Ứng dụng giải phẫu học, sinh viên sáng tạo robot chuyển động như người thật
Thứ Bảy, 25/12/2021| 11:00Đây là công trình của nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa giành giải nhất giải thưởng Euréka 2021 lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.
Công trình đầu robot của nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Nguyễn Khắc Toàn, sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thành viên nhóm đề tài "Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo đầu robot", cho biết phần cơ khí của robot đã được nhóm triển khai trong 2 học kỳ, đến nay đã có thể cử động mặt, biểu đạt một số biểu cảm vui, buồn…
Tháng 4-2021, khi thấy dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp, nhóm chuyển hướng nâng cấp robot, tích hợp thêm các tính năng để có thể trở thành một "tiếp tân" cho các cơ sở y tế trong tương lai. Theo Toàn, điều này cũng sẽ góp phần giảm tải được áp lực lên đội ngũ y bác sĩ, đồng thời hạn chế tiếp xúc trực tiếp tại các bệnh viện trong mùa dịch.
Vậy là ngay trong những tháng giãn cách, dù mỗi người ở mỗi nơi, nhóm sinh viên vẫn kết hợp nghiên cứu từ xa. Cả nhóm chia ra người làm phần cứng, người làm phần mềm, vẽ hình, sửa đi, sửa lại rất nhiều lần trước khi in 3D và lắp ráp.
Cũng vì không thể gặp mặt để trực tiếp được hướng dẫn, góp ý, nhóm phải nghiên cứu thêm không ít tài liệu, làm cách nào để khi ghép nối các bộ phận cũng như các tính năng có thể kết hợp với nhau trơn tru nhất.
Lê Bảo Long, thành viên nhóm nghiên cứu, nhớ lại chuyện mua vật liệu, dụng cụ làm robot trong giai đoạn đó rất thách thức. Một số loại ốc vít rất nhỏ, phải đặt hàng từ nước ngoài nên vận chuyển về Việt Nam tốn nhiều thời gian.
Chiếc máy in 3D do Long tự sắm sửa phải hoạt động liên tục để cho ra hàng trăm chi tiết nhỏ như lông mi, lông mày, môi… để tạo hình robot. "Khó nhất là khâu kết nối phần da và phần cơ khí để đầu robot hoạt động mượt mà", Long nói.
Trong khi đó, 2 sinh viên nắm chính phần lập trình sẽ tối ưu hóa những chuyển động và điều khiển của robot. Nhóm đã tích hợp nhiều dữ liệu để robot có thể nhận diện khuôn mặt, trò chuyện những câu giao tiếp đơn giản, chỉ dẫn phòng cho bệnh nhân…
PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, hướng dẫn đề tài, cho biết khác với nhiều mẫu robot của sinh viên trường, robot lần này đòi hỏi các bạn nghiên cứu rất nhiều về giải phẫu học để tạo ra các chi tiết theo tỉ lệ giống với ở người thật. Bên cạnh đó, nhóm cũng phải tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao khả năng tương tác của robot.
PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh góp ý trong những phiên bản robot tới, nhóm cần cải tiến thêm cơ cấu da robot để có tính thẩm mỹ cao hơn. Ngoài ra cũng cần thêm thời gian để "dạy" robot trả lời các câu hỏi của bệnh nhân thành thạo và tự nhiên hơn nữa.
Sinh viên Nguyễn Khắc Toàn cho biết khi tình hình dịch bệnh ổn định, nhóm sẽ thực nghiệm trực tiếp ở các bệnh viện. Từ đó, nhóm sẽ phát triển thêm các tính năng như chẩn đoán y tế ban đầu hay ghi nhớ được tiền sử bệnh của các bệnh nhân…
Nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa giành giải nhất giải thưởng Euréka 2021 thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.
(Theo Tuổi trẻ)
Phụ nữ Hà Nam khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP
Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 với chủ đề "Phụ nữ khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP" do Hội LHPN tỉnh Hà Nam tổ chức mang đến cơ hội cho phụ...
Phát triển bộ tiêu chí doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Báo cáo nghiên cứu phát triển...
APEC GROUP hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
Lễ ký kết hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia giữa APEC GROUP và Cục phát triển thị trường và DN - Bộ KHCN (NATEC).
Đừng để startup Việt Nam phải sang nước ngoài khởi nghiệp
Việt Nam nên học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ của Ấn Độ và Singapore. Đây là những điểm sáng về đầu tư khởi...
Tham vọng chuyển đổi số toàn diện - Việt Nam và thế giới
Khi Việt Nam đã có được một “tấm bản đồ” định hướng lối đi đến mục tiêu rất tham vọng - trở thành “quốc gia số” phát triển hàng đầu khu vực, câu hỏi lớn tiếp...
Chọn mô hình thuần online, Coolmate tăng trưởng gần 4 lần so với năm 2020
Năm 2021, doanh số Coolmate tăng gần 4 lần so với 2020, số lượng hàng hóa bán ra cũng tăng 4 - 5 lần. Lý giải cho sự tăng trưởng này, đại diện Coolmate cho...