Powered by Techcity

KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN (23-10-1961 – 23-10-2024): Con đường huyền thoại


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuyến chi viện quân sự chiến lược mang tên đường Hồ Chí Minh trên biển là một con đường huyền thoại của dân tộc. Cùng với tuyến chi viện chiến lược trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển đã kết nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, vận chuyển kịp thời, hiệu quả vũ khí và lực lượng, góp phần quan trọng vào đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chi viện cho chiến trường miền Nam

Sau năm 1954, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, các thế lực cầm quyền của đế quốc Mỹ và tay sai đã ngang nhiên xóa bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, đưa quân xâm lược, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định, con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực và đề ra chủ trương, nhanh chóng tổ chức chi viện sức người, sức của, vũ khí từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho chiến trường miền Nam.

Để đáp ứng yêu cầu vận chuyển vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ngày 23-10-1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra Quyết định số 97/QP thành lập Đoàn 759 vận tải thủy, mở ra bước phát triển mới của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thực hiện chủ trương của của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, sau khi rút kinh nghiệm các chuyến vận chuyển đường biển từ Bắc vào Nam chưa thành công, Đoàn 759 quyết định để thuyền Bạc Liêu đi chuyến trinh sát, mở đường từ Bắc vào Nam. Đêm 10-4-1962, thuyền rời cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) đi về hướng Nam; đến 10 giờ đêm18-4-1962 cập vào Vàm Lũng (Ngọc Hiển, Cà Mau). Nghiên cứu, khảo sát bến xong, thuyền Bạc Liêu tiếp tục quay trở ra miền Bắc; chuyến đi trinh sát, mở đường từ Bắc vào Nam đã thành công.

Trung tuần tháng 8-1962, Quân ủy Trung ương thông qua Nghị quyết “Mở đường vận chuyển chiến lược trên biển”. Từ đây, Đoàn 759 bước vào một giai đoạn vận chuyển mới, nhận bàn giao 4 tàu gỗ và tiếp nhận bổ sung cán bộ. Để bảo đảm bí mật cho tuyến đường vận tải đặc biệt, những chiếc tàu của Đoàn 759 phải cải hoán thành tàu đánh cá, không có số hiệu cố định, xen kẽ, trà trộn vào những đoàn tàu đánh cá của ngư dân địa phương trên biển, tên gọi “Đoàn tàu không số” được ra đời.





Tàu không số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Tư liệu.
Tàu không số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Tư liệu.

 Đêm 11-10-1962, chiếc tàu gỗ đầu tiên đã rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng); ngày 16-10 cập bến Vàm Lũng (Cà Mau), 30 tấn vũ khí từ hậu phương miền Bắc đã được chuyển đến chiến trường miền Nam an toàn. Sau thắng lợi chuyến đi đầu tiên, 3 chuyến tiếp theo lần lượt vào Nam. Trong 2 tháng, 4 chuyến tàu của Đoàn 759 đã vận chuyển được 111 tấn vũ khí cho Khu 9 an toàn. Đây là một thắng lợi lớn, góp phần củng cố niềm tin và quyết tâm của quân dân miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Khi tuyến đường vận tải biển được khai thông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện biểu dương khen ngợi, đồng thời nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Đoàn 759 hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh hơn nữa, nhiều hơn nữa vũ khí cho đồng bào miền Nam giết giặc.

Những chuyến tàu vỏ gỗ đi vào Cà Mau thành công, khẳng định chúng ta có thể vận chuyển bằng đường biển lâu dài, cần phải có những phương tiện vận chuyển tốt hơn đi trong mọi thời tiết. Quân ủy Trung ương chủ trương nhanh chóng đầu tư, trang bị cho Đoàn 759 loại tàu vỏ sắt trọng tải từ 50 tấn đến 100 tấn. Cuối năm 1962, Bộ Tổng Tư lệnh đề nghị Xưởng đóng tàu III (Hải Phòng) thuộc Bộ Giao thông vận tải đảm nhiệm việc đóng tàu vỏ sắt. Ngày 17-3-1963, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên chở 44 tấn vũ khí lên đường đến bến Trà Vinh an toàn. Nhờ tổ chức tốt, kỷ luật nghiêm, ý thức trách nhiệm cao, tinh thần vững vàng và trình độ chuyên môn giỏi, những chuyến đi của Đoàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ được bí mật. Chỉ trong 1 năm, Đoàn 759 đã thực hiện 29 chuyến hàng vào Nam Bộ, vận chuyển 1.430 tấn vũ khí cho chiến trường, đạt hệ số vận chuyển cao.

Phát huy kết quả vận chuyển bằng đường biển chi viện cho chiến trường Nam Bộ, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Khu 7 mở bến đón tàu. Đoàn 759 được lệnh chuẩn bị một tàu chở vũ khí đột phá mở đường mới vào bến Bà Rịa. Đêm 26-9-1963, chiếc tàu gỗ mang số hiệu 41 chở 18 tấn vũ khí xuất phát tại cảng Bính Động (Hải Phòng) đã mở bến vào Bà Rịa thành công, chi viện vũ khí kịp thời cho Khu 7.

Tháng 8-1963, Quân ủy Trung ương quyết định giao Đoàn 759 trực thuộc Cục Hải quân. Ngày 29-1-1964, Bộ Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Đoàn 125 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Từ năm 1962 đến 1964, Đoàn 125 đã huy động 17 tàu vỏ sắt, 3 tàu vỏ gỗ, tổ chức 79 chuyến vận chuyển hơn 4.000 tấn vũ khí trang bị và cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Quân đội vào miền Nam. Số vũ khí đã đến chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Khu 7 đúng lúc, trực tiếp góp phần cùng các lực lượng vũ trang giành nhiều thắng lợi oanh liệt như: Chiến thắng Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã… làm thất bại về căn bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ – ngụy trên chiến trường miền Nam.

Cuối năm 1964, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên cứu mở rộng tuyến vận tải đường biển vào các bến thuộc địa bàn Khu 5. Ngày 21-9-1964, Tàu 401 được lệnh lên đường vào Khu 5 và cập bến Lộ Diêu sáng 1-11-1964, toàn bộ vũ khí được cất giấu an toàn. Do mắc cạn, Tàu 401 bị hỏng nặng và được đốt cháy để xóa dấu vết. Trước tình hình trên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị: Không sử dụng bến Lộ Diêu nữa mà tìm cách đưa hàng vào bến mới ở Phú Yên. Chấp hành chỉ thị của Đại tướng, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định chọn bến Vũng Rô làm điểm giao hàng cho chiến trường Phú Yên. Tàu 41 nhận lệnh chở vũ khí cập bến Vũng Rô cả 3 chuyến đều thắng lợi, an toàn. Có vũ khí từ miền Bắc chuyển vào, tháng 12-1964, Bộ Tư lệnh Khu V đã mở các đợt tác chiến tiêu diệt quân chủ lực ngụy, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá kìm, diệt ác, giải phóng một số vùng ở đồng bằng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, góp phần làm chuyển biến cục diện chung trên toàn miền.

Công việc vận chuyển đang tiến triển thuận lợi thì xảy ra sự kiện Tàu 143 bị lộ ở Vũng Rô ngày 16-2-1965. Con đường vận chuyển chiến lược trên biển không còn giữ được bí mật nữa. Biết rõ ý đồ của ta, địch tăng cường tuần tiễu, phong tỏa và kiểm soát chặt chẽ. Việc vận chuyển vũ khí, hàng hóa quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển gặp muôn vàn khó khăn, Quân ủy Trung ương quyết định tạm ngừng việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam để nghiên cứu tìm phương thức vận chuyển mới, phù hợp với tình hình.

Trong điều kiện yếu tố bí mật, bất ngờ của tuyến đường biển không còn và bị địch kiềm tỏa gắt gao, công tác chuẩn bị cho chuyến mở đường được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, chu đáo. Đêm 15-10-1965, Tàu 42 chở 60 tấn vũ khí nhổ neo, xuất bến; đêm 24-10 tàu cập bến Rạch Kiến Vàng (Cà Mau) an toàn. Tiếp theo, các Tàu 69 và Tàu 68 lần lượt lên đường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, từ ngày 23 đến 27-2-1968, Bộ Tư lệnh Hải quân sử dụng 4 tàu lên đường làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường và làm phân tán sự đối phó của địch.

Kết thúc giai đoạn vận chuyển cực kỳ ác liệt, từ tháng 10-1965 đến tháng 3-1968, Đoàn 125 đã tổ chức 37 chuyến vận chuyển, trong đó có 17 chuyến thành công, chở 310 tấn vũ khí cho chiến trường.

Trước thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và tổn thất nặng nề trên chiến trường miền Nam, ngày 31-3-1968, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Theo chỉ thị của Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Đoàn 125 tham gia “Chiến dịch Vận chuyển VT5”, vận chuyển hàng hóa, vũ khí từ Hải Phòng vào Sông Gianh – Quảng Bình và từ đây sẽ được các lực lượng vận chuyển vào chiến trường miền Nam bằng đường bộ. Với phương châm chỉ đạo: “Chuẩn bị chu đáo, tranh thủ thời cơ, làm nhanh, gọn, liên tục, an toàn, đi gần bờ, dựa vào dân”, từ ngày 3-11-1968 đến 29-1-1969, vượt qua hàng rào phong tỏa dày đặc thủy lôi và bom từ trường của Mỹ, Đoàn 125 đã huy động 364 lượt tàu, vận chuyển 21.737 tấn hàng, đạt 217,37% kế hoạch.

Tháng 2-1969, Đoàn 125 tiếp tục “Chiến dịch Vận chuyển VT5”, với 187 chuyến tàu, vận chuyển 10.889 tấn hàng hóa, vượt chỉ tiêu 1.000 tấn, góp phần chi viện cho chiến trường, đặc biệt là chiến trường Thừa Thiên – Huế và Mặt trận Khu 5. Tháng 7/1969, sau khi rút kinh nghiệm từ những chuyến đi thành công và không thành công, Đoàn 125 sử dụng Tàu 42 cải trang thành tàu nghiên cứu biển, đi trinh sát để tìm phương thức vận chuyển mới. Từ kết quả của chuyến đi trinh sát, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng nhận định tình hình và quyết định chuẩn bị đợt vận chuyển lớn vào chiến trường Khu 5, 6, 8 và Khu 9. Năm 1970, Đoàn 125 đã tổ chức 15 chuyến đi, song chỉ có 5 chuyến vào được bến; 9 chuyến gặp địch tuần tra, kiểm soát gắt gao, để giữ bí mật của con đường chiến lược, đành phải quay về; 1 chuyến buộc phải phá tàu.

Ngày 27-7-1971, Quân khu 9 thành lập Đoàn vận tải S950, đến năm 1972 đổi tên là Đoàn 371. Từ năm 1971 đến năm 1972, Đoàn đã tổ chức 37 chuyến đi, vận chuyển được 620 tấn vũ khí vào chiến trường Khu 9 an toàn.

Từ tháng 10-1971 đến tháng 4-1972, Đoàn 125 tổ chức liên tục 20 chuyến, nhưng chỉ có 1 chuyến tàu tới đích. Kết quả tuy hạn chế, nhưng đã góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện của “phương thức vận tải công khai” trong giai đoạn sau.

Giai đoạn 1965 – 1972, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 phải đối mặt với những thử thách gay go, ác liệt. Trong đội ngũ trung kiên của Đoàn, xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, nhiều con tàu ra đi không trở lại, nhiều đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn yên nghỉ nơi biển cả mênh mông. Con đường vận chuyển trên biển trở thành một kỳ tích, huyền thoại, góp phần cùng quân và dân miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.

Với tinh thần trách nhiệm cao, trong 2 năm 1973 và 1974, Đoàn đã huy động 380 lượt tàu ra khơi, chuyên chở hơn 43.000 tấn hàng, đưa 2.042 lượt cán bộ, chiến sĩ từ hậu phương ra tiền tuyến và từ đất liền ra các đảo, vượt qua chặng đường 158.292 hải lý an toàn.

Cuối năm 1974, tình hình chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ có lợi cho ta, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Đoàn 125 vận chuyển vũ khí và bộ đội vào sâu hơn nữa, sát hơn nữa nơi ta mở chiến dịch. Đoàn 125 đã huy động toàn bộ lực lượng thực hiện đợt vận chuyển binh lực đột kích chủ yếu vào chiến trường (mật danh T5) và vận chuyển phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần “Thần tốc, táo bạo chở người và vũ khí vào mặt trận”. Trong tháng 3 và tháng 4-1975, Đoàn đã vận chuyển 17.473 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị chủ lực vào chiến trường; 40 xe tăng và 7.886 tấn vũ khí, nhiên liệu… góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 4-4-1975, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Hải quân khẩn trương chuẩn bị lực lượng để giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đoàn 125 nhanh chóng thành lập một biên đội gồm 3 tàu hành quân từ Hải Phòng vào Đà Nẵng chở Đoàn 126 Bộ đội đặc công Hải quân và một bộ phận của Tiểu đoàn 471 đặc công Quân khu 5 ra giải phóng đảo. Từ ngày 14 đến 29-4-1975, các lực lượng của ta đã nhanh chóng giải phóng và tiếp quản các đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa lớn. Tiếp đó, Đoàn 125 tham gia giải phóng một số đảo ở miền Trung và vùng biển Tây Nam.

Tiếp tục góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu lúc này của Đoàn 125 là vận tải cho các tuyến đảo xa vừa mới giải phóng và phục vụ đi lại của cán bộ, nhân dân 2 miền Nam – Bắc, trong đó nhiệm vụ vận chuyển cho Trường Sa được đặt lên hàng đầu. Từ tháng 5-1975 đến hết năm 1975, Đoàn 125 đã huy động 121 lượt tàu, chở 40.809 tấn hàng và 14.762 lượt người an toàn.

Ngày 26-10-1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 142-QĐ/QP “Về tổ chức lực lượng Lữ đoàn 172”, trong đó Đoàn 125 đổi tên thành Hải đoàn 125 và sáp nhập vào Lữ đoàn 172. Năm 1976, lần đầu tiên chiến dịch vận chuyển cho quần đảo Trường Sa được thực hiện. Hải đoàn 125 đã huy động 11 lượt tàu, đi 22 chuyến, chở 2.300 tấn hàng ra đảo và làm nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền, chở các tù chính trị từ đảo Phú Quốc về đất liền an toàn.

Từ năm 1976 đến 1981, Hải đoàn 125 đã huy động 127 lần chuyến tàu, chở 23.214 tấn hàng và 6.696 lượt cán bộ, chiến sĩ từ đất liền ra đảo, góp phần tăng cường sức mạnh phòng thủ đảo, ổn định một bước nơi ăn ở, sinh hoạt của bộ đội trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, trong 2 năm (1978 và 1979), Hải đoàn 125 đã tổ chức 48 chuyến, vận chuyển hàng nghìn tấn vật liệu xây dựng công trình chiến đấu, hàng trăm tấn vật chất hậu cần phục vụ sinh hoạt cho bộ đội trên các đảo dọc tuyến Đông Bắc, trọng tâm là đảo Bạch Long Vĩ, Vạn Hoa.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, lực lượng vận tải quân sự Quân chủng Hải quân đã tổ chức 139 lượt tàu, chở 19.790 tấn hàng hóa quân sự và 25.151 lượt cán bộ, chiến sĩ ra chiến trường và đổ bộ chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế trong chiến dịch Tà Lơn, cùng các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia thực hiện cuộc tiến công và nổi dậy, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, giúp nhân dân Campuchia hồi sinh, tái thiết đất nước.

Để phù hợp với nhiệm vụ vận tải chi viện đảo trong tình hình mới, ngày 12-2-1979, Hải đoàn 125 được Bộ Quốc phòng quyết định nâng cấp thành Lữ đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, làm nhiệm vụ vận tải quân sự, đánh dấu một giai đoạn phát triển và trưởng thành mới của đơn vị.

Sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế, việc tăng cường khả năng phòng thủ đất nước nói chung và phòng thủ biển, đảo nói riêng, nhất là ở quần đảo Trường Sa được đặc biệt coi trọng. Để nâng cao hiệu quả điều hành công tác vận chuyển cho Trường Sa, bắt đầu từ mùa vận chuyển năm 1981, Quân chủng Hải quân đã áp dụng phương thức khoán khối lượng vận chuyển cho từng tàu và từng hải đội. Phong trào thi đua quay vòng, tăng chuyến, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đã diễn ra sôi nổi giữa các tàu. Tổng kết 5 năm (1980 – 1985) lực lượng vận tải quân sự của Quân chủng đã vận chuyển 652.530 tấn hàng hóa, vật liệu xây dựng cho các đảo xa và các đơn vị trong Quân chủng (Lữ đoàn 125 đã huy động 993 lượt tàu vận chuyển cho Trường Sa, chở 112.932 tấn hàng hóa, vũ khí).

Cuối năm 1987 đầu năm 1988, tình hình trên vùng biển quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng và phức tạp; thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng giao, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”, cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải đã chạy đua với thời gian, vượt qua mọi hiểm nguy, sóng gió; khảo sát, thăm dò, vận tải và chốt giữ đảo, cùng các lực lượng trong Quân chủng tăng cường sức mạnh phòng thủ trên các đảo chìm và đảo nổi.

Năm 1988, các lực lượng vận tải quân sự trong Quân chủng vận chuyển chiến đấu với khối lượng tăng gấp 7 lần so với năm 1987 và hoàn thành kế hoạch vận chuyển 46.300 tấn hàng phục vụ cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, 129.453 tấn hàng phục vụ cho sinh hoạt thường xuyên, đạt khối lượng vận chuyển 44.438.686 tấn.

Năm 1989, thực hiện Hiệp ước ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam và Campuchia, lực lượng tàu vận tải quân sự Hải quân, trong đó có Lữ đoàn 125 đã hoàn thành thắng lợi 8 đợt vận chuyển quân tình nguyện Việt Nam từ Campuchia về nước, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện.

Những năm gần đây, các lực lượng vận tải quân sự trong Quân chủng được bổ sung hàng chục tàu vận tải đóng mới có trang bị đồng bộ, có trọng tải lớn để thay thế số tàu nhỏ, trọng tải ít. Từ năm 2000 đến nay, lực lượng vận tải quân sự Hải quân đã vượt qua sóng gió và mọi khó khăn, thử thách, vận chuyển hàng triệu tấn hàng, trung bình hằng năm hoàn thành từ 100% kế hoạch trở lên.

Cùng với thực hiện nhiệm vụ vận tải biển, các tàu vận tải Hải quân đã tham gia nhiều chuyến trực bảo vệ chủ quyền trên biển, kịp thời phát hiện sớm những vấn đề nảy sinh, chủ động đấu tranh, ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển của nước ta, thực hiện đúng đối sách, kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình; thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống bão lụt, cứu hộ, cứu nạn trên biển, góp phần giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

N.D

(Theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam)

 

 





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/chinh-tri/202410/ky-niem-63-nam-ngay-mo-duong-ho-chi-minh-tren-bien-23-10-1961-23-10-2024-con-duong-huyen-thoai-ced0c12/

Cùng chủ đề

PC Khánh Hòa thi nâng bậc, giữ bậc năm 2024

Mới đây, PC Khánh Hòa (Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa) tổ chức kỳ thi nâng bậc, giữ bậc năm 2024 đối với khối kỹ thuật và kinh doanh cho 67 công nhân đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc theo phân cấp và ủy quyền của Tổng công ty Điện lực miền Trung. Các điều kiện tổ chức thi được đảm bảo, công tác coi thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy...

Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ 14: Các tác phẩm dự thi có chất lượng, tính lan tỏa

Công tác chấm thi tại Liên hoan Truyền hình, phát thanh CAND lần thứ 14 đang dần hoàn tất, các thành viên Hội đồng Ban giám khảo đều đã có những nhận định về chất lượng các tác phẩm tham dự Liên hoan năm nay. Liên hoan năm nay ghi nhận hơn 347 tác phẩm đến từ 75 đoàn gửi về tham gia phần thi thuộc thể loại các tác phẩm Truyền hình, là một số lượng tác phẩm lớn...

Lãnh đạo TP. Nha Trang dâng hương tại Tượng đài 23 tháng 10

Sáng 23-10, ông Trần Xuân Lãm - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nha Trang, cùng lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP. Nha Trang, lực lượng vũ trang thành phố, đại diện các ban, ngành, hội, đoàn thể, Đảng ủy, HĐND, UBND một số phường và đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài 23 tháng 10 và bia...

PC Khánh Hòa huấn luyện nội bộ thực hành thiết bị đo phóng điện cục bộ 

Mới đây, PC Khánh Hòa (Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa) đã tổ chức lớp tập huấn đào tạo thực hành thiết bị đo PD (phóng điện cục bộ) cầm tay và giải đáp vướng mắc trong quá trình cập nhật dữ liệu bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị trên phần mềm PMIS (phần mềm quản lý kỹ thuật) cho lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác bảo trì, bảo dưỡng do Phòng Kỹ...

Một số điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Ông Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa về một số điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Ông Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa - Thưa ông, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, cho...

Cùng tác giả

PC Khánh Hòa thi nâng bậc, giữ bậc năm 2024

Mới đây, PC Khánh Hòa (Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa) tổ chức kỳ thi nâng bậc, giữ bậc năm 2024 đối với khối kỹ thuật và kinh doanh cho 67 công nhân đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc theo phân cấp và ủy quyền của Tổng công ty Điện lực miền Trung. Các điều kiện tổ chức thi được đảm bảo, công tác coi thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy...

Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ 14: Các tác phẩm dự thi có chất lượng, tính lan tỏa

Công tác chấm thi tại Liên hoan Truyền hình, phát thanh CAND lần thứ 14 đang dần hoàn tất, các thành viên Hội đồng Ban giám khảo đều đã có những nhận định về chất lượng các tác phẩm tham dự Liên hoan năm nay. Liên hoan năm nay ghi nhận hơn 347 tác phẩm đến từ 75 đoàn gửi về tham gia phần thi thuộc thể loại các tác phẩm Truyền hình, là một số lượng tác phẩm lớn...

Lãnh đạo TP. Nha Trang dâng hương tại Tượng đài 23 tháng 10

Sáng 23-10, ông Trần Xuân Lãm - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nha Trang, cùng lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP. Nha Trang, lực lượng vũ trang thành phố, đại diện các ban, ngành, hội, đoàn thể, Đảng ủy, HĐND, UBND một số phường và đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài 23 tháng 10 và bia...

PC Khánh Hòa huấn luyện nội bộ thực hành thiết bị đo phóng điện cục bộ 

Mới đây, PC Khánh Hòa (Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa) đã tổ chức lớp tập huấn đào tạo thực hành thiết bị đo PD (phóng điện cục bộ) cầm tay và giải đáp vướng mắc trong quá trình cập nhật dữ liệu bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị trên phần mềm PMIS (phần mềm quản lý kỹ thuật) cho lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác bảo trì, bảo dưỡng do Phòng Kỹ...

Một số điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Ông Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa về một số điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Ông Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa - Thưa ông, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, cho...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo TP. Nha Trang dâng hương tại Tượng đài 23 tháng 10

Sáng 23-10, ông Trần Xuân Lãm - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nha Trang, cùng lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP. Nha Trang, lực lượng vũ trang thành phố, đại diện các ban, ngành, hội, đoàn thể, Đảng ủy, HĐND, UBND một số phường và đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài 23 tháng 10 và bia...

Một số điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Ông Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa về một số điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Ông Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa - Thưa ông, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, cho...

Đẩy mạnh tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XIX tiến tới Đại hội...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành hướng dẫn công tác tư tưởng và tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XIX tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh uy yêu cầu các địa phương, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu...

Khắc ghi tinh thần mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa

Hôm nay (23-10), kỷ niệm 79 năm ngày Nha Trang - Khánh Hòa kháng chiến (23-10-1945 - 23-10-2024). Những vòng hoa tươi thắm, những nén hương thơm lại được dâng lên ở Tượng đài 23 tháng 10 để tưởng nhớ, tri ân công lao những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam. 79 năm trước, quân và dân Khánh Hòa đã chủ động tấn công giặc...

Chính sách hấp dẫn khi Bác sĩ, Bệnh viện, Phòng khám hợp tác cùng MEDLATEC

Không chỉ là địa chỉ chăm sóc sức khỏe được đông đảo người dân lựa chọn, với kinh nghiệm và thế mạnh gần 30 năm, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đối tác được hơn 17.000 Bác sĩ, Bệnh viện, Phòng khám tin tưởng hợp tác trên toàn quốc. Vậy kết nối hợp tác cùng MEDLATEC, chính sách, quyền lợi có điểm gì hấp dẫn, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây! ...

Bản tin Mặt trận sáng 23/10

Hà Nội: Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV Sáng 22/10, Ban Dân tộc TP Hà Nội tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TP Hà Nội lần IV năm 2024. Theo Ban Dân tộc TP Hà Nội, đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng của đồng bào các DTTS trên địa...

Hoàn thành 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp, đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ; phối hợp với các địa phương sớm bàn giao mặt bằng để đáp ứng tiến độ cơ bản hoàn thành các công trình dịch vụ công thiết yếu (khu vệ sinh, bãi đỗ...

 Tạo điều kiện thuận lợi để đón tàu biển đến Cảng quốc tế Cam Ranh

Chiều 22-10, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp tìm giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác đón tàu du lịch biển đến Nha Trang - Khánh Hòa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu phát biểu kết luận cuộc họp. Theo báo cáo của Sở Du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2024, Khánh Hòa đã đón 27 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 55.500 khách. Dự kiến, trong 3 tháng...

Kỷ niệm 79 năm Ngày Nha Trang – Khánh Hòa kháng chiến (23-10-1945 – 23-10-2024) : Sáng mãi trang sử hào hùng 

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Không lâu sau ngày tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta một lần nữa....

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa: Hướng dẫn trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030

Ngày 22-10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Hướng dẫn số 75 về trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Theo Hướng dẫn số 75, việc trang trí bên trong hội trường bố trí bố cục sân khấu nhìn từ dưới lên lễ đài, với khẩu hiệu phía trên chính giữa hội trường “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM”. Cờ và ảnh lãnh tụ: Sử dụng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất