Powered by Techcity

Giữ gìn di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc


Năm 2024, các địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những hoạt động cụ thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số (DTTS). Trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng và có giải pháp phù hợp để những di sản văn hóa phi vật thể này của đồng bào được khôi phục trong đời sống hiện đại.

Nỗ lực bảo tồn

Theo lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm, thời gian qua, địa phương đã mở các lớp bồi dưỡng, truyền dạy sử dụng nhạc cụ mã la trên địa bàn xã Sơn Tân và xã Cam Phước Tây cho thành viên các câu lạc bộ văn hóa dân gian, đội văn nghệ truyền thống. Qua đó tiếp tục duy trì, phát huy nhạc cụ mã la trong cuộc sống cộng đồng dân tộc Raglai trên địa bàn huyện; phát hiện và bồi dưỡng các nhân tố có năng khiếu về văn hóa, văn nghệ dân gian. Thông qua các lễ hội, liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật, các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã lồng ghép triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các DTTS phù hợp với tình hình thực tế.





Một điệu múa do đồng bào Ê đê huyện Khánh Vĩnh biểu diễn.
Một điệu múa do đồng bào Ê đê huyện Khánh Vĩnh biểu diễn.

Lãnh đạo Phòng Văn hóa – Thông tin TP. Cam Ranh cho biết, địa phương đã đưa một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào giảng dạy, hoạt động ngoại khóa tại các trường học vùng đồng bào DTTS. Ngành Giáo dục thành phố đã triển khai cho các trường tiểu học, THCS trên địa bàn nghiên cứu đưa nội dung giảng dạy nhạc cụ mã la vào chương trình ngoại khóa nhằm giáo dục, bồi dưỡng giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ, xây dựng thế hệ kế cận, đặc biệt tại các trường có học sinh DTTS. Thành phố cũng thực hiện việc cấp phát ấn phẩm sách thông tin tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đến các xã, phường: Cam Phúc Nam, Cam Thành Nam, Cam Phước Đông, Cam Thịnh Tây; tạo điều kiện dàn dựng, lồng ghép các tiết mục dân ca, dân vũ, dân nhạc trong các hội thi, hội diễn, liên hoan định kỳ hằng năm.

Có thể thấy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống đồng bào DTTS thời gian qua ở các địa phương đã có sự lồng ghép với việc thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh. Từ đó, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc được đưa vào các lớp truyền dạy, bảo tồn cách sử dụng, trình diễn nhạc cụ mã la, cồng chiêng, đàn đá, nhạc cụ truyền thống cho đồng bào DTTS. Trong năm 2024, các huyện Khánh Vĩnh, Cam Lâm và thị xã Ninh Hòa đã xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian tại địa phương; các địa phương có đồng bào DTTS sinh sống đã hỗ trợ xây dựng các đội văn nghệ truyền thống sinh hoạt thường xuyên và có chất lượng… 

Vẫn còn nhiều điều cần quan tâm

Triển khai kế hoạch của Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc tại 2 huyện Diên Khánh, Cam Lâm với đối tượng là đồng bào dân tộc Raglai, Ê đê, T’rin, Hoa và Tày. Qua việc trực tiếp gặp, phỏng vấn những người đang nắm giữ, thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc, già làng, trưởng bản, người có uy tín, nghệ nhân, người am hiểu hoặc đang lưu giữ tài liệu, hiện vật về các loại hình này cho thấy, về dân ca đa phần những người được phỏng vấn không còn ai biết hát các làn điệu xưa. Về dân nhạc, ở huyện Cam Lâm vẫn còn tồn tại trên địa bàn có đông người DTTS sinh sống với sắc thái biểu hiện đa dạng, trong đó có mã la, kèn bầu, kèn môi…, đa số người lớn tuổi biết sử dụng nhạc cụ nhưng ít khi trình diễn nên kỹ năng bị mai một, ít có nghệ nhân am hiểu sâu sắc; ở huyện Diên Khánh, đa phần người Raglai về sinh sống tại địa bàn là dân tái định cư nên ít ai biết sử dụng các loại nhạc cụ. Về dân vũ thì còn bảo lưu không nhiều, đa số người biết đã lớn tuổi, còn lại múa theo chương trình tập huấn, nhưng ít khi trình diễn nên kỹ năng bị mai một, ít có nghệ nhân am hiểu sâu sắc về múa.





Tiết mục hát dân ca do các nghệ nhân người Raglai ở huyện Khánh Vĩnh biểu diễn.
Tiết mục hát dân ca do các nghệ nhân người Raglai ở huyện Khánh Vĩnh biểu diễn.

Theo ông Lê Văn Hoa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, hiện những người nắm giữ, am hiểu, yêu thích hát dân ca phần lớn là người cao tuổi, trong khi giới trẻ chưa quan tâm tới di sản văn hóa truyền thống, dẫn đến thiếu hụt đội ngũ kế cận. Các làn điệu dân ca được trao truyền chủ yếu qua truyền khẩu, nên việc lưu giữ còn nhiều hạn chế. Công tác bảo tồn di sản dân ca DTTS ở các địa phương mới dừng lại ở việc điều tra, nghiên cứu, ghi chép, chụp ảnh. Các điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết cho công tác bảo tồn chưa được đầu tư đúng mức, kinh phí chi cho công tác bảo tồn còn hạn chế… Chính vì thế, năm 2025, ngành Văn hóa sẽ tiếp tục thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa các DTTS nói riêng; từng bước bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các DTTS trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể văn hóa, nhất là các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, lực lượng then chốt trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc mình được tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn của các chuyên gia; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các lớp truyền dạy nhạc cụ mã la; tổ chức tốt các hội thi, hội diễn, hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh…

GIANG ĐÌNH





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/202412/giu-gin-di-san-dan-ca-dan-vu-dan-nhac-2395283/

Cùng chủ đề

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Qua lò ép mía nấu đường…

“Qua lò ép mía nấu đường/Muốn vô kết nghĩa can thường cùng ai”. Đó là một trong những câu ca dao lưu truyền ở nhiều nơi tại khu vực Nam Trung Bộ, liên quan tới nghề thủ công dùng che ép mía, nấu đường ngày xưa. Nhắc lại nghề này, chắc nhiều người lớn tuổi không khỏi bồi hồi với bao ký ức sống động một thời. Với tôi cũng vậy… Quê tôi xưa kia nhiều nhà trồng mía. Có nhà...

Kỳ vọng từ những đường bay quốc tế

Năm 2024, Khánh Hòa đón hơn 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 98,8% so với năm 2023. Có được sự tăng trưởng một phần là nhờ các hãng hàng không liên tục được mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Kazakhstan... với Khánh Hòa. Những người làm du lịch đang kỳ vọng sự ổn định và phát triển về mạng lưới đường bay quốc tế sẽ thúc...

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh: Kết nạp 416 đảng viên trong năm 2024

Ngày 27-12, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Quang cảnh hội nghị Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh hiện có 77 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 4.032 đảng viên. Năm 2024, tình hình sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp trong Khối có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu của các doanh nghiệp trong toàn Khối ước đạt 55.065...

Tập trung các biện pháp loại trừ sốt rét tại các xã trọng điểm

Chiều 27-12, Sở Y tế Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống sốt rét năm 2024 và triển khai phương hướng năm 2025. Đến dự có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Đinh Văn Thiệu trao bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân. Theo Sở Y tế, năm 2024 toàn tỉnh có 199 trường hợp mắc sốt rét, giảm 4,78% so với cùng kỳ năm 2023, không có ca tử vong....

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 28/12

Công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại Quỹ Để đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại quỹ, hàng năm, MTTQ các cấp trên địa bàn TP Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ “Vì Biển đảo Việt Nam” và các loại quỹ an sinh xã hội. (Xem chi tiết) Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương tiếp tục cấp hơn 300...

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Qua lò ép mía nấu đường…

“Qua lò ép mía nấu đường/Muốn vô kết nghĩa can thường cùng ai”. Đó là một trong những câu ca dao lưu truyền ở nhiều nơi tại khu vực Nam Trung Bộ, liên quan tới nghề thủ công dùng che ép mía, nấu đường ngày xưa. Nhắc lại nghề này, chắc nhiều người lớn tuổi không khỏi bồi hồi với bao ký ức sống động một thời. Với tôi cũng vậy… Quê tôi xưa kia nhiều nhà trồng mía. Có nhà...

Kỳ vọng từ những đường bay quốc tế

Năm 2024, Khánh Hòa đón hơn 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 98,8% so với năm 2023. Có được sự tăng trưởng một phần là nhờ các hãng hàng không liên tục được mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Kazakhstan... với Khánh Hòa. Những người làm du lịch đang kỳ vọng sự ổn định và phát triển về mạng lưới đường bay quốc tế sẽ thúc...

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Nội dung Tiểu dự án 2 nhằm đầu tư củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS. Từ đó, góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân...

Cùng chuyên mục

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Qua lò ép mía nấu đường…

“Qua lò ép mía nấu đường/Muốn vô kết nghĩa can thường cùng ai”. Đó là một trong những câu ca dao lưu truyền ở nhiều nơi tại khu vực Nam Trung Bộ, liên quan tới nghề thủ công dùng che ép mía, nấu đường ngày xưa. Nhắc lại nghề này, chắc nhiều người lớn tuổi không khỏi bồi hồi với bao ký ức sống động một thời. Với tôi cũng vậy… Quê tôi xưa kia nhiều nhà trồng mía. Có nhà...

Động thổ Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh

Ông Nguyễn Thanh Hiến - Giám đốc Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa cho biết, ngày 27-12, Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh đã được động thổ. Trước đó, dự án này đã lựa chọn được nhà thầu gói thi công xây dựng và thiết bị (gói số 5) là liên danh Thành cổ Diên Khánh với giá trúng thầu hơn 75,7 tỷ đồng. Liên danh trúng thầu gồm 3...

Phục dựng lễ cưới hỏi của dân tộc T’rin

Sáng 26-12, tại thôn Gia Lố (xã Giang Ly), UBND huyện Khánh Vĩnh tổ chức chương trình phục dựng Lễ cưới hỏi của dân tộc T’rin. Đây là hoạt động nhằm khôi phục, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào T’rin trên địa bàn huyện và hướng tới phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng. Lễ cưới hỏi của đồng bào T’rin là một nghi thức mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể...

Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay!

Gặp nhau cuối năm - Táo quân luôn là một gia vị đậm đà trên sóng VTV mỗi dịp Tết đến Xuân về. Và năm nay, khán giả sẽ tiếp tục được gặp gỡ với các Táo trong đêm Giao thừa.   Đại diện của chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân đã xác nhận năm nay khán giả sẽ vẫn được thưởng thức chương trình đặc biệt này trong đêm Giao thừa - vào thời khắc chuyển giao...

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa: Khen thưởng 14 cá nhân xuất sắc tham gia Liên hoan Chiến sĩ hát...

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh vừa tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng 14 cá nhân tiêu biểu xuất sắc tham gia Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ lần thứ 33 năm 2024. Đại tá Lại Thế Thông - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh trao giấy khen cho các cá nhân. Liên hoan diễn ra từ ngày 17 đến 21-12 tại TP. Nha Trang, với sự tham gia của...

Đề xuất lập hồ sơ xếp hạng bổ sung di tích địa điểm Khu lưu niệm chiến thắng Vườn Gòn – Đá Bàn

Ngày 23-12, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa có văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao về việc đề xuất lập hồ sơ xếp hạng bổ sung di tích Địa điểm Khu lưu niệm chiến thắng Vườn Gòn - Đá Bàn (xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa) vào di tích địa điểm Căn cứ cách mạng Đá Bàn. Không gian bên ngoài Khu lưu niệm chiến thắng Vườn Gòn - Đá Bàn. Theo đó, thực hiện...

Sôi động chương trình Sắc màu mùa lễ hội

Tối 24-12, tại sân khấu Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng thực hiện chương trình nghệ thuật Sắc màu mùa lễ hội. Chương trình đã thu hút được số lượng lớn người dân, du khách đến xem.  Tiết mục Hãy hát lên do các ca sĩ, diễn viên Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng biểu diễn. Trong khoảng thời gian gần 120 phút, các ca sĩ, diễn viên, nhạc công, cộng tác viên của đoàn đã...

Những ngày không có nắng

Năm nay mưa muộn, cứ ngỡ là mùa mưa đã qua thì đột nhiên trời cứ mưa sướt mướt. Nhưng rồi mưa cũng tạnh, nước cũng rút đi trả lại cho thành phố bầu trời hanh hao nắng. Ngày đầu mưa mới tạnh, ai cũng nôn nao chạy ra biển. Như những năm trước, cứ sau những ngày mưa to gió lớn thì bao nhiêu thứ từ trên nguồn đều theo mưa lũ tràn ra biển. Nhìn bãi bờ...

Có một đêm Nha Trang ở Sài Gòn

Sài Gòn những ngày cuối năm 2024 tiết trời thật đẹp. Những sớm mai lạnh vừa đủ xuýt xoa sao mà nhớ quê mùa này quá, lại thêm nôn nao Tết; hay những tối lạnh mát như mùa hè Đà Lạt khiến bước chân muốn ra khỏi nhà, vào một quán nhỏ ấm cúng nào đó tìm lại dư hương mùa cũ. Và, tôi đã có một đêm Nha Trang ở Sài Gòn với những giai điệu ngập tràn hương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất