Trang chủNewsNhân quyềnKhát vọng trẻ trên miền biên viễn Nghệ An...

Khát vọng trẻ trên miền biên viễn Nghệ An…


Lang Văn Mão, một chàng trai 8X người dân tộc Thái đã cùng với những trang lứa lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hủa Na (có trụ sở ở bản Tục Pang, xã Đồng Văn) để phát triển chăn nuôi cá lồng lòng hồ với nhiều giống cá bản địa có giá trị cao
Lang Văn Mão, một chàng trai 8X người dân tộc Thái đã cùng với bạn bè thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hủa Na (có trụ sở ở bản Tục Pang, xã Đồng Văn) để phát triển chăn nuôi cá lồng lòng hồ với nhiều giống cá bản địa có giá trị cao

Đánh thức vùng đất “sơn cùng thủy tận”

Câu chuyện tại xã biên giới Phúc Sơn, huyện Anh Sơn là ví dụ đầu tiên cho hành trình dấn thân của những người trẻ. Ở xã biên giới này đang có hơn 20 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên địa phương đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những “đầu tàu” của 20 mô hình ấy, là chàng thanh niên Nguyễn Đình Hạnh ở thôn Bãi Lim. 

Hành trình lập thân lập nghiệp của Hạnh bắt đầu từ năm 2015, khi anh bắt tay vào cải tạo hơn 2,5ha vườn đồi hoang hóa của gia đình để phát triển diện tích trồng chè và giống cam đặc sản của địa phương. Từ năm 2013, Hạnh mạnh dạn đưa giống chuối Nam Mỹ vào thử nghiệm. Kết quả ngoài sự mong đợi, khi vụ đầu vườn chuối đã cho thu hoạch chừng 100 triệu đồng. Nếu tính tổng thu nhập cả trang trại, thì mỗi năm Hạnh bỏ túi hơn 400 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, Hạnh đã đứng ra thành lập “Câu lạc bộ phát triển nguồn nhân lực” của thôn gồm 12 thành viên. Dưới sự hướng dẫn, đồng hành của anh Hạnh, các thành viên đã phát triển được gần 60ha chè và hàng chục ha keo, góp phần đánh thức vùng đất biên cương xa xôi, gian khó nhưng đầy tiềm năng.

Trong miên man nắng gió biên thùy, chúng tôi ngược núi lên huyện biên giới Quế Phong – một huyện nghèo, trong số 64 huyện nghèo nhất của cả nước. Nơi đây, đang có những chàng trai trẻ mang dòng máu “Rô bin xơn”, khi dám nhận vùng đất khó giữa lòng hồ thủy điện Hủa Na để thử sức.

 Lang Văn Mão, một chàng trai 8X người dân tộc Thái, đã cùng với những người bạn cùng trang lứa lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hủa Na (có trụ sở ở bản Tục Pang, xã Đồng Văn) để phát triển chăn nuôi cá lồng lòng hồ với nhiều giống cá bản địa có giá trị cao.

Từ 20 thành viên ban đầu, đến nay, hợp tác xã đã phát triển lên 32 thành viên, với tổng số hơn 450 lồng cá. Trong đó, nhiều thành viên hợp tác xã có hơn 30 lồng cá, họ đều là những thanh niên trẻ tuổi đời từ 25 – 35 tuổi. Vui hơn, khi vào năm 2021, các sản phẩm cá leo, cá trắm, cá lăng, cá bọp, cá rô phi, cá chạch, cá chình của hợp tác xã đã được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, mang lại thu nhập ổn định cho bà con.

Sức trẻ tham gia khắc phục hậu quả thiên tai sạt lở
Sức trẻ tham gia khắc phục hậu quả thiên tai

Vùng đồng bào DTTS Nghệ An có gần 1,2 triệu người, chiếm 41% dân số toàn tỉnh. Dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vùng đất ấy đang ngày một thêm khởi sắc; minh chứng rõ nhất là tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 3,4 – 4,9%.

Góp phần vào thành quả ấy, có sự đóng góp quan trọng của những người trẻ. Chẳng thế mà Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Nguyễn Thị Phương Thúy, đã rất hồ hởi khi khoe rằng: Trên địa bàn toàn tỉnh đang có 20 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế cấp huyện, 176 câu lạc bộ, 17 mô hình hợp tác xã thanh niên với 57 tổ hợp tác và gần 1.800 mô hình thanh niên phát triển kinh tế. Chiếm một phần đáng kể là của người trẻ vùng miền núi. Đó là những “sân chơi” để người trẻ thể hiện mình và thực tế là họ đang thể hiện ngày càng hiệu quả.

“Điểm tựa” vững chắc cho quê hương

Phía sau “mặt trận” kinh tế, người trẻ trên các bản làng biên cương xứ Nghệ, đang ngày càng khẳng định vị trí chắc chắn của mình, trở thành “điểm tựa” cho quê hương bằng những hoạt động thiện nguyện, xung kích vì cộng đồng.

Còn nhớ, mấy năm trước, khi Bộ Công an, Tỉnh ủy Nghệ An triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo tiêu chí “ba cứng”, nhiều bạn trẻ đã không quản ngại khó khăn, vất vả, gùi đá, cõng nước, vượt núi, lội suối… đồng hành cùng các lực lượng trong ngày hội an cư.

 Bí thư Huyện đoàn Kỳ Sơn Vi Thái Thuận chia sẻ: Thời điểm ấy, cả huyện chúng tôi sôi nổi, hào hứng với ngày hội an cư. Hình ảnh những bạn trẻ khoác màu áo xanh, chung tay, chia sẻ việc khó với xã hội… đã nhen lên bao niềm tin cho cả cộng đồng về một lớp thanh niên sống có trách nhiệm, không ngại gian khổ.

Tuổi trẻ huyện Kỳ Sơn chung sức làm đường giao thông
Tuổi trẻ huyện Kỳ Sơn chung sức làm đường giao thông

Tuổi trẻ trên các bản làng miền Tây xứ Nghệ, còn kề vai, sát cánh cùng các lực lượng khác… hoàn thành nhiều công trình xã hội dân sinh quan trọng. Đó là những con đường hôm trước hãy còn lầy lội, bụi bặm… nay đã phẳng lỳ, xe cộ bon bon vào tận bản làng, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Chúng tôi đã từng rưng rưng trước những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, được các cấp hội đoàn chung tay giúp đỡ. Có lẽ vì thế mà chương trình “em nuôi của đoàn”, đã là động lực, niềm tin của không chỉ những đứa trẻ kém may mắn trước ngưỡng cửa cuộc đời mà hơn hết còn là chất xúc tác lan tỏa lối sống trách nhiệm, nhiệt huyết của tuổi trẻ trước cộng đồng xã hội.

Nếu “em nuôi của đoàn” là chương trình hướng đến từng cá nhân cụ thể, thì “trường đẹp cho em” đã gói ghém bao khát vọng của tuổi trẻ để những công trình trên miền biên viễn trở thành điểm nhấn của mỗi vùng đất. 

Bên cạnh 3 ngôi trường khang trang được cất nóc, trên những mảnh đất miền biên ải khó nhọc tại 2 huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, thì Tỉnh đoàn Nghệ An cùng với các đơn vị đồng hành, còn kêu gọi các nguồn lực để khởi công xây dựng 4 công trình cầu dân sinh ở địa bàn miền núi khác. Những phần việc của thanh niên hôm nay, chính là một trong những hoạt động tình nguyện thấm đẫm sự sẻ chia, trách nhiệm trên vùng đất khó. 

Trong một thống kê mới đây của Tỉnh đoàn Nghệ An, chỉ tính riêng năm 2023, toàn tỉnh tổ chức được 7 công trình thanh niên cấp tỉnh, 204 công trình thanh niên cấp huyện, 3.227 công trình, phần việc thanh niên cơ sở, với tổng giá trị làm lợi hơn 40 tỷ đồng.

Nghĩ về công tác đoàn, nghĩ về những người trẻ trên miền biên cương yêu dấu  vẫn đang bộn bề điều phải lo trong xây dựng cuộc sống gia đình, góp sức xây dựng bản làng ngày càng phát triển; chợt nhận ra rằng, chưa lúc nào và chưa khi nào, những người trẻ thôi khát vọng cống hiến và sẻ chia. Tuổi trẻ thật không phí hoài khi hành trang của họ, là những việc làm thiết thực giúp ích cho chính những người xung quanh, cho chính quê hương, bản làng của mình vơi đi khó khăn.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu





Nguồn: https://baodantoc.vn/khat-vong-tre-tren-mien-bien-vien-nghe-an-1717553474971.htm

Cùng chủ đề

Những ngôi nhà cổ lợp mái gỗ Samu dưới chân núi Puxailaileng

Dưới chân đỉnh Pu Xai Lai Leng, thuộc xã Nao Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, hàng trăm mái nhà Samu đậm màu thời gian trầm mặc của người Mông vẫn tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những mái nhà lợp gỗ Samu có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi là cảm hứng cho tác giả Hồ Xuân Thành thực hiện bộ ảnh “Độc đáo những ngôi nhà cổ lợp mái gỗ Samu dưới chân...

Đếm ngược thời gian, nối thông cao tốc đến Hà Tĩnh vào 30/6

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng chiều dài hơn 50km, đi qua 2 tỉnh Nghệ An (44,4km), Hà Tĩnh (4,9km), với tổng vốn đầu tư 11.157 tỷ đồng. Nhà đầu tư là liên danh 5 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Hòa Hiệp, Tập đoàn CIENCO4, Công ty TNHH Núi Hồng, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty Cổ phần...

Đề xuất đầu tư 745 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Đề xuất đầu tư 745 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa đường cất hạ cánh sân bay VinhSau hơn 20 năm kể từ khi được tăng cường, kéo dài vào năm 2004, hệ thống đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không quốc tế Vinh đã bị xuống cấp, hết tuổi thọ thiết kế. Hệ thống đường cất hạ cánh và đường lăn...

Chiến sĩ nhí Nghệ An phấn khởi bước vào khóa huấn luyện Học kỳ trong quân đội

02/06/2024 | 10:44 TPO - Lớp “Học kỳ trong quân đội tỉnh Nghệ An năm 2024” là mô hình hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội, góp phần giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước cho...

Cụ bà trăm tuổi có chỏm tóc dài gần 4m

Cụ Xồng Y Sáo (99 tuổi, ở bản Piêng Cọc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An) có chỏm tóc được cho là độc, lạ nhất Việt Nam. Chỏm tóc dài gần 4m, được cụ Sáo nuôi từ nhỏ đến giờ, khi đã 99 tuổi.Anh Và Bá Xia (SN 2002, cháu nội của cụ Sáo) cho biết, trừ phần chỏm tóc bà nội nuôi, tết lại thì những phần tóc xung quanh đều được cắt gọn. Phần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội dành sự quan tâm đến công tác dân tộc

Quốc hội dành sự quan tâm đến công tác dân tộcCó thể thấy, từ việc thảo luận các dự án luật, đến vấn đề kinh tế - xã hội và các nội dung quan trọng khác, Quốc hội đã dành sự quan tâm đến CTDT, thực hiện CSDT, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào DTTS. Đặc biệt, tại Kỳ họp này, Quốc hội tiến hành xem xét Tờ trình về...

Giải quyết triệt để vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Những khó khăn, vướng mắc này chỉ được giải quyết triệt để từ việc điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, ngày 22/5, khi trình bày báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, việc điều chỉnh là cần thiết để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực...

Võ Nhai (Thái Nguyên): Vận dụng nguồn lực chính sách tạo sinh kế giúp người dân thoát nghèo

Nhờ đó, giai đoạn 2020-2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bình quân từ 5% trở lên. Theo kết quả rà soát năm 2023, xã còn 106 hộ nghèo, chiếm 9,16% (giảm gần 46% so với năm 2016) và 35 hộ cận nghèo, chiếm 3,03%; thu nhập bình quân của người dân đạt 42 triệu đồng/người/năm… Được biết, trong năm vừa qua, cùng với việc quan tâm tạo sinh kế, ổn định cuộc sống cho người dân,...

Đồng thuận với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Ông Trần Hữu Chí, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu: Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 là rất cần thiết. Bởi thực tế khi triển khai, các địa phương đã gặp nhiều khó khăn.Nhất là việc giao chi tiết nguồn kinh phí sự nghiệp đến từng lĩnh vực sự nghiệp (như sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp y tế, dân số và gia đình…) gặp một số khó khăn trong quá...

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới, có 17 dân tộc sinh sống. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm 97,64% dân số toàn huyện. Những năm qua, đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc được Đảng bộ và chính quyền huyện Mèo Vạc xác định là nhiệm vụ...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Biden chính thức ký sắc lệnh, Mỹ tung chiêu đối phó người nhập cư trái phép

Rạng sáng 5/6 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh tạm ngừng xét duyệt đơn xin tị nạn nếu số lượng người nhập cư qua biên giới vào Mỹ trung bình mỗi ngày vượt quá 2.500 người.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Biden chính thức ký sắc lệnh, Mỹ tung chiêu đối phó người nhập cư trái phép

Rạng sáng 5/6 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh tạm ngừng xét duyệt đơn xin tị nạn nếu số lượng người nhập cư qua biên giới vào Mỹ trung bình mỗi ngày vượt quá 2.500 người.

Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc thăm Malaysia

Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk sẽ có chuyến thăm làm việc tại Kuala Lumpur vào ngày mai (4/6) theo lời mời của chính phủ Malaysia.

Khi chiếc bẫy thú hóa… thành voi

Để hoàn thành cặp voi mẹ, voi con này, các giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cùng cán bộ, công nhân viên của VQG Pù Mát và các hộ dân bảo vệ rừng đã tích cực làm hơn 10 ngày mới xong. Số lượng bẫy thừa khoảng trên 3.000 bẫy thì được bỏ vào bụng voi mẹ, voi con. Các bẫy thú rừng được sử dụng “kết voi” chủ yếu là...

Nâng cao năng lực phòng vệ của thế giới trước các đại dịch mới

Ngày 1/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai sẽ hoàn tất vào năm 2025 hoặc sớm hơn nếu có thể.

Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và số hóa, Việt Nam đang từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công tiến tới chuyển đổi số hoá toàn diện, đưa dữ liệu quốc gia về dân cư vào quản lý bằng công nghệ.

Mới nhất

Những ngôi nhà cổ lợp mái gỗ Samu dưới chân núi Puxailaileng

Dưới chân đỉnh Pu Xai Lai Leng, thuộc xã Nao Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, hàng trăm mái nhà Samu đậm màu thời gian trầm mặc của người Mông vẫn tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những mái nhà lợp gỗ Samu có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi là cảm hứng cho tác...

Bến Tre: Kiểm tra công tác chuẩn bị của các tiểu ban phục vụ Tuần lễ Văn hóa

Đến nay công tác chuẩn bị các hoạt động của tuần lễ đảm bảo tiến độ đề ra, đúng theo kế hoạch, sẵn sàng cho Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành lần 2 năm 2024. ...

Đề văn thi vào lớp 10 TP.HCM: Thí sinh, giáo viên khen hay

Tuổi Trẻ sẽ đăng gợi ý bài làm ngay sau đây, mời bạn đọc đón xem.Sáng nay 6-6, hơn 98.600 học sinh TP.HCM thi vào lớp 10Sáng nay 6-6, 98.681 học sinh lớp 9 bước vào môn thi đầu tiên của kỳ...

hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ

Khoảng thời gian sau ốm trẻ thường bị mất nhiều năng lượng và dinh dưỡng nên cơ thể cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để phục hồi nhanh chóng. Vì...

Ghềnh Đá Đĩa

Gành Đá Đĩa là một danh thắng thiên nhiên tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Địa điểm này là một đoạn bờ biển có các cột đá bazan hình lăng trụ, trông giống như những chiếc đĩa xếp chồng lên nhau. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Gênh đá đĩa qua góc nhìn của Nhiếp ảnh gia nước...

Mới nhất

Khám phá Pù Luông

Ghềnh Đá Đĩa