Powered by Techcity

Qua lò ép mía nấu đường…


“Qua lò ép mía nấu đường/Muốn vô kết nghĩa can thường cùng ai”. Đó là một trong những câu ca dao lưu truyền ở nhiều nơi tại khu vực Nam Trung Bộ, liên quan tới nghề thủ công dùng che ép mía, nấu đường ngày xưa. Nhắc lại nghề này, chắc nhiều người lớn tuổi không khỏi bồi hồi với bao ký ức sống động một thời. Với tôi cũng vậy…

Quê tôi xưa kia nhiều nhà trồng mía. Có nhà trồng để bán, nhưng cũng có nhà chỉ trồng chừng vài sào để lấy đường, sử dụng trong gia đình. Những đám mía lớn lên từ các mảnh đất màu mỡ, cây nào cây nấy mập tròn, thẳng tắp, vươn cao. Thường thường vào cuối tháng 11, sang tháng Chạp âm lịch, khi mía lác đác trổ cờ, ấy là lúc mùa thu hoạch bắt đầu để phục vụ Tết và sau đó kéo dài cho đến mấy tháng của năm sau.





Ảnh 1: Cảnh dùng che ép mía ngày xưa.
Cảnh dùng che ép mía ngày xưa.

Để lấy đường, vào dịp này người trong làng thường dựng lên một cái chòi tranh, đặt lên đó bộ che để ép mía, bên cạnh người ta đắp lò, đặt mấy cái chảo to để nấu nước mía vừa ép. Bộ che mía được làm bằng 3 khối gỗ to, cao chừng 1m. Trong làng không phải ai cũng có được bộ đồ nghề này. Vì có giá trị như thế, lại đun, nấu bằng củi lửa, dễ bốc cháy nên có nhiều chuyện phải kiêng kỵ. Cũng từ lý do ấy mà người ta gọi bộ che là ông Che, mấy cái lò để đặt chảo là bà Lò. Thông thường, một gia đình giàu có nào đó hoặc 3 – 4 gia đình trong làng thân nhau góp tiền lại mới sắm được một bộ che. Để có bộ che ưng ý, người ta chọn ngày lành, tháng tốt lên núi cao, tìm đốn những khúc gỗ, thường là loại gỗ quý như lim, sến, kiền kiền… rồi vận chuyển về làng, sau đó thuê những người thợ mộc có tay nghề giỏi đẽo gọt. Một bộ che ép mía hoàn chỉnh gồm có 3 ống che (3 trục hình trụ tròn) được đặt sát vào nhau, khi quay những chiếc nhông trên các thân trụ tròn sẽ ăn khớp và làm cho cả 3 trục đều quay. Phía trên 3 trục này có một thanh gỗ lớn để giữ cố định phần trên của các ống che và được cột vào thanh gỗ khác dài hơn để buộc vào ách cho trâu kéo đi. Khi trâu đi vòng quanh, kéo theo thanh gỗ dài làm cho các trục chuyển động theo vòng tròn, mía đưa vào bị ép chặt, nước sẽ chảy ra giữa các trục, sau đó đổ xuống dưới đáy che theo một đường mương nhỏ. Người ta hứng lấy nước mía từ đây, trút vào mấy cái chảo to để nấu cho sôi, bỏ thêm vài vá vôi bột, vớt sạch bọt rồi múc lên thùng để lóng cặn. Nước mía nấu lần đầu này sẽ thành loại nước uống rất ngon, gọi là món chè hai. Nếu làm thành đường thì tiếp tục nấu nước chè hai mấy công đoạn nữa.

Nấu đường đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, do đó không phải ai cũng làm được. Đường tốt hay xấu tùy lượng vôi bỏ vào chảo nhiều hay ít rồi canh lửa cho vừa. Ở quê tôi có nhiều loại đường làm từ các lò ép như đường đen hay còn gọi là đường bát (tức loại đường đen đổ vào những chiếc bát ăn cơm cho đông cứng lại); đường trầm hay là đường hạ (loại đường này được nấu đến độ sền sệt không còn nước thì đổ vào chum, vại, ghè… cất giữ một thời gian mới sử dụng); đường muỗng (loại đường khi nấu đến độ kết tinh thì đổ vào những cái muỗng gỗ, lấy cây dầm nhỏ khuấy cho nổi cát, rồi để nguội)…





Ảnh 2: Cảnh nấu đường thủ công ngày xưa.
Cảnh nấu đường thủ công ngày xưa.

Có thể nói, thu hoạch mía, ép đường là một bức tranh lao động nhộn nhịp ở làng quê. Với bọn nhỏ chúng tôi, đây là những ngày rất vui vì được ăn mía thỏa thích. Mía chất thành đống, không có chủ mía nào lại không cho. Ăn mía ở ngoài ruộng. Ăn mía ở chòi nấu đường. Bã mía nhai xong bỏ trắng cả đất. Song có lẽ, món chè hai là món khoái khẩu mà đã sống ở gần nơi ép mía không ai có thể quên được. Các chủ mía và chủ lò ép cũng chẳng tiếc gì không mời những người quen qua đường một bát. Thật thú vị khi cầm cái bát bằng sọ dừa đầy nước chè hai, ngửa cổ tu một hơi dài giữa cảnh làng quê thanh bình, nơi đang có con trâu kéo ông Che kêu kẽo kẹt và gần đó là mấy chảo nước đường đang sôi sùng sục, khói lên nghi ngút tỏa mùi thơm lừng…

Những ngày che mía hoạt động là những ngày bọn nhỏ chúng tôi hay tụ lại quanh cái chòi tranh, có lúc giúp mấy cô chú vác mía lại gần lò, có lúc giúp người lớn dắt trâu kéo che. Không chỉ được uống nước chè hai, đôi khi chúng tôi còn được ăn món đường non dẻo quánh mà mấy bác ở lò ép đổ vào những bẹ chuối rồi dùng đũa vích lên, quấn lại; cũng có khi được ăn những củ bình tinh xâu lại thành xâu, bỏ vào chảo đường nấu cho queo, hay món bánh tráng nhúng mật…

Nhà tôi ngày trước mỗi năm chỉ trồng hơn sào mía. Những ngày thu hoạch tuy vất vả nhưng ai cũng vui, nhất là khi đường đã nấu xong mang về nhà. Một ít biếu bà con, một ít để làm bánh Tết, còn lại mẹ tôi cất vào mấy cái bầu đan bằng nan tre có lót rơm, chống ẩm, để dành cho gia đình ăn cả năm.

Ngày nay, các nhà máy đường ra đời, nghề dùng che ép mía, nấu đường thủ công không còn nữa, tất cả gần như đã lùi dần trong ký ức. Dù vậy ai đã từng sống ở các làng quê có nhiều mía vào mấy mươi năm trước thật khó quên. Vừa rồi tôi xem truyền hình, thấy chiếu bộ phim tư liệu giới thiệu những cánh đồng mía xanh tốt ở một địa phương trong tỉnh. Nội dung phim cũng đơn giản thôi, vậy mà xem xong cứ bồi hồi. Chợt nhớ ngày xưa…

HOÀNG NHẬT TUYÊN





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/nhung-vung-ky-uc/202412/qua-lo-ep-mia-nau-duong-85e5408/

Cùng chủ đề

Thanh tra Chính phủ triển khai công tác năm 2025

Sáng 28-12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu Khánh Hòa, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự.       Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Khánh Hòa. Năm 2025, toàn ngành...

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Giữ gìn di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc

Năm 2024, các địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những hoạt động cụ thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số (DTTS). Trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng và có giải pháp phù hợp để những di sản văn hóa phi vật thể này của đồng bào được khôi phục trong đời sống hiện...

Kỳ vọng từ những đường bay quốc tế

Năm 2024, Khánh Hòa đón hơn 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 98,8% so với năm 2023. Có được sự tăng trưởng một phần là nhờ các hãng hàng không liên tục được mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Kazakhstan... với Khánh Hòa. Những người làm du lịch đang kỳ vọng sự ổn định và phát triển về mạng lưới đường bay quốc tế sẽ thúc...

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh: Kết nạp 416 đảng viên trong năm 2024

Ngày 27-12, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Quang cảnh hội nghị Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh hiện có 77 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 4.032 đảng viên. Năm 2024, tình hình sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp trong Khối có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu của các doanh nghiệp trong toàn Khối ước đạt 55.065...

Cùng tác giả

Thanh tra Chính phủ triển khai công tác năm 2025

Sáng 28-12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu Khánh Hòa, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự.       Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Khánh Hòa. Năm 2025, toàn ngành...

Bản tin Mặt trận sáng 28/12

Công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại Quỹ Để đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại quỹ, hàng năm, MTTQ các cấp trên địa bàn TP Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ “Vì Biển đảo Việt Nam” và các loại quỹ an sinh xã hội. (Xem chi tiết) Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương tiếp tục cấp hơn 300...

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Giữ gìn di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc

Năm 2024, các địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những hoạt động cụ thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số (DTTS). Trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng và có giải pháp phù hợp để những di sản văn hóa phi vật thể này của đồng bào được khôi phục trong đời sống hiện...

Kỳ vọng từ những đường bay quốc tế

Năm 2024, Khánh Hòa đón hơn 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 98,8% so với năm 2023. Có được sự tăng trưởng một phần là nhờ các hãng hàng không liên tục được mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Kazakhstan... với Khánh Hòa. Những người làm du lịch đang kỳ vọng sự ổn định và phát triển về mạng lưới đường bay quốc tế sẽ thúc...

Cùng chuyên mục

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Giữ gìn di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc

Năm 2024, các địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những hoạt động cụ thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số (DTTS). Trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng và có giải pháp phù hợp để những di sản văn hóa phi vật thể này của đồng bào được khôi phục trong đời sống hiện...

Động thổ Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh

Ông Nguyễn Thanh Hiến - Giám đốc Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa cho biết, ngày 27-12, Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh đã được động thổ. Trước đó, dự án này đã lựa chọn được nhà thầu gói thi công xây dựng và thiết bị (gói số 5) là liên danh Thành cổ Diên Khánh với giá trúng thầu hơn 75,7 tỷ đồng. Liên danh trúng thầu gồm 3...

Phục dựng lễ cưới hỏi của dân tộc T’rin

Sáng 26-12, tại thôn Gia Lố (xã Giang Ly), UBND huyện Khánh Vĩnh tổ chức chương trình phục dựng Lễ cưới hỏi của dân tộc T’rin. Đây là hoạt động nhằm khôi phục, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào T’rin trên địa bàn huyện và hướng tới phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng. Lễ cưới hỏi của đồng bào T’rin là một nghi thức mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể...

Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay!

Gặp nhau cuối năm - Táo quân luôn là một gia vị đậm đà trên sóng VTV mỗi dịp Tết đến Xuân về. Và năm nay, khán giả sẽ tiếp tục được gặp gỡ với các Táo trong đêm Giao thừa.   Đại diện của chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân đã xác nhận năm nay khán giả sẽ vẫn được thưởng thức chương trình đặc biệt này trong đêm Giao thừa - vào thời khắc chuyển giao...

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa: Khen thưởng 14 cá nhân xuất sắc tham gia Liên hoan Chiến sĩ hát...

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh vừa tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng 14 cá nhân tiêu biểu xuất sắc tham gia Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ lần thứ 33 năm 2024. Đại tá Lại Thế Thông - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh trao giấy khen cho các cá nhân. Liên hoan diễn ra từ ngày 17 đến 21-12 tại TP. Nha Trang, với sự tham gia của...

Đề xuất lập hồ sơ xếp hạng bổ sung di tích địa điểm Khu lưu niệm chiến thắng Vườn Gòn – Đá Bàn

Ngày 23-12, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa có văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao về việc đề xuất lập hồ sơ xếp hạng bổ sung di tích Địa điểm Khu lưu niệm chiến thắng Vườn Gòn - Đá Bàn (xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa) vào di tích địa điểm Căn cứ cách mạng Đá Bàn. Không gian bên ngoài Khu lưu niệm chiến thắng Vườn Gòn - Đá Bàn. Theo đó, thực hiện...

Sôi động chương trình Sắc màu mùa lễ hội

Tối 24-12, tại sân khấu Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng thực hiện chương trình nghệ thuật Sắc màu mùa lễ hội. Chương trình đã thu hút được số lượng lớn người dân, du khách đến xem.  Tiết mục Hãy hát lên do các ca sĩ, diễn viên Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng biểu diễn. Trong khoảng thời gian gần 120 phút, các ca sĩ, diễn viên, nhạc công, cộng tác viên của đoàn đã...

Những ngày không có nắng

Năm nay mưa muộn, cứ ngỡ là mùa mưa đã qua thì đột nhiên trời cứ mưa sướt mướt. Nhưng rồi mưa cũng tạnh, nước cũng rút đi trả lại cho thành phố bầu trời hanh hao nắng. Ngày đầu mưa mới tạnh, ai cũng nôn nao chạy ra biển. Như những năm trước, cứ sau những ngày mưa to gió lớn thì bao nhiêu thứ từ trên nguồn đều theo mưa lũ tràn ra biển. Nhìn bãi bờ...

Có một đêm Nha Trang ở Sài Gòn

Sài Gòn những ngày cuối năm 2024 tiết trời thật đẹp. Những sớm mai lạnh vừa đủ xuýt xoa sao mà nhớ quê mùa này quá, lại thêm nôn nao Tết; hay những tối lạnh mát như mùa hè Đà Lạt khiến bước chân muốn ra khỏi nhà, vào một quán nhỏ ấm cúng nào đó tìm lại dư hương mùa cũ. Và, tôi đã có một đêm Nha Trang ở Sài Gòn với những giai điệu ngập tràn hương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất