Powered by Techcity

Đọc sách: “Thuyền buồm Đông Dương” – Hiểu người xưa qua đời sống thuyền buồm

“Thuyền buồm Đông Dương” được Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu gần 10 năm nay, song với tính chất một công trình nghiên cứu chi tiết, độc đáo, cuốn sách này vẫn mang đến những những tư liệu, gợi ý đáng quý cho người quan tâm văn hóa, nghiên cứu.





 

“Thuyền buồm Đông Dương” (Voiliers d’Indochine) của J.B.Piétri ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1943 đã được xem như một công trình hiếm hoi về chủ đề này. Người chuyển ngữ ấn bản tiếng Việt “Thuyền buồm Đông Dương” (Nhà xuất bản Trẻ 2015) là kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, hội viên Hội Khoa học kỹ thuật biển Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Đóng tàu Hoa Kỳ SNAME.

Ông cũng nhận định: “Trong số những cuốn sách nghiên cứu về dân tộc học, khảo cổ học… về Việt Nam, cuốn Thuyền buồm Đông Dương có vị trí khá đặc biệt. Có lẽ đó là một công trình duy nhất nghiên cứu khá tỉ mỉ về thuyền bè nước ta nên được hầu hết các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trích dẫn khi bàn về nền văn minh lúa nước, truyền thống sông nước, ngư nghiệp của Việt Nam.”





 

J.B.Piétri viết công trình này từ những năm 1930-1940 với một thứ tiếng Pháp cổ xưa, lãng mạn – thứ tiếng nói được chính những người đi biển sử dụng để kể một câu chuyện của đời sống thuyền bè khu vực Đông Dương.

Sách từng được dịch giả Stephanie Dumont chuyển ngữ sang tiếng Anh năm 2005.

“Thuyền buồm Đông Dương” đã được Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu gần 10 năm nay, song với tính chất một công trình nghiên cứu chi tiết, độc đáo, cuốn sách này vẫn mang đến những những tư liệu, gợi ý đáng quý cho người quan tâm văn hóa, nghiên cứu.

Sách chia làm 6 phần cơ bản. Ngoài phần đầu về đặc điểm thuyền buồm Đông Dương và chuyện đóng thuyền ở Nam Kỳ, các khu vực của Trung Kỳ, Bắc Kỳ, thì diện mạo, đời sống thuyền bè được nhìn chi tiết theo khu vực như Cambodge, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Hoa.

THUYỀN BÈ VÀ VĂN HÓA

Là đất nước có 2.600 km bờ biển với một chỉ số hướng biển khá cao trong khu vực, thì thuyền bè hẳn là một câu chuyện lớn về văn hóa. Trong đó nghề cá là một nghề cổ xưa lưu dấu đời sống vật chất, tinh thần, lao động sáng tạo của cư dân miền biển. Chưa kể biển và thuyền bè cũng là chứng tích lịch sử gắn liền với những thăng trầm của dải đất này.

Nói cách khác chuyện sáng tạo, sử dụng thuyền bè là một biểu hiện sống động của văn hóa biển trong đời sống đa dạng của văn hóa Việt Nam, khu vực và thế giới.

Độc giả thong thả đọc, ngắm tranh vẽ minh họa sinh động của tác giả sẽ nhận biết những nét chung và riêng của đời sống thuyền bè

Ở đó, có khắc nghiệt của nghề đi biển, vốn không có chỗ cho “những kẻ vụng về và yếu đuối”, có lịch sử ra khơi từ thuở xa xưa: “Cưỡi trên một thân cây bương, một ngư dân Hà Tĩnh, với độc một chiếc khố lao ra biển xa thường từ 6 đến 10 hải lý. Tại đó, dưới ánh mặt trời, anh ta vật lộn suốt ngày trong sóng để câu, mãi tối mịt mới trở về, người tơi tả nhưng lại sẵn sàng ra đi vào sáng hôm sau…”.

Và nữa câu chuyện con mắt vẽ trên thuyền để giúp thuyền giống như một con cá lớn dẫn đường cho người đi biển.

Phía sau mỗi cuộc cải tiến, chi tiết khác biệt của một con thuyền đều lưu dấu sáng tạo vật chất và sự kế thừa văn hóa của khu vực giao thương to lớn miền ven biển Đông Dương này.

Độc giả thong thả đọc, ngắm tranh vẽ minh họa sinh động của tác giả sẽ nhận biết những nét chung và riêng của đời sống thuyền bè. “Thuyền bè Việt Nam được phân biệt nhờ một đặc tính chung, ít có ngoại lệ, đó là chúng không có sống chính. Đáy của chúng luôn liền làm một, phẳng phiu hay rất lượn. Trường hợp ngoại lệ là ghe trường ở Hội An và ghe cửa vùng vịnh Thái Lan… thường gặp những mẫu thuyền có sống chính ghép đoạn với nhau”.

Hay “Trên hầu hết những thuyền buồm Việt nam, bộ buồm luôn có 3 chiếc: buồm mũi, buồm giữa và buồm đuôi.” Và “Kiểu sắp buồm kinh điển nhất khi chạy thuận gió các cánh buồm giương ra như “cánh kéo” hay còn gọi là “cánh tiên”.

 





 

 

J.B.Piétri cũng đưa độc giả tới với những con thuyền gắn với những nghề khác nhau, như thuyền trọng tải 120 tấn, dài 30m, chiều rộng 6m gắn với cảng cá có nghề làm nước mắm nổi tiếng là ghe bầu Mũi Né mà nay (thời điểm tác giả viết công trình này) đã biến mất.

GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU, THAM KHẢO

John H.Doney, người sáng lập Quỹ Thuyền gỗ Việt Nam, khi còn tại thế, trong lời giới thiệu bản tiếng Anh cho công trình này từng bày tỏ: “Những ai thích thú tới việc đóng thuyền gỗ, thuyền buồm và công nghệ đóng thuyền gỗ cổ truyền sẽ thấy cuốn sách này là một kho báu, bởi J.B.Piétri quan tâm tới từng chi tiết. Ông có khả năng quan sát và mô tả vô số chi tiết của thuyền bè Đông Dương, buồm và dây nhợ, cách đóng thuyền và các trang bị phụ trợ. Đây là một tài liệu quý giá cho thấy tài khéo léo và óc sáng tạo của người Việt, cùng phần minh họa rất xuất sắc của chính tác giả.”

Phần quan trọng không thể phủ nhận là công trình “Thuyền buồm Đông Dương” còn là bảo tàng hình ảnh chi tiết về kỹ thuật, sáng tạo thuyền bè khu vực này.

Quả thật, công trình của J.B.Piétri đã cố gắng lưu giữ một thứ ngôn ngữ, không khí đời sống miền biển mà như ông bày tỏ: “… chúng tôi chọn dùng từ ngữ xưa, có người quên, có người thích, nhưng trên hết đây là thứ ngôn ngữ truyền tải được giấc mơ, trí tưởng tượng và cả mùi sống thuyền trét hắc ín, thứ ngôn ngữ làm dâng lên nỗi hoài cổ trong lòng mỗi người đi biển”.

Bên cạnh đó, phần quan trọng không thể phủ nhận là công trình “Thuyền buồm Đông Dương” còn là bảo tàng hình ảnh chi tiết về kỹ thuật, sáng tạo thuyền bè khu vực này.

Tác giả đã dùng bút chì và màu để tái hiện cụ thể các chi tiết của con thuyền, cùng những phân tích thủy động học, so sánh với thuyền bè của nơi khác trên thế giới. Chỉ riêng hình ảnh những mũi ghe trong câu chuyện “Đóng thuyền ở Bắc Kỳ” đã cung cấp cho độc giả, người nghiên cứu những hình dung quý giá. Ghe câu Đồng Hới nhọn đầu vươn cao, ghe mành Quảng Bình hình bầu, ghe mành Nam Định, ghe câu Phú Quốc… đều có nét, chi tiết giống và khác nhau. Một thế giới thuyền buồm đa sắc hơn ta biết có thể trở thành tài liệu tham khảo quý giá cho các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác như điện ảnh, mỹ thuật…





 

Tương tự, phần “Thuật ngữ hàng hải” cuối sách cũng là một nỗ lực khoa học đáng trân trọng của tác giả. Và cho dù, các quan điểm, nhận định có thể còn có chỗ cần nghiên cứu thêm thì tinh thần tìm tòi nghiêm túc và trân trọng đời sống văn hóa biển Việt Nam cũng như khu vực vẫn có hấp lực lớn đối với người đọc, giới nghiên cứu.

Theo nhandan.vn



Nguồn

Cùng chủ đề

Trường đảo

Trường đảo Trí Nguyên tên chính thức là Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 3, thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, nhưng tôi vẫn thầm gọi bằng cái tên khác là trường đảo. Trường bao gồm nhiều điểm trường nhỏ trên các đảo có dân cư. Lần đầu tôi biết tới trường đảo cách nay đã hai mươi năm, khoảng năm 2004. Lần đó, tôi được theo một chuyến ghe đò đi dự lễ tổng kết năm học ở các...

“Phố cổ” Phương Sài – nơi xa xưa trên bến dưới thuyền

Năm 2024, thành phố Nha Trang long trọng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển. Năm 1924, nhận thấy vị trí quan trọng của Nha Trang, vua Khải Định ban dụ và được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y, thị trấn Nha Trang được thành lập. Nghị định ngày 7-5-1937 của Toàn quyền Đông Dương đã nâng cấp Nha Trang lên thành thị xã. Lúc mới thành lập thị xã, Nha Trang gồm 5 phường: Phường Đệ...

Rộn ràng lời ca, điệu múa phố biển

Từ ngày 3 đến 5-7, tại khu vực Công viên Thiếu nhi diễn ra Hội diễn Nghệ thuật quần chúng TP. Nha Trang lần thứ 23. Gần 70 tiết mục ca, múa, nhạc, tiểu phẩm, hoạt cảnh được gần 280 ca sĩ, diễn viên không chuyên đến từ 14 đội nghệ thuật quần chúng đại diện các xã, phường gửi tới khán giả đã cho thấy phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở luôn được sự quan tâm, đầu tư, đáp ứng...

“Là đây Nha Trang” – Nơi tình yêu hội tụ 

Từ tình yêu với thành phố biển, cặp đôi Nguyễn Tùng - Hằng Phạm đã bắt tay làm MV ca nhạc để tôn vinh, lan tỏa vẻ đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa Nha Trang đến với mọi người. Phóng viên Báo Khánh Hòa đã có cuộc trò chuyện với Hằng Phạm - Giám đốc dự án cộng đồng “Là đây Nha Trang” để hiểu sâu hơn về dự án đầy ý nghĩa này. Ca sĩ Khải Đăng trong cảnh...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa: Thông báo thời sự cho 150 cán bộ sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu

Ngày 5-7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị thông báo thời sự quý III/2024 cho 150 cán bộ sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu trên địa bàn TP. Nha Trang. Đại tá Trịnh Việt Thành thông báo thời sự đến các đại biểu. Tại hội nghị, các đại biểu được nghe thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương của lực lượng vũ trang tỉnh trong 6 tháng đầu...

Cùng tác giả

Trưng bày ảnh “Luật gia Việt Nam với biển, đảo quê hương” đón hơn 3.000 lượt khách tham quan

Tuần lễ Trưng bày ảnh “Luật gia Việt Nam với biển, đảo quê hương” lần này gồm các nhóm tư liệu ảnh và hiện vật về: những tư liệu lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc; vẻ đẹp tự...

Khánh Sơn (Khánh Hoà): Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần III năm 2024

Lễ hội trái cây huyện Khánh Sơn lần thứ III năm 2024 sẽ tổ chức từ ngày 10-8 đến ngày 13-8-2024, tại Quảng trường 20/11, thị trấn Tô Hạp. Lễ hội có nhiều hoạt động đặc sắc như: Tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản giữa các hộ gia đình, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu trong...

Lịch công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2024-2024 Hậu Giang

Lịch công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2024-2024 Hậu Giang Tại Hậu Giang, năm 2024-2025, có 9.747 thí sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Kỳ thi tổ chức trong 2 ngày 7 và 8/6/2024, với 3 môn Toán, Văn, Anh, tại 22 hội đồng thi đặt tại 22 trường THPT trên địa bàn tỉnh, với 417 phòng thi. Theo thông tin mới nhất, lịch công bố điểm chuẩn lớp 10 năm...

Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam – Liên bang Nga

Chiều 5/7 (giờ Saint Petersburg), Cục Du lịch quốc gia Việt Nam – Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Saint Petersburg, Liên bang Nga. Đây là chương trình giới thiệu du lịch thứ hai được tổ chức trong khuôn khổ Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga năm 2024, sau Chương trình giới thiệu du lịch diễn ra ngày 3/7 tại Moscow. ...

Trường đảo

Trường đảo Trí Nguyên tên chính thức là Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 3, thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, nhưng tôi vẫn thầm gọi bằng cái tên khác là trường đảo. Trường bao gồm nhiều điểm trường nhỏ trên các đảo có dân cư. Lần đầu tôi biết tới trường đảo cách nay đã hai mươi năm, khoảng năm 2004. Lần đó, tôi được theo một chuyến ghe đò đi dự lễ tổng kết năm học ở các...

Cùng chuyên mục

Trường đảo

Trường đảo Trí Nguyên tên chính thức là Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 3, thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, nhưng tôi vẫn thầm gọi bằng cái tên khác là trường đảo. Trường bao gồm nhiều điểm trường nhỏ trên các đảo có dân cư. Lần đầu tôi biết tới trường đảo cách nay đã hai mươi năm, khoảng năm 2004. Lần đó, tôi được theo một chuyến ghe đò đi dự lễ tổng kết năm học ở các...

“Phố cổ” Phương Sài – nơi xa xưa trên bến dưới thuyền

Năm 2024, thành phố Nha Trang long trọng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển. Năm 1924, nhận thấy vị trí quan trọng của Nha Trang, vua Khải Định ban dụ và được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y, thị trấn Nha Trang được thành lập. Nghị định ngày 7-5-1937 của Toàn quyền Đông Dương đã nâng cấp Nha Trang lên thành thị xã. Lúc mới thành lập thị xã, Nha Trang gồm 5 phường: Phường Đệ...

Rộn ràng lời ca, điệu múa phố biển

Từ ngày 3 đến 5-7, tại khu vực Công viên Thiếu nhi diễn ra Hội diễn Nghệ thuật quần chúng TP. Nha Trang lần thứ 23. Gần 70 tiết mục ca, múa, nhạc, tiểu phẩm, hoạt cảnh được gần 280 ca sĩ, diễn viên không chuyên đến từ 14 đội nghệ thuật quần chúng đại diện các xã, phường gửi tới khán giả đã cho thấy phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở luôn được sự quan tâm, đầu tư, đáp ứng...

“Là đây Nha Trang” – Nơi tình yêu hội tụ 

Từ tình yêu với thành phố biển, cặp đôi Nguyễn Tùng - Hằng Phạm đã bắt tay làm MV ca nhạc để tôn vinh, lan tỏa vẻ đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa Nha Trang đến với mọi người. Phóng viên Báo Khánh Hòa đã có cuộc trò chuyện với Hằng Phạm - Giám đốc dự án cộng đồng “Là đây Nha Trang” để hiểu sâu hơn về dự án đầy ý nghĩa này. Ca sĩ Khải Đăng trong cảnh...

Hơn 200 đại biểu tham dự hội nghị, tọa đàm về truyền thông chính sách

Sáng 4-7, tại TP. Nha Trang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị, tọa đàm giáo dục truyền thông, tư vấn, đối thoại chính sách, pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. Tham dự hội nghị, có hơn 200 đại biểu đến từ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch của 45 tỉnh,...

Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng TP. Nha Trang

Tối 3-7, tại khu vực Công viên Thiếu nhi, UBND TP. Nha Trang tổ chức khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng lần thứ 23, năm 2024. Tham dự hội diễn lần này có gần 280 ca sĩ, diễn viên không chuyên đến từ 14 đội nghệ thuật quần chúng đại diện cho 27 xã, phường trên địa bàn thành phố. Lãnh đạo TP. Nha Trang trao cờ lưu niệm cho đại diện các đội nghệ thuật quần chúng. Trong...

Vẫn vẹn nguyên một Nha Trang lắng sâu bình dị… 

Nhắc đến Nha Trang, nhói lên trong tôi là mái trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn một thời nhọc nhằn mà danh giá. Rời phố biển để học tiếp rồi đi làm, tôi vẫn đi về, dõi theo từng thăng trầm của thành phố biển.   Một góc phố biển Nha Trang. 1. Nhiều năm nay, câu chuyện văn học và học văn luôn nóng sốt trên diễn đàn. Đúng là nóng thật, hấp dẫn như văn chương bỗng trở nên nặng...

Trở lại Vạn Giã

Hơn mười năm, từ khi nghỉ hưu, tôi mới trở lại thị trấn Vạn Giã. Mấy chục năm làm việc, số lần tôi đi công tác ở Vạn Ninh khá nhiều, từ khi còn là tỉnh Phú Khánh nên Vạn Giã với tôi quen thuộc như về nhà. Chúng tôi đón xe buýt ở trạm trên đường Quang Trung, chạy khoảng hai giờ là đến nơi. Anh bạn đồng nghiệp cũ ngày xưa làm ở Phòng Công nghiệp Vạn Ninh đón và cho...

Bộ phim “Trạm cứu hộ trái tim”: Thông điệp “chữa lành” những vết thương tâm hồn

Tối 3-7, bộ phim “Trạm cứu hộ trái tim” được phát trên sóng VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam (vào lúc 21 giờ 40 phút) sẽ đi đến tập cuối cùng. Sau gần 4 tháng phát sóng, bộ phim chiếm được thiện cảm của khán giả bởi câu chuyện phim đã góp phần chỉ dẫn cho mọi người cách “chữa lành” những vết thương lòng, cách vượt qua nỗi đau để hướng tới những điều tốt đẹp. Được phát...

Nhớ mùa cá cạn đồng quê

Mặt trời chỉ mới nhô cao qua ngọn cây dầu rái cuối làng mà nắng đã vô cùng gay gắt. Suốt cả tuần nay, bầu trời không một gợn mây, nắng suốt từ sáng sớm đến chiều tối. Lũy tre làng vốn chịu hạn tốt mà dường như vẫn phải oằn mình chống chịu với cái nắng chói chang của ngày hè. Những ngày nắng như vậy, ai nấy đều tranh thủ ra đồng thật sớm và tạm dừng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất