Powered by Techcity

Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm


Cùng với dân tộc Kinh, vùng đất Khánh Hòa còn là nơi sinh sống của 35 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc mang những sắc màu văn hóa riêng, nhưng đồng thời cũng có sự tiếp biến văn hóa của dân tộc khác để cùng tạo nên nét đặc trưng trong những sinh hoạt, phong tục, lễ nghi.





Biểu diễn lân sư rồng trong Lễ hội cầu ngư.
Trình diễn lân sư rồng trong lễ hội Cầu ngư.

Khánh Hòa là vùng đất sinh sống lâu đời của các dân tộc anh em. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các dân tộc Raglai, Ê đê, T’rin, Chăm… đã cùng với dân tộc Kinh xây dựng nền văn hóa xứ Trầm Hương đa dạng, bản sắc. Quá trình lâu dài sinh sống gần gũi với nhau của cộng đồng các dân tộc đã có sự ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa một cách tự nhiên giữa dân tộc này với dân tộc khác. Biểu hiện rõ ràng nhất của sự tiếp biến văn hóa đó chính là thông qua các lễ hội truyền thống được người dân tổ chức như: Lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ bỏ mả của đồng bào Raglai, lễ hội Cầu ngư… Cả 3 lễ hội này đều được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Khi đề cập đến lễ hội Tháp Bà Ponagar, chúng ta thấy rõ quá trình tiếp biến văn hóa của người Kinh với người Chăm. Di tích Tháp Bà Ponagar vốn là nơi thờ nữ thần Pô Inư Nagar của đồng bào Chăm và được tôn xưng là Bà Mẹ xứ sở. Khi người Việt đến sinh sống ở vùng đất này, trải qua suốt một thời gian dài đã dần dần tạo nên sự tiếp biến văn hóa giữa 2 dân tộc Việt – Chăm. Hình tượng Bà Mẹ xứ sở dần được chuyển hóa thành Bà Chúa Ngọc, rồi sau này khi tiếp thu tinh hoa của đạo Mẫu (vốn xuất phát từ đồng bằng Bắc Bộ) thì Bà Mẹ xứ sở được gọi là Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Sự tiếp biến văn hóa này đến từ một điểm chung trong tâm thức của cư dân 2 dân tộc Việt – Chăm, đó chính là việc cùng xem bà là một vị thần có nhiều công lao giúp đỡ nhân dân, đem lại nhiều điều tốt lành trong cuộc sống và mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. Đến ngày nay, lễ hội Tháp Bà Ponagar được diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23-3 âm lịch, cả người Việt và người Chăm đều về thành kính dâng cúng lễ vật, nguyện cầu những điều tốt đẹp đến với bản thân, gia đình, đất nước.

Đồng bào Raglai trên địa bàn tỉnh sinh sống chủ yếu ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã của TP. Cam Ranh, huyện Cam Lâm, huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa. Đồng bào Raglai vẫn giữ được những lễ hội, nghi lễ truyền thống như: Lễ ăn mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ tạ ơn cha mẹ… Lễ bỏ mả là một nghi lễ quan trọng của đồng bào Raglai. Khi xem lễ bỏ mả, chúng ta thấy hình ảnh người chủ nhang mặc áo thụng đỏ, đóng khăn màu đỏ; hai người phụ lễ mặc áo thụng xanh và đóng khăn xanh. Trang phục của chủ nhang và phụ lễ thực tế chính là bộ áo dài thụng và khăn đóng của người Kinh. Đây có thể xem là một sự tiếp biến văn hóa trong quá trình sinh sống lâu dài với người Kinh. Một biểu hiện khác của sự tiếp biến văn hóa trong lễ bỏ mả chính là phần thực hiện nghi thức chia của (lễ dứt đứt – vihdi atơw). Đây là một nghi lễ phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và đồng bào Raglai ở Khánh Hòa. Nhưng khác với các dân tộc Tây Nguyên, lễ chia của của đồng bào Raglai ở Khánh Hòa phần vật phẩm được chia mang tính tượng trưng chứ không phải chia những vật dụng cụ thể. Những tài sản chia cho người đã mất chủ yếu được chạm khắc trên các trụ cột của nhà mồ, thực phẩm được sử dụng chính là những thứ dùng để cúng. Điều này vừa thể hiện được nét văn hóa, đồng thời tránh được sự lãng phí. Theo nhạc sĩ Hình Phước Liên, tục chia tài sản của đồng bào Raglai như thế phải chăng cũng là một trong những biểu hiện của sự tiếp biến văn hóa của người Raglai trong quá trình lâu dài chung sống với người Kinh.





Đồng bào Chăm về tham dự Lễ hội Tháp Bà Ponagar.
Đồng bào Chăm tham dự lễ hội Tháp Bà Ponagar.

Cộng đồng người Hoa được ghi nhận đã đến sinh sống ở vùng đất Khánh Hòa từ thế kỷ XVIII và có sự giao lưu chặt chẽ với cộng đồng người Việt, cùng các dân tộc khác. Vậy nên, sự tiếp biến văn hóa của người Hoa với các dân tộc khác cũng là điều dễ hiểu. Chẳng hạn, trong lễ hội Cầu ngư ở các làng biển ngày nay, chúng ta thấy trong lễ rước có sự xuất hiện của đội múa lân và các nhân vật như: Thần tài, Ông địa, Tôn Ngộ Không. Trong phần biểu diễn hát tuồng ở nhà võ ca của các đình làng thường diễn những tích tuồng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Ngoài ra, sự tiếp biến văn hóa của người Hoa với người Việt còn được thể hiện qua những nét tương đồng trong tục thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo với tục thờ Quan Thánh Đế Quân; trong nhiều đình làng ở Khánh Hòa bên cạnh thờ tiền hiền, hậu hiền, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, các anh hùng liệt sĩ…, còn thờ Quan Công; đám cưới của người Hoa hiện nay được tổ chức mang những phong tục và cách thức tổ chức của người Việt…  

Nhìn lại sự tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trên vùng đất Khánh Hòa cho chúng ta thấy tinh thần đại đoàn kết dân tộc biểu hiện một cách tự nhiên và sâu sắc, từ đó góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, xa rời dần những hủ tục lạc hậu. Sự tiếp biến này ở Khánh Hòa không làm mất đi những giá trị văn hóa, mà còn làm phong phú, đa dạng hơn và thêm đậm đà, sâu sắc hơn.

GIANG ĐÌNH





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/202411/tiep-bien-van-hoa-o-xu-tram-d6b0f46/

Cùng chủ đề

Cơ hội đón khách du lịch cao cấp 

Đến nay, du lịch Khánh Hòa đã có sự tăng trưởng tốt về lượng khách và doanh thu. Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, du lịch xứ Trầm Hương còn có thể phát triển hơn nữa nếu nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực, giải trí để thu hút được dòng khách du lịch cao cấp. Thiếu những dịch vụ đẳng cấp 10 tháng năm 2024, Khánh Hòa đón khoảng 9,5 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có...

Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Khánh Hòa: Quán triệt các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại...

Chiều 8-11, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Hội nghị do bà Nguyễn Thị Bích Liên - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh chủ trì, với sự tham gia của gần 100 đại biểu là bí thư và phó bí thư chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng...

Không chủ quan trước bão số 7

Chiều 8-11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ngành, đơn vị liên quan và UBND các địa phương ven biển từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận về ứng phó bão số 7. Tại đầu cầu Khánh Hòa, ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì. Ông Lê Hữu Hoàng chủ trì đầu cầu Khánh Hòa. Theo báo...

Chi hội Khách sạn Khánh Hòa tổ chức thành công đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chiều 8-11, Chi hội Khách sạn Khánh Hòa (KHA) thuộc Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa tổ chức Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Chi hội Khách sạn Khánh Hòa nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 16 thành viên, ông Võ Quang Hoàng - Giám đốc vùng Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển Bất động sản Conasi tái đắc cử Chủ tịch Chi hội...

Hội nghị góp ý các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông...

Sáng 8-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về rà soát, góp ý đối với các dự thảo nghị định, quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giao thông, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Khánh...

Cùng tác giả

Cơ hội đón khách du lịch cao cấp 

Đến nay, du lịch Khánh Hòa đã có sự tăng trưởng tốt về lượng khách và doanh thu. Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, du lịch xứ Trầm Hương còn có thể phát triển hơn nữa nếu nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực, giải trí để thu hút được dòng khách du lịch cao cấp. Thiếu những dịch vụ đẳng cấp 10 tháng năm 2024, Khánh Hòa đón khoảng 9,5 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có...

Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Khánh Hòa: Quán triệt các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại...

Chiều 8-11, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Hội nghị do bà Nguyễn Thị Bích Liên - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh chủ trì, với sự tham gia của gần 100 đại biểu là bí thư và phó bí thư chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên...

Không chủ quan trước bão số 7

Chiều 8-11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ngành, đơn vị liên quan và UBND các địa phương ven biển từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận về ứng phó bão số 7. Tại đầu cầu Khánh Hòa, ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì. Ông Lê Hữu Hoàng chủ trì đầu cầu Khánh Hòa. Theo báo...

Chi hội Khách sạn Khánh Hòa tổ chức thành công đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chiều 8-11, Chi hội Khách sạn Khánh Hòa (KHA) thuộc Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa tổ chức Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Chi hội Khách sạn Khánh Hòa nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 16 thành viên, ông Võ Quang Hoàng - Giám đốc vùng Công ty Cổ phần Quản lý và Phát triển Bất động sản Conasi tái đắc cử Chủ tịch Chi hội...

Cùng chuyên mục

Series phim hành động Con mắt số 5 được mời tham gia Liên hoan phim quốc tế

Theo thông tin từ nhà sản xuất, phần phim khởi động của series phim “Con mắt số 5” mang tựa đề "Chạm vào ong vò vẽ" vừa ra mắt đã được mời chiếu trong Liên hoan phim Kimolos Hy Lạp diễn ra đầu năm 2025 và sẽ gửi tham dự Liên hoan phim quốc tế Pune Ấn Độ. Tạo hình các nhân vật trong phim. (Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp) Series phim hành động Con mắt số 5 phần phim...

Khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024

Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Tham dự buổi lễ có các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Huỳnh Thế Mạnh-Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thái Thanh Bình-Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy Pleiku, Phạm Thị Tố Hải-Trưởng ban Dân...

Ngày 20-1-2025: Sẽ khai mạc Hội Báo xuân Ất Tỵ

Ngày 7-11, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa ban hành kế hoạch tổ chức Hội Báo xuân Ất Tỵ năm 2025. Theo đó, Hội Báo xuân lần này sẽ khai mạc vào ngày 20-1-2025 (ngày 20 tháng Chạp năm Giáp Thìn) và bế mạc vào ngày 6-2-2025 (ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Thư viện tỉnh.   Các em thiếu nhi xem ấn phẩm báo chí được giới thiệu tại một hội báo xuân. Ảnh minh họa. Hội Báo xuân...

Mời góp ý bình chọn mẫu biểu trưng Cuộc thi Sáng tác biểu trưng TP. Nha Trang

UBND TP. Nha Trang vừa có Thông báo mời góp ý bình chọn đối với mẫu biểu trưng (logo) vào chung khảo Cuộc thi Sáng tác biểu trưng thành phố Nha Trang (lần 2). Cuộc thi được tổ chức từ đầu tháng 2-2024 đến 31-7-2024. Sau gần 6 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 238 mẫu biểu trưng của 107 tác giả trong cả nước. Sau khi chấm sơ khảo, Ban tổ chức đã chọn được 5...

Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA

Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được trao giải Vàng, hạng mục Chiến dịch Truyền thông xuất sắc trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông châu Á (Asian Media Awards) năm 2024 do WAN-IFRA tổ chức.   Tổng Biên tập Lê Quốc Minh, đại diện Báo Nhân Dân nhận cúp lưu niệm tại buổi lễ trao giải. Ảnh: WAN-IFRA Ngày 6/11/2024, tại Singapore, Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên...

Tổ chức tốt chương trình Chào năm mới 2025

Chiều 6-11, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp để nghe báo cáo chương trình Chào năm mới 2025.   Ông Đinh Văn Thiệu phát biểu tại cuộc họp. Tại cuộc họp, đại diện doanh nghiệp thực hiện chương trình đã trình bày phương án tổ chức chương trình Chào năm mới 2025. Theo đó, chương trình Chào năm mới 2025 sẽ có một...

Nghĩ về văn trẻ Khánh Hòa hiện nay

Năm 2006, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa tổ chức “Hội nghị những người viết văn trẻ Khánh Hòa lần thứ 2”. Tham dự hội nghị có khoảng 40 đại biểu trẻ dưới 40 tuổi của tỉnh. Có thể kể ra về thơ có các cây bút trẻ: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Thảo Hương, Quốc Sinh, Nam Phương, Phan Thị Thúy Kiều, Phạm Thị Hồng Tha, Trần Ngọc Hồ Trường; văn xuôi có Huỳnh Việt Hà, Trần Quang Huy,...

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở

Thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa đã cùng với các địa phương, cơ quan, đoàn thể trong tỉnh nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa cơ sở theo hướng phong phú, đa dạng, lành mạnh, góp phần giữ gìn và lan tỏa lối sống đẹp, phát huy giá trị văn hóa đến với cộng đồng.  Các thành viên Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Ê đê thôn Hòn Lay (xã...

“Vũ khúc dã quỳ – Chư Đang Ya 2024” – Nổi bật vẻ đẹp Gia Lai kỳ vĩ

Chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024” diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) hứa hẹn mang đến điểm nhấn ấn tượng cho “Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya” của tỉnh Gia Lai, đồng thời nổi bật vẻ đẹp kỳ vĩ của vùng đất này. “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024” diễn ra lúc 20h10 ngày...

Michael Learns To Rock ra đĩa đơn trước đêm diễn tại TP Hồ Chí Minh

Món quà âm nhạc đầy hoài niệm "A Life To Remember" đánh dấu hành trình 36 năm được nhóm nhạc gửi đến khán giả trên các nền tảng nhạc số.   Trước buổi biểu diễn tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 17/11/2024 trong khuôn khổ tour diễn Take Us To Your Heart, nhóm nhạc Michael Learns To Rock ra mắt đĩa đơn mang giai điệu hoài niệm A Life To Remember. Đĩa đơn A Life To Remember được chọn lọc kỹ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất