻ thì mộng mơ hay ảo tưởng?

The Idea Of You (Ý niệm về anh) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Robinne Lee, từng gây tiếng vang lớn khi phát hành năm 2017. Phim kể về Solène Marchand (Anne Hathaway) - bà mẹ đơn thân 40 tuổi, xinh đẹp và thành đạt. Trong một lần tình cờ đưa con gái mình đến dự lễ hội âm nhạc...

Đại sứ Thụy Điển đạp xe quanh hồ Tây, hát nhạc Trịnh trên phố Trịnh Công Sơn

Khoảnh khắc đặc biệt Việt Nam của bà đại sứ Thụy ĐiểnLà đại sứ nhiều năm sống, làm việc và dành tình cảm đặc biệt cho Việt Nam, bà Ann Måwe nói rằng bà đặc biệt ấn tượng hai điều trong nhiệm kỳ làm việc tại Hà Nội: Thế hệ trẻ luôn hướng về phía trước và không khí Tết cổ truyền...

5 món ăn Việt vào top 100 món ăn đường phố châu Á ngon nhất

Chuyên trang ẩm thực quốc tế TasteAtlas công bố danh sách 100 món ăn đường phố hấp dẫn nhất ở châu Á, trong đó Việt Nam góp mặt với 5 món ngon bao gồm bánh mì, phở, cơm tấm, chả giò và bánh xèo. Bánh mì Việt Nam vào top 100 món ăn đường phố hấp dẫn ở châu Á. Trong ảnh là một ổ bánh mì cụ Lý đầy đủ gồm 5 loại chả, dưa leo, ớt, hành tây,...

Kazakhstan vào chung kết AVC Challenge Cup, tái ngộ Việt Nam

Vất vả vượt qua chủ nhà Philippines tối 28-5, Kazakhstan sẽ tái ngộ tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tại chung kết AVC Challenge Cup 2024. Kazakhstan (áo xanh) phải rất vất vả để giành vé vào chung kết AVC Challenge Cup 2024 - Ảnh: AVC Trận bán kết 2 AVC Challenge Cup 2024 diễn ra với kịch bản khá kỳ lạ. Kazakhstan mạnh và vượt trội hơn nhưng lại rất vất vả mới giành chiến thắng.  Ở ván 1, họ dẫn tới 15-5...

Bài đọc nhiều

Điểm trường xây mới ở Quảng Nam, Kon Tum buộc dừng vì địa giới

Quảng Nam xin tạo điều kiện tiếp tục thi công vì cần thiếtHuyện Nam Trà My cho rằng giải quyết vấn đề chồng lấn địa giới hành chính là việc của cấp ủy Đảng và chính quyền của 2 địa phương, nhưng cuộc sống người dân cần phải được đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất. Do ngân sách nhà nước...

Chiến dịch lan tỏa giá trị về sự đồng hành nhận được quan tâm từ cộng đồng

Chiến dịch thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng với nhiều hoạt động online và offline, nổi bật là hoạt động tương tác "Hành trình Thỉnking" và Triển lãm "Hành trình Thỉnking" diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Chiến dịch do trường Đại học FPT tổ chức.Hành trình Thỉnking - Nơi chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứngHoạt động tương tác "Hành trình Thỉnking" lan tỏa giá trị của người bạn đồng...

Trẻ mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ 1/9

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục...

Trường quốc tế Mỹ không được tuyển sinh đầu cấp

Chiều 27/5, Sở GD&ĐT TP.HCM gửi thông báo đến Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) về việc buộc trường dừng tuyển sinh lớp 1, 6 và 10 từ năm học tới.Đồng thời trường cũng không được tiếp nhận học sinh chuyển trường đến năm học 2024 - 2025.Lý do Sở GD&ĐT TP.HCM đưa ra là trường chưa có phương án khả thi để cải thiện tình hình hoạt động năm học hiện tại 2023 - 2024 và...

Cùng chuyên mục

Trường công lập đầu tiên tự chủ 100% chi thường xuyên

Phát biểu tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ chiều ngày 28/5, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long đánh giá: Trường THCS Trọng Điểm nằm ở trung tâm TP Hạ Long,...

Trường công lập định thu học phí gần 1 triệu đồng/tháng, phụ huynh nói ‘chấp nhận được’

Phương án tự chủ kinh phí chi thường xuyên cũng phần nào giúp các trường chủ động tuyển dụng số lượng giáo viên để đáp ứng nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nâng cao chất lượng dạy và học.Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, trung bình mỗi năm tỉnh này tăng khoảng...

Mới nhất

Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát, phụ huynh cần nhớ lịch tiêm chủng

Bác sĩ Đào Văn Lượng - trưởng khoa kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện Nhà Bè, TP.HCM - cho biết hiện tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi đối với trẻ ở địa bàn huyện vẫn chưa đạt như...

The Idea of You: Gái già yêu trai trẻ thì mộng mơ hay ảo tưởng?

The Idea Of You (Ý niệm về anh) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Robinne Lee, từng gây tiếng vang lớn khi phát hành năm 2017. Phim kể về Solène Marchand (Anne Hathaway) - bà mẹ đơn thân 40...

Châu Âu gồng mình trước mùa hè “rực lửa”

Nguy cơ sóng nhiệt tại Thế vận hội Olympic Paris 2024 khiến ban tổ chức “toát mồ hôi hột” về sự an toàn của các vận động viên. Châu Âu đang bước vào mùa hè “rực lửa” khi Đức và các nước Bắc Âu chuẩn bị đón đợt nhiệt độ cao...

Đại sứ Thụy Điển đạp xe quanh hồ Tây, hát nhạc Trịnh trên phố Trịnh Công Sơn

Khoảnh khắc đặc biệt Việt Nam của bà đại sứ Thụy ĐiểnLà đại sứ nhiều năm sống, làm việc và dành tình cảm đặc biệt cho Việt Nam, bà Ann Måwe nói rằng bà đặc biệt ấn tượng hai điều trong nhiệm...

Mới nhất