Powered by Techcity

Ngày xưa đan áo…


Những ngày này, ngoài biển khơi liên tiếp có các cơn bão đổ bộ vào đất liền, mang theo mưa lạnh. Sáng nay, mở tủ, chọn đồ để chuẩn bị cho mùa mưa, bất chợt phát hiện trong góc có chiếc áo len mỏng mua từ mấy năm trước. Đó là chiếc áo màu ghi cổ tròn, dệt bằng máy. Giũ cho thẳng, rồi treo áo lên móc, chuyện chẳng có gì đặc biệt, vậy mà tôi cứ đứng trước tủ hồi lâu, trong tâm trí hiện lên bao hình ảnh về những ngày mình còn trẻ, mua len đan áo.





Một cửa hàng bán đồ len lâu năm tại Chung cư B – chợ Đầm Nha Trang.

Còn nhớ, những năm đầu thập niên 1990 trở về trước, chuyện đan móc đã trở thành phong trào ở giới nữ. Cuộc sống của thời bao cấp, cái ăn khó khăn, cái mặc cũng vô cùng thiếu thốn, vải may quần áo bán phân phối từng mét. Đồ ấm càng khó tìm. Hồi đó, làm gì có áo khoác, áo vest đủ kiểu, đủ loại chất liệu như bây giờ! Thời tiết Nha Trang thường ấm nhưng những ngày gió lạnh tràn về, ai có được chiếc áo len cũng thấy quý. Ở trường học, vào giờ tan lớp hay ra chơi, các cô cậu học trò mặc áo trắng bên trong, khoác thêm chiếc áo len màu bên ngoài, trông thật đáng yêu. Con cái tìm được chiếc áo len dày, gửi về biếu cha mẹ ở quê là việc làm không phải dễ.

Chính vì thế, dành dụm tiền mua len để đan áo, đan mũ được đặt ra với không ít người mẹ, người vợ. Cũng từ đó, xuất hiện nghề nhận đan thuê. Tôi may mắn được má dạy cho cách đan len từ những ngày còn học cấp 3, nên khi có chồng, có con, việc đan móc không khó khăn mấy. Dù vậy, để hoàn thành một chiếc áo kể ra cũng lắm công phu. Hồi ấy ở Nha Trang chỉ có mấy quầy bán len tại chợ Đầm mà đa phần là len nội. Len ngoại cũng có, do những người đi các nước Đông Âu mang về, nhưng ít và đắt. Len nội rẻ hơn nhưng sợi không đều, mặc xong vài bữa thì bị xù, lại dễ bạc màu… Que đan bằng inox ngày xưa cũng rất hiếm. Nhiều nhà phải vót tre để đan. Tôi có chị bạn, nay đã 60 tuổi rồi mà vẫn còn nhớ kỷ niệm về chuyện này. Chị kể, hồi học cấp 3, gia đình nghèo không có tiền mua que đan xịn cùng lúc cho mấy chị em trong nhà, nên ba mẹ phải lấy đũa để vót. Đến lớp, trong giờ nữ công, thấy bạn bè dùng đồ tốt, chị ngại quá nên khi đan cứ phải giấu giấu, giếm giếm.

Tìm được vật liệu rồi, công việc đầu tiên của người đan là căn cứ vào size người mặc mà gầy mũi (bắt mũi), bao nhiêu cho thân trước, thân sau, bao nhiêu cho cổ tay. Bước tiếp theo là đan gấu với mũi lên, mũi xuống bình thường hoặc vặn; rồi đến thân áo, nách áo sao cho vừa, và tùy theo sở thích của người mặc mà trang trí các họa tiết như vặn thừng, bỏ lỗ… Về cổ áo, có các loại như cổ lọ, cổ tròn, cổ trái tim, cổ bẻ, trong đó cổ trái tim khó đan nhất. Trong quá trình đan, không phải lúc nào cũng dùng hai que, mà có khi phải dùng đến ba, bốn que.





Dụng cụ đan len. Ảnh Internet.

Chị em làm ở các cơ quan hành chính ngày xưa chủ yếu tranh thủ đan vào buổi tối hoặc Chủ nhật. Khu tập thể tôi ở ngày ấy, thường thường tối đến, cơm nước xong, mấy chị em mang ghế ra sân, vừa đan vừa trò chuyện, rất vui. Kinh nghiệm đan áo qua đó cũng được truyền từ người nọ sang người kia.

Thường thì mất mấy tháng mới hoàn thành xong một chiếc áo. Thật là vui khi sản phẩm hoàn tất mà người mặc, đặc biệt là chồng, con ưng ý. Nhà tôi hồi đó có cậu em chồng đi học nghề ở Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc và Slovakia bây giờ) về phép tặng cho ký len, mang lên cơ quan khoe, ai cũng trầm trồ, khen sợi đều và mềm, màu đẹp. Số len ấy tôi đan cho hai người trong nhà. Chiếc áo của đứa con gái, mấy năm sau mặc không vừa nữa, được chuyển cho đứa con trai nhỏ tuổi hơn. Có một kỷ niệm thật khó quên. Ở cơ quan chồng tôi có anh Th., một bữa ghé nhà chơi, thấy tôi đan áo liền nhờ đan cho mẹ anh một chiếc, len do anh mang tới. Chỗ bạn bè, tôi không lấy tiền công, nào ngờ ngày nọ anh mang đến biếu một con vịt xiêm thật to. Nhiều năm sau, cứ nói về chuyện đan áo, nhà tôi ai cũng nhắc tới con vịt.

Do thiếu len nên ở nhiều gia đình, các bà mẹ phải tận dụng những chiếc áo bị thủng, bị rách, tháo ra để đan lại cho con, do đó nhiều chiếc áo, chiếc mũ, con trẻ mặc có đến ba bốn màu. Tuy nhiên, nhờ đan khéo nên nhìn vào chẳng ai biết đó là len tiết kiệm, dùng lại. Đối với người đan thuê, có trường hợp, nhận len của khách về đan, khi ghé qua chợ, xui xẻo, bị kẻ trộm lấy mất, phải đi tìm để mua cho đúng loại hàng mà đền. Có khi đan xong khách không vừa lòng, càu nhàu, phải bớt tiền công. Thậm chí, có lúc phải tháo một phần ra đan lại.

Cuộc sống ngày nay phát triển nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực đan móc. Nguyên liệu để đan áo bán trên thị trường phong phú về chủng loại; ngoài chợ truyền thống, còn được bán trên các sàn thương mại điện tử. Chỉ cần ngồi ở nhà gọi điện thoại là có người mang đến. Cuộn len được bao bọc cẩn thận, trên đó ghi rõ các thông số như đường kính và thành phần của sợi len, cân nặng của cuộn len. Kim đan cũng thế, ngoài kim bằng inox còn có kim thủy tinh, kim gỗ, kim nhựa đủ loại, đủ cỡ; ngoài kim nhọn 2 đầu, 1 đầu, còn có kim vòng, kim vặn thừng… Các mặt hàng len dệt bằng máy móc cũng rất đa dạng được bày bán khắp nơi. Ngược lại, nghề đan len thủ công như chúng tôi ngày xưa cũng ít dần.

Đan len là công việc nhỏ nhưng chắc cũng như tôi, trong ký ức của nhiều chị em, hình ảnh hàng ngày cầm cuộn len và đôi kim để đan từng mũi chưa dễ mờ phai. Nhắc lại điều này để thêm trân trọng hơn cuộc sống mà chúng ta đang có hôm nay.

NGỌC ANH





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/nhung-vung-ky-uc/202411/ngay-xua-dan-ao-97b2d07/

Cùng chủ đề

Tạo sức bật mới cho du lịch  

Sau dịch Covid-19, du lịch Khánh Hòa đã phục hồi và tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của du lịch Khánh Hòa được nhận diện là chưa bền vững. Ngành Du lịch tỉnh đang tìm những giải pháp đột phá để tạo sức bật mới cho du lịch xứ Trầm Hương. Phát triển nhanh nhưng chưa bền vững Năm 2024, du lịch Khánh Hòa đã có sự phát triển mạnh mẽ với hàng loạt sự kiện lớn được tổ...

Gặp lại nhà văn “Mùi cọp” Quý Thể 

Nhắc đến nhà văn Quý Thể, cho đến giờ này, giới văn nghệ ở Khánh Hòa đều gán cho ông cái tên “Quý Thể - Mùi cọp”. Đây là truyện ngắn của ông được giải thưởng Báo Văn nghệ cuối thập niên 90. Chính “Mùi cọp” đã đưa tên tuổi Quý Thể lên đội ngũ viết truyện ngắn xuất sắc làng văn phố biển thời điểm đó. Liên tiếp sau đó, ông có nhiều truyện ngắn được đăng trên các báo...

Giúp người tiêu dùng phân biệt yến thật, yến giả

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29-11), sáng 22-11, tại TP. Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả", trong đó có phân biệt nước yến thật - giả. Tràn lan nước yến sào giả, nhái trên thị trường Diễn ra từ ngày 22-11 đến 29-11, Phòng trưng bày phân chia thành 2 khu vực thuộc 5...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận năm 2024

Chiều 22-11, tại TP. Nha Trang, Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) Phú Yên, Sở VHTT-DL Ninh Thuận tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận năm 2024. Dự hội nghị có các ông: Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa; Đào Mỹ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên;...

Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa: Thẩm tra một số nội dung UBND tỉnh trình Kỳ họp HĐND tỉnh

Ngày 22-11, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa họp thẩm tra một số nội dung UBND tỉnh trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới liên quan đến chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh. Qua thẩm tra các nội dung UBND tỉnh trình về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác...

Cùng tác giả

Tạo sức bật mới cho du lịch  

Sau dịch Covid-19, du lịch Khánh Hòa đã phục hồi và tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của du lịch Khánh Hòa được nhận diện là chưa bền vững. Ngành Du lịch tỉnh đang tìm những giải pháp đột phá để tạo sức bật mới cho du lịch xứ Trầm Hương. Phát triển nhanh nhưng chưa bền vững Năm 2024, du lịch Khánh Hòa đã có sự phát triển mạnh mẽ với hàng loạt sự kiện lớn được tổ...

Gặp lại nhà văn “Mùi cọp” Quý Thể 

Nhắc đến nhà văn Quý Thể, cho đến giờ này, giới văn nghệ ở Khánh Hòa đều gán cho ông cái tên “Quý Thể - Mùi cọp”. Đây là truyện ngắn của ông được giải thưởng Báo Văn nghệ cuối thập niên 90. Chính “Mùi cọp” đã đưa tên tuổi Quý Thể lên đội ngũ viết truyện ngắn xuất sắc làng văn phố biển thời điểm đó. Liên tiếp sau đó, ông có nhiều truyện ngắn được đăng trên các báo...

Giúp người tiêu dùng phân biệt yến thật, yến giả

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29-11), sáng 22-11, tại TP. Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả", trong đó có phân biệt nước yến thật - giả. Tràn lan nước yến sào giả, nhái trên thị trường Diễn ra từ ngày 22-11 đến 29-11, Phòng trưng bày phân chia thành 2 khu vực thuộc 5...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận năm 2024

Chiều 22-11, tại TP. Nha Trang, Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) Phú Yên, Sở VHTT-DL Ninh Thuận tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận năm 2024. Dự hội nghị có các ông: Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa; Đào Mỹ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên;...

Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa: Thẩm tra một số nội dung UBND tỉnh trình Kỳ họp HĐND tỉnh

Ngày 22-11, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa họp thẩm tra một số nội dung UBND tỉnh trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới liên quan đến chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh. Qua thẩm tra các nội dung UBND tỉnh trình về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác...

Cùng chuyên mục

Gặp lại nhà văn “Mùi cọp” Quý Thể 

Nhắc đến nhà văn Quý Thể, cho đến giờ này, giới văn nghệ ở Khánh Hòa đều gán cho ông cái tên “Quý Thể - Mùi cọp”. Đây là truyện ngắn của ông được giải thưởng Báo Văn nghệ cuối thập niên 90. Chính “Mùi cọp” đã đưa tên tuổi Quý Thể lên đội ngũ viết truyện ngắn xuất sắc làng văn phố biển thời điểm đó. Liên tiếp sau đó, ông có nhiều truyện ngắn được đăng trên các báo...

CHÀO MỪNG NGÀY DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM 23-11: Giữ gìn di sản xứ Trầm

Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và hiện nay vẫn còn giữ gìn được nhiều di sản văn hóa vật thể. Với nhiều hoạt động cụ thể, hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh được quan tâm trùng tu, tôn tạo, bảo vệ để phát huy giá trị cho hôm nay và mai sau. Nhiều di tích được tu bổ Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh đã bàn giao 6 di tích cấp tỉnh...

Tổ chức 14 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao dịp Tết dương lịch

Theo kế hoạch của Sở Văn hóa và Thể thao, từ ngày 27-11 đến 2-1-2025, sẽ diễn ra chuỗi 14 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao “Chào năm mới 2025”, do Sở Văn hóa và Thể thao, cùng một số sở, ngành, doanh nghiệp tổ chức. Cụ thể, từ ngày 27 đến 29-11, diễn ra lễ hội Golf Việt Nam - Golf Festival Nha Trang 2024 “Sắc màu rực rỡ” tại Quảng trường 2 tháng 4 và các sân...

Ngôi trường để nhớ về

Mùa khai trường năm nay, Nha Trang có một ngôi trường mới được hoàn thành ở góc đường Đinh Tiên Hoàng và Lê Thánh Tôn. Trường mới được xây trên nền đất cũ của Trường Nữ trung học Nha Trang xưa. Lứa học trò ngày cũ đi ngang trường mới cũng có đôi chút bùi ngùi vì trường cũ của mình đã chính thức trở thành ngôi trường chỉ để nhớ về. Nhưng ngôi trường mới xinh đẹp và...

Nỗ lực hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, thể thao

Sáng 19-11, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp nghe Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của ngành. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. Ông Đinh Văn Thiệu phát biểu tại cuộc họp. Năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao được giao...

Chung kết Miss Universe 2024: Người đẹp Đan Mạch đăng quang, Kỳ Duyên dừng top 30

 Vượt qua 124 thí sinh, cô gái Đan Mạch 21 tuổi Victoria Kjær Theilvig đã đăng quang Miss Universe 2024.   Chung kết Miss Universe 2024 lần thứ 73 đã diễn ra tối 16/11 (giờ địa phương) tại Mexico. Victoria Kjær Theilvig trở thành cô gái Đan Mạch đầu tiên trở thành Miss Universe. Đại diện Việt Nam - Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên - dừng chân tiếc nuối ở top 30.   Trong đêm chung kết Miss Universe 2024, 125 thí...

Ninh Hòa: Thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho đồng bào

Sau thời gian chuẩn bị, thị xã Ninh Hòa đã xây dựng và ra mắt 5 câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian các dân tộc Ê đê, Raglai ở xã Ninh Tây và xã Ninh Tân. Qua đó, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) giữ gìn, thụ hưởng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.   Đại diện Ban tổ chức trao...

Phim “Không thời gian” công chiếu giờ “vàng” trên VTV1 từ 25-11

Bộ phim truyền hình (dự kiến dài 60 tập) “Không thời gian”, được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (TCCT QĐND) Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sẽ bắt đầu công chiếu trên khung “giờ vàng” phim Việt VTV1 lúc 21 giờ, bắt đầu từ ngày 25-11 tới. Lãnh đạo Cục Tuyên...

Ngôi trường nho nhỏ

Ngôi trường nằm cách TP. Nha Trang khoảng 20 cây số, nằm sát Quốc lộ 1. Trường chỉ có 2 dãy nhà lợp ngói đỏ nằm trong một cái sân rộng trải sỏi, thấp hơn mặt đường nên con đường vào trường là một con dốc nhỏ mà mỗi khi đi xe đạp đến trường các thầy cô giáo trẻ thường thả cho xe tự do chạy xuống dốc, đến sát mái hiên mới dừng lại. Dãy nhà dài...

Một hồn thơ đôn hậu

“Hướng dương” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2024) là tập thơ in riêng của nhà thơ Bích Hà, sau tập thơ “Tình đất” in năm 2019. 40 bài thơ trong tập sách là tâm huyết của nữ nhà thơ từng công tác tại Sư đoàn 375, Quân chủng Phòng không - Không quân, nay đã nghỉ hưu. Bích Hà là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, cũng là nhà thơ nữ có sức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất