Powered by Techcity

Dự thảo Luật Nhà giáo theo định hướng “điều gì tốt hơn cho nhà giáo thì ủng hộ” 


Ngày 20-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo, để có thêm thông tin về dự án Luật này, Báo Khánh Hòa đã phỏng vấn Đại biểu Lê Hữu Trí – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa về những điểm mới trong dự án Luật Nhà giáo.





Đại biểu Lê Hữu Trí – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa
Đại biểu Lê Hữu Trí – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa.

– Thưa ông, có nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc xây dựng luật riêng về nhà giáo vì hiện đã có nhiều luật liên quan điều chỉnh đối tượng này như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Bộ Luật Lao động và một số luật chuyên ngành như Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp…, xin ông cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?

Thời điểm hiện tại, Đảng và Nhà nước đều đã khẳng định sự cần thiết phải ban hành Luật Nhà giáo. Hiện nay, đã có Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Bộ Luật Lao động và một số luật chuyên ngành như Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp… nhưng vẫn cần phải có Luật Nhà giáo vì các lí do như sau:

Thứ nhất, trong tổng số viên chức toàn quốc hiện nay, nhà giáo công lập chiếm tỷ lệ khoảng 73%. Nhà giáo công lập là viên chức làm chuyên môn trực tiếp tại các cơ sở giáo dục công lập theo cấp học, trình độ đào tạo với hoạt động nghề nghiệp rất đặc thù, đặc biệt (làm việc trực tiếp với người học, sản phẩm nghề nghiệp là sự phát triển về năng lực, nhân cách của người học…). Tương tự như vậy, nhà giáo ngoài công lập là người lao động nhưng hoạt động nghề nghiệp hoàn toàn khác biệt với những người lao động hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hàng hóa khác. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng các luật hiện hành tức là lấy đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của gần 30% viên chức khác (viên chức hành chính) để quy định chung cho viên chức nhà giáo (viên chức chuyên môn đặc thù) cũng như ứng xử với nhà giáo ngoài công lập bằng Bộ luật Lao động như những người lao động sản xuất hàng hóa khác thực sự không phù hợp. 

Do hoạt động của nhà giáo rất khác biệt so với các nghề nghiệp khác, nhà giáo lại là lực lượng có vai trò quyết định chất lượng giáo dục nên nhà giáo cần được quản lý bởi hệ thống pháp luật riêng, phù hợp để phát triển. 

Thứ hai, theo tinh thần xây dựng Luật hiện nay, khi có Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là “viên chức đặc biệt”. Nghĩa là, nhà giáo công lập vẫn là viên chức, thực hiện các quy định của Luật Viên chức (tuyển dụng, sử dụng, quản lý, hệ thống thang bảng lương…) và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời chịu sự điều chỉnh của các quy định đặc thù đối với nhà giáo tại Luật này. Nhà giáo ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài là “người lao động đặc biệt”, áp dụng theo quy định của Bộ luật Lao động và thêm những quy định đặc thù của nhà giáo tại luật này. Các quy định đặc thù đối với nhà giáo được tính toán, thiết kế tại dự thảo Luật Nhà giáo theo định hướng “điều gì tốt hơn cho nhà giáo thì ủng hộ”. Luật Nhà giáo sẽ kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, Luật Nhà giáo còn được kỳ vọng sẽ tạo không gian cho nhà giáo sáng tạo và phát triển nghề nghiệp liên tục, đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới. Như vậy, việc ban hành Luật Nhà giáo không chỉ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà giáo hiện nay, mà định hướng, tạo nền tảng cho việc phát triển giáo dục trong tương lai. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần sớm ban hành Luật Nhà giáo, không chỉ vì quyền lợi, giá trị của cá nhân nhà giáo, mà là yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

– Thưa ông, xin ông cho biết những điểm mới về chính sách nhà giáo tại dự án Luật này?

So với quy định hiện hành tại các Luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ luật Lao động, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới như sau:

1. Đối tượng, phạm vi áp dụng của Luật Nhà giáo là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

2. Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bình đẳng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn nghề nghiệp, các quyền, nghĩa vụ cơ bản và một số chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm.

3. Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao; các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục chủ trì trong tuyển dụng nhà giáo.

4. Quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo. Các chính sách điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định đầy đủ, làm căn cứ để bố trí, phân công nhà giáo phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành Giáo dục.

5. Chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật. Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

6. Nhà giáo công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật được hưởng một số chính sách hỗ trợ khác (về chỗ ở tập thể hoặc thuê nhà công vụ, được thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định…).

7. Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo; nhà giáo đến công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

8. Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

– Xin cảm ơn ông!

TRÍ NGHĨA (Thực hiện)

 





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/chinh-tri/202411/du-thao-luat-nha-giao-theo-dinh-huong-dieu-gi-tot-hon-cho-nha-giao-thi-ung-ho-3ba243e/

Cùng chủ đề

Thống nhất các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh

Sáng 20-11, các ông: Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp UBND tỉnh để thống nhất các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa VII và thống nhất các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Tham dự cuộc họp có các Ủy viên...

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành thăm, chúc mừng Trường Chính trị tỉnh

Sáng 20-11, ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đến thăm, chúc mừng Trường Chính trị tỉnh nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tặng hoa chúc mừng Trường Chính trị tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tặng quà cho tập thể Trường Chính trị tỉnh nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành đã gửi lời chúc mừng tốt...

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Chắp cánh cho sản vật thế mạnh

Qua 5 kỳ bình chọn, hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đều là những sản vật có tính đặc trưng, thế mạnh, được thị trường trong và ngoài tỉnh đánh giá cao. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT trong những năm qua không chỉ góp phần hoàn thiện sản phẩm, mà còn thúc đẩy việc quảng bá ra thị trường. Những sản phẩm chất lượng Ông Nguyễn Quang Duy -...

Ngôi trường để nhớ về

Mùa khai trường năm nay, Nha Trang có một ngôi trường mới được hoàn thành ở góc đường Đinh Tiên Hoàng và Lê Thánh Tôn. Trường mới được xây trên nền đất cũ của Trường Nữ trung học Nha Trang xưa. Lứa học trò ngày cũ đi ngang trường mới cũng có đôi chút bùi ngùi vì trường cũ của mình đã chính thức trở thành ngôi trường chỉ để nhớ về. Nhưng ngôi trường mới xinh đẹp và...

Kích cầu du lịch mùa thấp điểm

Khoảng thời gian từ tháng 9 đến đầu tháng 12 hằng năm được xem là mùa thấp điểm của du lịch Khánh Hòa, bởi đây là giai đoạn khách nội địa ít đi du lịch, thời tiết không thuận lợi. Ngành Du lịch Khánh Hòa đã có những giải pháp để kích cầu du lịch, đặc biệt là thị trường khách nội địa để hướng đến xóa đi khái niệm "mùa thấp điểm". Áp dụng ưu đãi hấp dẫn Giữa tháng 10-2024, Hiệp...

Cùng tác giả

Thống nhất các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh

Sáng 20-11, các ông: Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp UBND tỉnh để thống nhất các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa VII và thống nhất các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Tham dự cuộc họp có các Ủy viên...

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành thăm, chúc mừng Trường Chính trị tỉnh

Sáng 20-11, ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đến thăm, chúc mừng Trường Chính trị tỉnh nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tặng hoa chúc mừng Trường Chính trị tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tặng quà cho tập thể Trường Chính trị tỉnh nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành đã gửi lời chúc mừng tốt...

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Chắp cánh cho sản vật thế mạnh

Qua 5 kỳ bình chọn, hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đều là những sản vật có tính đặc trưng, thế mạnh, được thị trường trong và ngoài tỉnh đánh giá cao. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT trong những năm qua không chỉ góp phần hoàn thiện sản phẩm, mà còn thúc đẩy việc quảng bá ra thị trường. Những sản phẩm chất lượng Ông Nguyễn Quang Duy -...

Ngôi trường để nhớ về

Mùa khai trường năm nay, Nha Trang có một ngôi trường mới được hoàn thành ở góc đường Đinh Tiên Hoàng và Lê Thánh Tôn. Trường mới được xây trên nền đất cũ của Trường Nữ trung học Nha Trang xưa. Lứa học trò ngày cũ đi ngang trường mới cũng có đôi chút bùi ngùi vì trường cũ của mình đã chính thức trở thành ngôi trường chỉ để nhớ về. Nhưng ngôi trường mới xinh đẹp và...

Kích cầu du lịch mùa thấp điểm

Khoảng thời gian từ tháng 9 đến đầu tháng 12 hằng năm được xem là mùa thấp điểm của du lịch Khánh Hòa, bởi đây là giai đoạn khách nội địa ít đi du lịch, thời tiết không thuận lợi. Ngành Du lịch Khánh Hòa đã có những giải pháp để kích cầu du lịch, đặc biệt là thị trường khách nội địa để hướng đến xóa đi khái niệm "mùa thấp điểm". Áp dụng ưu đãi hấp dẫn Giữa tháng 10-2024, Hiệp...

Cùng chuyên mục

Thống nhất các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh

Sáng 20-11, các ông: Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp UBND tỉnh để thống nhất các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa VII và thống nhất các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Tham dự cuộc họp có các Ủy viên...

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành thăm, chúc mừng Trường Chính trị tỉnh

Sáng 20-11, ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đến thăm, chúc mừng Trường Chính trị tỉnh nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tặng hoa chúc mừng Trường Chính trị tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tặng quà cho tập thể Trường Chính trị tỉnh nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành đã gửi lời chúc mừng tốt...

‘Thủ phủ’ hoa cúc ở Khánh Hòa tất bật vụ Tết

TPO – Người dân làng nghề trồng hoa cúc Phong Phú 2 (phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đang tất bật, tỉ mỉ chăm sóc từng luống hoa để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán 2025. TPO – Người dân làng nghề trồng hoa cúc Phong Phú 2 (phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đang tất bật, tỉ mỉ chăm sóc từng luống hoa để cung ứng...

Bộ Nội vụ tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính

Sáng 19-11, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) nhà nước năm 2024. Hơn 200 cán bộ, công chức của tỉnh Khánh Hòa tham gia tập huấn trực tuyến tại 3 điểm cầu: TP. Nha Trang (gồm các sở, ban, ngành, cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương; UBND TP. Nha Trang, huyện...

TP. Cam Ranh phải xác định đây là thời gian cao điểm chống khai thác IUU

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Ban Chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh khi đi kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Cảng cá Đá Bạc và làm việc với TP. Cam Ranh về nội dung này vào sáng 19-11. Cùng đi có lãnh đạo một...

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang

Sáng 19-11, ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị 10 tháng năm 2024 và phương hướng 2 tháng cuối năm 2024. Tham dự buổi làm việc có các ông: Trần Xuân Lãm - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nha Trang; Trần Minh Chiến - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Nha...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Hữu Thọ thăm, chúc mừng Trường Sĩ quan Thông tin

Ngày 19-11, ông Lê Hữu Thọ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa đến thăm, chúc mừng Trường Sĩ quan Thông tin nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11). Ông Lê Hữu Thọ tặng hoa chúc mừng Trường Sĩ quan Thông tin. Tại đây, thủ trưởng nhà trường đã thông tin đến Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy một số kết quả cơ bản trong công tác giáo dục -...

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Quân khu...

Ngày 19-11, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN) Quân khu 5 phối hợp với Hội đồng Giáo dục QP-AN Trung ương và Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 130 đại biểu là các chức sắc, chức việc, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 5. Đến dự buổi khai...

Bệnh xá đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị cho ngư dân

Y, bác sỹ Bệnh xá đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa điều trị cho ngư dân. Trước đó, vào khoảng 10 giờ, ngày 16/11, trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển cách đảo Trường Sa 32 hải lý về phía Nam, ông Trần Hoài Sang, 37 tuổi, phường 6, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cảm thấy mệt, ho, khó thở, tự dùng thuốc không đỡ. Bệnh nhân được tàu cá PY 90036 TS do...

Quân chủng Hải quân khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng

Chuẩn Đô đốc Đỗ Văn Yên phát biểu khai mạc.  Tối 18/11, tại TP. Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024. Chuẩn Đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó Chính ủy Hải quân, Trưởng Ban tổ chức liên hoan chủ trì. Tham dự khai mạc còn có đồng chí Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cùng thủ trưởng các cơ quan, đơn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất