Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhát vọng đến trường: Nhìn các em đi học mà thương

Khát vọng đến trường: Nhìn các em đi học mà thương


Khát vọng đến trường: nhìn các em đi học mà thương - Ảnh 1.

Em Bàn Tiến Minh và Bàn Tiến Nguyện ở Pa Hát xã Thẳm Dương (Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) trên đường đi học qua khe suối. Ở điểm này những khi trời mưa lớn trẻ sẽ phải đu mảng để vượt suối đi học – Ảnh: VĨNH HÀ

Đến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Mồ Dề thuộc xã Mồ Dề (Trường Mồ Dề), huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vào đúng ngày học sinh tựu trường có rất nhiều cảm xúc.

Chỉ trừ những bé lớp 1, 2 còn học sinh mỗi bạn một việc như quét sân trường, vét bùn đọng lại sau trận mưa, lau bàn ghế và các chậu cây cảnh.

Vừa làm thầy cô, vừa làm bố mẹ của trò

“Bố ơi, năm nay con ngoan rồi, bố yên tâm nhé!” – Giàng A Đài, một học sinh lớp 9 nói với thầy Nguyễn Tân Phong, giáo viên phụ trách tổ bán trú, trong ngày tựu trường. Thầy Phong là giáo viên được nhiều học sinh gọi là “bố” vì thầy quán xuyến mọi việc. Học sinh xích mích cãi nhau, có chuyện bất ổn với gia đình, học sinh bị ốm, phòng mất điện, tắc cống, đều gọi thầy.

Những học sinh mắc lỗi nhiều lần, cả bố mẹ và thầy cô khác “bó tay” thì lại đến thầy Phong trò chuyện, khuyên nhủ ngày này qua ngày khác, kiên nhẫn như mưa dầm thấm lâu. Đài là cậu học sinh nghịch ngợm và hay mắc lỗi. Thế nên sau một dịp hè quay lại trường với tâm trạng phấn chấn, cậu đã khoe ngay với “bố” như một cam kết “sẽ ngoan” trong năm học mới.

Khát vọng đến trường - Ảnh 2.

Thầy Nguyễn Tấn Phong, ông bố của nhiều học sinh ở Trường Mồ Dề, và những học sinh thầy đang cần kèm cặp riêng – Ảnh: V.HÀ

Trường Mồ Dề có những cô cậu học sinh lớp 1 lần đầu xa nhà. Những ngày đầu tiên đến trường, các bé khóc suốt. Bố mẹ nán lại với con 1-2 ngày rồi cũng phải chia tay, bịn rịn mẹ khóc, con khóc. Một số bé có anh chị lớn được trường cho phép đến ở cùng các bé lớp 1 những ngày đầu bỡ ngỡ. Nhưng cơ bản, trách nhiệm “vừa làm thầy vừa làm bố mẹ” vẫn dồn lên vai các thầy cô.

“Có trẻ tựu trường mà không có quần áo, tư trang mang theo thầy cô cũng phải kiếm cho. Tiền học liệu trả về cho cha mẹ nên thầy cô cũng thường lo cả sách, vở, đồ dùng cho các bé. Mỗi ngày có nhiều thứ phải để mắt, phải làm cho học sinh như thể có một đàn con đông” – cô Phạm Thị Diên, giáo viên dạy lớp 1, chia sẻ.

“Đêm chúng tôi phải chia nhau đi tuần. Những hôm trực đêm thường không ngủ ngon. Chỉ cần một học sinh mơ ngủ đạp chân vào vách tôn là thầy cũng phải vùng dậy đi kiểm tra. Có bạn trốn trường đi chơi, thầy phải đi tìm. Có bạn bỏ học 1-2 ngày, thầy cô phải đến nhà”, thầy Phong nói.

Thầy Phạm Minh Dũng – hiệu trưởng Trường Mồ Dề – cho biết trường không có nhân viên phục vụ bán trú mà mọi việc thầy cô phải lo hết. Từ công việc của thợ nề, thợ hàn, từ việc chữa điện đến thông cống hay tắm rửa, hớt tóc, chăm lo bữa ăn đều thầy cô lo.

Trường chia ca trực mỗi ca từ 6h30 sáng hôm nay đến 6h30 sáng hôm sau. Tuy nhiên, giáo viên nữ chỉ trực đến 21h. Sau khi học sinh chuẩn bị đi ngủ thì được về nhà, còn giáo viên nam trực tiếp qua đêm.

Các cô giáo ở đây cho biết họ thường phải chờ nhau cùng về vì đường đêm khó đi. Nhiều hôm mưa trơn trượt nhưng nhiều cô có con nhỏ nên vẫn phải khắc phục để về nhà.

Ngôi trường đặc biệt

Khát vọng đến trường - Ảnh 3.

Học sinh ở Trường Mồ Dề những ngày đầu đến trường – Ảnh: V.H.

Trường Mồ Dề có tới 921 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 ở bán trú trong tổng số 1.120 học sinh. 100% học sinh là người dân tộc Mông và trên 90% thuộc các hộ nghèo, cận nghèo.

Mọi thứ ở ngôi trường này đều đặc biệt. Không có ở trường học nào lại lắm loại hình lớp học như trường này: nhà cao tầng, nhà cấp 4, nhà gỗ, nhà ghép tôn. Trong số 16 phòng học chỉ có tám phòng học kiên cố.

Bàn ghế cũng đủ loại, đủ kích cỡ vì phải tận dụng, đi xin tài trợ. Học sinh bán trú ở lại trường đến cuối tuần mới về nhà. Số lượng đông nhưng phòng thì thiếu nên mỗi phòng bán trú có hơn 70 học sinh. Cả khu bán trú chỉ có ba nhà vệ sinh.

Học sinh trong diện bán trú được hưởng tiền trợ cấp bằng 40% lương cơ bản, 15kg gạo và 150.000 đồng/học sinh/năm học tiền học liệu. Theo thầy Phạm Minh Dũng, với tiền trợ cấp, bữa ăn của học sinh tạm ổn, thậm chí các em ăn ngon hơn ở nhà. Bởi có khá nhiều gia đình thuộc hộ nghèo không có điều kiện để trẻ được ăn no, đủ dinh dưỡng.

Đây cũng là một lý do khiến nhiều gia đình ủng hộ việc cho con đến trường. Nhưng khi đưa học sinh về trường từ lớp 1-9, trách nhiệm của thầy cô rất lớn trong khi điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ trẻ vẫn vô cùng thiếu thốn.

Trước năm học 2016-2017, Yên Bái có 765 điểm trường lẻ, gồm hai cấp học mầm non và tiểu học. Mỗi điểm trường chỉ vài ba lớp, mỗi lớp khoảng chục học sinh, thậm chí có điểm trường quá ít học sinh nên phải tổ chức “lớp ghép” 2-3 trình độ hoặc “lớp nhô”.

Việc đưa học sinh về trường trung tâm được thực hiện hơn 10 năm và đã có rất nhiều khó khăn giai đoạn đầu, khó nhất là thuyết phục người dân.

Vượt bè mảng đến trường

Khát vọng đến trường: nhìn các em đi học mà thương - Ảnh 4.

Cô Ái Liên, giáo viên dạy lớp ghép bám trụ nhiều năm ở điểm lẻ của Trường tiểu học Thẳm Dương (Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) – Ảnh: V.H.

Trường tiểu học Thẳm Dương nằm ở xã khó khăn của huyện Văn Bàn (Lào Cai). Ở đây học sinh lớp 1, 2 vẫn học ở điểm lẻ chỉ học sinh lớp 3 mới về trường trung tâm.

Con đường đến trường và về nhà của học sinh chỉ diễn ra hai lượt vào chiều thứ sáu và chiều chủ nhật nhưng các em phải vượt qua quãng đường khá xa. Nhiều học sinh nay có bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, cũng có những học sinh phải đi bộ, vượt khe suối.

Thôn Pa Hát nằm sâu trong khu rừng nguyên sinh. Để đến trường trung tâm hay đến điểm lẻ của Trường tiểu học Thẳm Dương đều phải vượt qua khe suối. Mùa cạn, bọn trẻ lội qua suối còn ngày trời mưa nước dâng cao thì phải đi bè mảng. Người dân đã cột mảng với hai sợi dây căng ngang suối. Muốn qua suối thì phải đứng trên mảng và đu dây qua.

Thầy Nguyễn Văn Tầng – hiệu trưởng Trường tiểu học Thẳm Dương – cho biết số dân ở Pa Hát ít nên chính quyền đang có hướng di dân thay cho việc xây cầu, tuy nhiên người dân lại muốn bám trụ. Trẻ ở Pa Hát đi bộ tầm 3-4 tiếng mới đến trường và điểm trường.

Bàn Tiến Minh và Bàn Tiến Nguyện là hai học sinh lớp 2 được bà đón từ điểm trường Thẳm Hiêm (thuộc Trường tiểu học Thẳm Dương) về. Con suối ngày này đang cạn nước nhưng bà Sính – bà nội của bọn trẻ – cho biết chắc phải tối mới về được đến nhà. Và sáng hôm sau, phải dậy từ 5h sáng để đưa các cháu tới trường.

Khát vọng đến trường - Ảnh 5.
Khát vọng đến trường - Ảnh 6.
Khát vọng đến trường - Ảnh 7.
Khát vọng đến trường - Ảnh 8.

Học trò vùng cao đi bộ, vượt khe suối đến trường. Nhiều nơi các em phải học lớp ghép – Ảnh: VĨNH HÀ

Trường Thẳm Dương còn hai học sinh khác ở Pa Hát đang học lớp 4 được ở bán trú nên mỗi tuần chỉ đi và về một lần nhưng học sinh cũng chỉ đi bộ. Vì đường khó đi nên vài tiếng trên đường là bình thường, ngày mưa lũ thì khó khăn hơn. Thầy Tầng cho biết cũng có lúc học sinh không đến trường, thầy hiệu trưởng phải đích thân đu mảng sang bên kia để đưa học sinh về trường.

Trẻ vượt qua chặng đường 3-4 tiếng đi bộ được thì thầy cũng có thể vượt qua chặng đường tương tự để đưa học sinh quay lại trường. “Họ ở trong rừng gần như cách biệt với nơi khác. Khi thầy đến tìm trò, bố mẹ các em còn phải dùng sừng trâu để hú gọi con, mãi bọn trẻ mới quay về” – thầy Tầng nhớ lại.

Khát vọng đến trường: Nhìn các em đi học mà thương - Ảnh 9.

Học sinh ở Nậm Dạng (Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) ngày đầu tựu trường. Trường chưa nấu ăn nên các em mang theo cặp lồng cơm – Ảnh: VĨNH HÀ

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Nậm Dạng, huyện Văn Bàn, Lào Cai (Trường Nậm Dạng) có 152/326 học sinh ở bán trú. Cô Nguyễn Thị Lâm – phó hiệu trưởng – cho biết học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau như Mông, Dao, Xa Phó…và ở rải rác chứ không quần tụ.

Có em nhà cách trường 4-5km nhưng có em phải đi xa hơn 10km. Nhất là học sinh người Dao thường ở lưng chừng núi, đường đến trường rất khó khăn. Có trên 50% số học sinh ở đây phải vượt qua quãng đường đến trường trèo đồi, lội qua khe suối.

Nỗ lực đưa học sinh về trung tâm

Khát vọng đến trường - Ảnh 5.

Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Mồ Dề (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) trong ngày tựu trường

Theo cô Nguyễn Thu Hương – phó giám đốc Sở GD-DT Yên Bái, nỗ lực đưa học sinh về trường trung tâm đã cải thiện rất nhiều chất lượng giáo dục, trẻ được thụ hưởng điều kiện sinh hoạt, học tập tốt hơn. Dù vậy, gánh nặng dồn lên vai các nhà trường.

Nhiều nơi ở Yên Bái không có trường bán trú, chỉ có học sinh bán trú. Do đó dù học sinh được hưởng chế độ trợ cấp nhưng thầy cô không được hưởng chính sách, trong khi vẫn phải gánh khối lượng công việc như ở trường bán trú, nội trú. Nhưng nếu không thực hiện việc này thì sẽ rất khó đạt được yêu cầu khi dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tựu trường nhiều màu sắc

Ngày đầu tiên tựu trường ở Nậm Dạng rất nhiều màu sắc. Học sinh được tham gia các hoạt động ngoài trời và nhảy múa với làn điệu của dân tộc mình. Thầy Nguyễn Văn Cường – hiệu trưởng Trường Nậm Dạng – chia sẻ: khó khăn ở Nậm Dạng cũng tương tự như nhiều trường bán trú ở vùng cao. Nhưng điều khích lệ các thầy, cô là trẻ được học tập, vui chơi, được chăm sóc tốt hơn.

“Chúng tôi mới chỉ đưa được học sinh từ lớp 3 về trường trung tâm. Nếu không như vậy thì sẽ khó triển khai chương trình mới khi duy trì các lớp ghép nhiều trình độ tại thôn bản”, thầy Cường cho biết.

Chia sẻ của thầy cũng để muốn nói rằng con đường đến trường ở vùng cao vẫn quá xa và gian nan với cả học sinh, cha mẹ học sinh và thầy cô nhưng đó lại là cách tiến gần hơn với mục tiêu giáo dục hiện nay.

Khát vọng đến trường - Ảnh 5.

Lớp ghép hai trình độ của thầy Lự Văn Điều ở điểm Nậm Lạn (Trường Nậm Dạng, Văn Bàn, Lào Cai) – Ảnh: V.H.

Lớp học “một thầy, hai bảng”

Thầy Lự Văn Điều phụ trách lớp ghép hai trình độ gồm lớp 1 và 2 ở điểm lẻ Nậm Lạn của Trường Nậm Dạng (Văn Bàn, Lào Cai) cho biết phải có mặt ở điểm trường từ tháng 7 theo tinh thần tự nguyện để kèm miễn phí cho học sinh trước khi vào năm học mới.

“Trẻ lớp 1 có em còn chưa thạo nghe nói tiếng Việt. Các em cần nhiều hơn thời gian để chuẩn bị tâm thế nên tôi dành thời gian cuối của kỳ nghỉ hè để giúp các em. Bây giờ cứ buổi sáng dạy bài mới thì chiều lại quay về ôn bài cũ. Lớp có hai trình độ nên có hai bảng. Mỗi học sinh sẽ quay về một hướng để học. Thầy thì chạy từ lớp 1 sang lớp 2, kể cả kèm 1-1 với những bé chậm chạp” – thầy Điều chia sẻ.

Cũng như thầy Điều, cô Hoàng Thị Vân Anh (Trường Nậm Dạng), cô Nguyễn Thị Ái Liên (Trường Thẳm Dương) cũng có mặt ở điểm trường từ tháng 7 để kèm học sinh lớp 1 với nỗi lo các em khó tiếp cận chương trình mới. Cô Ái Liên đã có bốn năm dạy ở điểm lẻ Nậm Con của Trường Thẳm Dương theo tinh thần tình nguyện.

Tại Lào Cai, những lớp học “một thầy, hai bảng” như lớp cô Liên, thầy Điều vẫn duy trì ở tất cả các xã khó khăn. Để phụ huynh yên tâm, những ngày đầu năm bố mẹ học sinh cũng được đến trường để quan sát việc con học và vui chơi.

Ở điểm lẻ, trẻ không được hưởng chế độ với học sinh bán trú nên các thầy cô nhận hỗ trợ gạo, thực phẩm của người dân, của cha mẹ học sinh, các tổ chức từ thiện, đôi khi tự bỏ tiền mua đồ để nấu ăn cho học sinh.



Nguồn: https://tuoitre.vn/khat-vong-den-truong-nhin-cac-em-di-hoc-ma-thuong-20240904081118519.htm

Cùng chủ đề

Cô giáo Yên Bái lấm bùn ăn mì tôm gây sốt mạng xã hội

Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một cô giáo ở Yên Bái nghỉ tay ăn mì gói khi dọn dẹp trường học sau lũ. Bức ảnh nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.

Cô giáo Yên Bái không son phấn vẫn đẹp kiên cường trong lấm lem bùn đất

(Dân trí) - Cô Hoàng Minh Diệp - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn, Yên Bái - vẫn chưa hết bất ngờ khi bức ảnh ăn mì gói giữa bùn lầy được chia sẻ khắp mạng xã hội. Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn nằm bên bờ sông Chảy, thuộc thôn Khau Nàng, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trường gồm có 3 cấp học từ mầm non tới THCS. Cô Hoàng Minh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không...

Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp khẩn để gỡ vướng hồ sơ đất đai

Đây là văn bản kiến nghị lần thứ ba của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này. Trong đó có hai văn bản kiến nghị khẩn.Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp để giải quyết dứt điểm Cụ thể, tại văn bản kiến nghị được gửi đến UBND TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM tổ chức...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố thêm 13.358 trang sao kê

Chiều 16-9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 13.358 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 13-9. Cán bộ, công chức, viên chức TP.HCM quyên góp tiền hỗ trợ bà con bị thiệt hại do thiên tai ở miền Bắc - Ảnh: HỮU HẠNH Chiều 16-9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp tục đăng tải 13.358 trang sao kê...

Tay máy Nha Trang đoạt giải thưởng cao nhất từ Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Thái Lan

Ông Lâm kể niềm đam mê với nhiếp ảnh đến với ông từ thời còn là sinh viên Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn (nay là Trường đại học Quy Nhơn). Khi đó thấy bạn học thường mang theo máy ảnh để chụp, ông tìm hiểu và dần đam mê nhiếp ảnh."Dù công tác trong ngành giáo dục, đam mê về...

Trường Victoria Nam Sài Gòn đạt giải Kiến trúc Quốc tế 2024

Bằng cách sử dụng hiệu quả không gian, tối ưu hóa các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhà trường mong muốn nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cho học sinh, góp phần xây dựng một tương lai bền...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Cùng chuyên mục

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Mang Trung thu yêu thương đến với học sinh các trường chuyên biệt tại Hà Nội

Chiều 16/9, tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Tết Trung thu gắn gọn và ý nghĩa với tên gọi “Vầng trăng cổ tích, dẫn lối yêu thương”; tặng quà cho học sinh 3 trường chuyên biệt tại Hà Nội gồm các trường: PTCS Nguyễn Đình Chiểu, PTCS Xã Đàn và Tiểu học Bình Minh. Nhìn những khuôn mặt ngây thơ, háo hức hạnh phúc của học sinh các trường chuyên biệt, Giám đốc...

Mới nhất

Thaco Auto ra mắt Kia New Carnival, giá bán từ 1,299 tỷ đồng

Hôm nay (16/9), THACO AUTO chính thức giới thiệu Kia New Carnival, mẫu xe SUV cao cấp cỡ lớn, đại diện cho đột phá về thiết kế và công nghệ với bán khởi điểm từ 1,299 tỷ đồng. Từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, Kia Carnival đã khẳng định được sức hút trong phân khúc SUV cỡ lớn...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh...

Vinfast ưu đãi 12 triệu đồng cho khách hàng chuyển đổi xanh sang xe máy điện

Tiếp nối chuỗi hành động “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, VinFast công bố triển khai chương trình “Phủ xanh Việt Nam” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 12 triệu đồng, góp phần hỗ trợ người tiêu...

Mới nhất