Powered by Techcity

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT trò chuyện với các em học sinh trường Dự bị đại học dân tộc trung ương trong ngày khai giảng
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT trò chuyện với các em học sinh trường Dự bị đại học dân tộc trung ương trong ngày khai giảng

Nội dung Tiểu dự án 2 nhằm đầu tư củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS. Từ đó, góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS miền núi.

Toàn quốc hiện có 4 trường dự bị đại học dân tộc, gồm Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương, Trường Dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương Nha Trang, Trường Dự bị đại học TP. Hồ Chí Minh. Thực tế chứng minh, các trường dự bị đại học dân tộc là cầu nối rất quan trọng để học sinh DTTS, nhất là học sinh DTTS rất ít người có cơ hội bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học. Trong nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tiêu biểu nhất phải kể tới trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương thuộc hệ thống các trường chuyên biệt của cả nước. Nhà trường đã có lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển. Đây là ngôi trường dự bị đầu tiên được thành lập trong cả nước để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Từ mái trường này, đã chắp cánh ước mơ cho hàng chục ngàn học sinh các thế hệ đã trưởng thành, hiện đang công tác, làm việc ở khắp mọi miền Tổ quốc; nhiều người là những cán bộ lãnh đạo ở các vị trí quan trọng từ Trung ương đến địa phương và đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa miền núi mau tiến kịp miền xuôi.

Hiện nay, Trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là trường có quy mô bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước. Năm học 2023-2024, chất lượng bồi dưỡng dự bị đại học được nâng lên với kết quả đầu ra đạt 99% học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học; trong đó có 50% học sinh đỗ thẳng theo nguyện vọng vào các trường Đại học, nhiều học sinh đỗ vào các trường khối ngành An ninh, Quân đội, Y tế bằng điểm thi tốt nghiệp THPT… Mùa tuyển sinh năm học 2024 – 2025, nhà trường nhận được hàng chục nghìn lượt quan tâm, tìm hiếu thông tin, với hơn 5.000 lượt đăng ký trực tuyến và hơn 3.000 hồ sơ gửi về, để nhà trường tuyển sinh 1.200 học sinh.

Chương trình MTQG 1719 dành nguồn lực quan trọng đầu tư về cơ sở vật chất phát triển các trường Dự bị Đại học
Chương trình MTQG 1719 dành nguồn lực quan trọng đầu tư về cơ sở vật chất phát triển các trường Dự bị Đại học

Hay như trường Dự bị đại học Sầm Sơn với 142 cán bộ, giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất khang trang, có khả năng tuyển sinh từ 1.000 – 1.200 học sinh hàng năm cũng là một địa chỉ tin cậy đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Năm học 2024 – 2025, Trường tuyển sinh Khóa 22 hệ Dự bị Đại học được gần 602 em học sinh, thuộc 31 dân tộc khác nhau, từ 23 tỉnh thành. Tất cả các em đều ở những vùng dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới hải đảo với điều kiện kinh tế – xã hội rất nhiều khó khăn…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống các trường dự bị đại học cũng đang gặp phải không ít những khó khăn. Hiện nay, 3/4 trường Dự bị đại học dân tộc không tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó có những trường chỉ tuyển được 50% học sinh, mặc dù học sinh của các trường Dự bị đại học được hưởng rất nhiều ưu đãi. Tỷ lệ học sinh đỗ thẳng vào các trường đại học đã đạt khoảng 55%, một số trường đạt tới trên 90%, nên học sinh DTTS có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn ngành học khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.

Bên cạnh đó, nhu cầu của học sinh đối với loại hình Dự bị đại học đang ngày càng giảm sút do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế gia đình, sự thay đổi trong thị trường lao động cần “nhiều thợ hơn thầy”. Đây là những khó khăn, thách thức mà các cơ sở giáo dục Dự bị đại học phải tìm cách tháo gỡ, có hướng đi đột phá, để vừa bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, cũng như nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhằm tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030…

Để tháo gỡ những khó khăn này, ngày 24/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1292/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp đó, theo quyết định số 1127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 26/9/2022, các trường dự bị đại học dân tộc được chuyển cơ quan quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

Quyết sách này là giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho các trường dự bị đại học dân tộc thực hiện tốt hơn chức năng trường chuyên biệt trong giáo dục đào tạo. Đồng thời, là bước chuẩn bị cho việc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030 được tổ chức thực hiện bắt đầu từ năm 2021.

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã dành nguồn lực đầu tư rất lớn vào lĩnh vực giáo dục dân tộc.

Cụ thể, để củng cố phát triển mô hình chuyên biệt này, Dự án 4 trong Chương trình MTQG 1719 đã dành riêng Tiểu dự án 2 về đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc với mục tiêu củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS.

Từ nguồn lực này, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc đã được quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Đơn cử, đối với Dự án Đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang cũng được dự kiến đầu tư với hơn 197 tỷ đồng từ vốn đầu tư phát triển Ngân sách Trung ương (theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Dự án được thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025, tại 2 địa điểm, bao gồm: Cơ sở 1: Số 46 Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Cơ sở 2: Bắc Hòn Ông, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để bảo đảm tiến độ thực hiện, Dự án được chia thành 2 dự án thành phần, cùng thực hiện song song. Theo đó, Dự án thành phần 1 bao gồm cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập cho Trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang. Dự án thành phần 2 sẽ đầu tư xây dựng tại cơ sở Bắc Hòn Ông, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang…

Cùng với đó, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với 4 tiểu dự án kèm theo cũng dành nguồn lực không nhỏ lên tới 128, 266 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục dân tộc, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực đào tạo dự bị đại học.

Trao đổi với chúng tôi, Ông Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho biết: Trong Chương trình MTQG 1719 có thiết kế các tiểu dự án riêng dành cho các trường dự bị đại học dân tộc. Đây là cơ sở để các cơ sở giáo dục dự bị đại học được đầu tư, phát triển toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới, nhằm phát huy thế mạnh của loại trường chuyên biệt, qua đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Qua đó có thể thấy, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 chính là nền tảng vô cùng quan trọng để các cơ sở giáo dục dự bị đại học được đầu tư, phát triển toàn diện về mọi mặt trong thời gian tới. Và vấn đề còn lại chính là nội tại của các trường dự bị đại học trong việc chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo mà thôi.

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/12

Nguồn: https://baodantoc.vn/dau-tu-nguon-luc-phat-trien-he-thong-truong-du-bi-dai-hoc-dan-toc-nang-cao-chat-luong-giao-duc-vung-dtts-1735225761007.htm

Cùng chủ đề

Bản tin Mặt trận sáng 28/12

Công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại Quỹ Để đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại quỹ, hàng năm, MTTQ các cấp trên địa bàn TP Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ “Vì Biển đảo Việt Nam” và các loại quỹ an sinh xã hội. (Xem chi tiết) Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương tiếp tục cấp hơn 300...

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Qua lò ép mía nấu đường…

“Qua lò ép mía nấu đường/Muốn vô kết nghĩa can thường cùng ai”. Đó là một trong những câu ca dao lưu truyền ở nhiều nơi tại khu vực Nam Trung Bộ, liên quan tới nghề thủ công dùng che ép mía, nấu đường ngày xưa. Nhắc lại nghề này, chắc nhiều người lớn tuổi không khỏi bồi hồi với bao ký ức sống động một thời. Với tôi cũng vậy… Quê tôi xưa kia nhiều nhà trồng mía. Có nhà...

Giữ gìn di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc

Năm 2024, các địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những hoạt động cụ thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số (DTTS). Trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng và có giải pháp phù hợp để những di sản văn hóa phi vật thể này của đồng bào được khôi phục trong đời sống hiện...

Kỳ vọng từ những đường bay quốc tế

Năm 2024, Khánh Hòa đón hơn 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 98,8% so với năm 2023. Có được sự tăng trưởng một phần là nhờ các hãng hàng không liên tục được mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Kazakhstan... với Khánh Hòa. Những người làm du lịch đang kỳ vọng sự ổn định và phát triển về mạng lưới đường bay quốc tế sẽ thúc...

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 28/12

Công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại Quỹ Để đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại quỹ, hàng năm, MTTQ các cấp trên địa bàn TP Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ “Vì Biển đảo Việt Nam” và các loại quỹ an sinh xã hội. (Xem chi tiết) Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương tiếp tục cấp hơn 300...

“Người khổng lồ của em tôi”

Đây là cuốn sách ấn tượng về văn phong, bút pháp, cách kể chuyện của nhà văn Nguyễn Đức Linh. Đọc cuốn sách, có lẽ bạn đọc hẳn sẽ tò mò như một đứa trẻ - nhân vật chính của truyện đi mở lá bùa của Thiên y thánh mẫu trên cục đá ở chân Tháp Bà Ponagar Nha Trang và vỡ òa cảm xúc sợ hãi, thú vị khi gặp được vị thần khổng lồ bị nhốt yểm hàng nghìn...

Qua lò ép mía nấu đường…

“Qua lò ép mía nấu đường/Muốn vô kết nghĩa can thường cùng ai”. Đó là một trong những câu ca dao lưu truyền ở nhiều nơi tại khu vực Nam Trung Bộ, liên quan tới nghề thủ công dùng che ép mía, nấu đường ngày xưa. Nhắc lại nghề này, chắc nhiều người lớn tuổi không khỏi bồi hồi với bao ký ức sống động một thời. Với tôi cũng vậy… Quê tôi xưa kia nhiều nhà trồng mía. Có nhà...

Giữ gìn di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc

Năm 2024, các địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có những hoạt động cụ thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số (DTTS). Trên cơ sở đó, đưa ra những định hướng và có giải pháp phù hợp để những di sản văn hóa phi vật thể này của đồng bào được khôi phục trong đời sống hiện...

Kỳ vọng từ những đường bay quốc tế

Năm 2024, Khánh Hòa đón hơn 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 98,8% so với năm 2023. Có được sự tăng trưởng một phần là nhờ các hãng hàng không liên tục được mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Kazakhstan... với Khánh Hòa. Những người làm du lịch đang kỳ vọng sự ổn định và phát triển về mạng lưới đường bay quốc tế sẽ thúc...

Cùng chuyên mục

Bản tin Mặt trận sáng 28/12

Công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại Quỹ Để đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại quỹ, hàng năm, MTTQ các cấp trên địa bàn TP Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ “Vì Biển đảo Việt Nam” và các loại quỹ an sinh xã hội. (Xem chi tiết) Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương tiếp tục cấp hơn 300...

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh: Kết nạp 416 đảng viên trong năm 2024

Ngày 27-12, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Quang cảnh hội nghị Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh hiện có 77 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 4.032 đảng viên. Năm 2024, tình hình sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp trong Khối có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu của các doanh nghiệp trong toàn Khối ước đạt 55.065...

Tập trung các biện pháp loại trừ sốt rét tại các xã trọng điểm

Chiều 27-12, Sở Y tế Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống sốt rét năm 2024 và triển khai phương hướng năm 2025. Đến dự có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Đinh Văn Thiệu trao bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân. Theo Sở Y tế, năm 2024 toàn tỉnh có 199 trường hợp mắc sốt rét, giảm 4,78% so với cùng kỳ năm 2023, không có ca tử vong....

Tập trung xây dựng giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam

Chiều 27-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì. Đầu cầu Khánh Hòa do ông Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa có Chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó,  Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn...

Xã Sơn Bình tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Sáng 27-12, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Sơn Bình (huyện Khánh Sơn) đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận xã Sơn Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh có các ông: Lê Bá Ninh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Huỳnh Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Sở Nội vụ; về phía lãnh đạo huyện...

Trao giải 2 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật

Trao giải 2 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật Sáng 27-12, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ trao giải 2 cuộc thi trực tuyến: Tìm hiểu quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật Phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh. Ông Đặng...

Triển khai công tác tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh năm 2025

Sáng 27-12, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị triển khai công tác TAND 2 cấp tỉnh năm 2025. Dự hội nghị có ông Trần Ngọc Sanh - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh. Ông Trần Ngọc Sanh trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 cá nhân. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh trao cờ thi đua cho Tòa án nhân dân TP. Cam Ranh. Năm 2025, TAND 2 cấp tỉnh phấn đấu khắc...

Sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2024

Ngày 27-12, tại Huyện ủy Cam Lâm, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 4 tỉnh: Khánh Hòa, Bình Phước, Ninh Thuận, Lâm Đồng tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực năm 2024, ký kết kế hoạch thực hiện năm 2025. Dự, chủ trì hội nghị có Đại tá Nguyễn Hữu Minh - Phó Chính ủy...

Thường trực Tỉnh ủy giao ban công tác tháng 12

Sáng 27-12, ông Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Tham dự cuộc họp có ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Xuân Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất