Powered by Techcity

Chợ quê ngày ấy


Chưa thấy ai, cũng chưa thấy tài liệu nào, xưa nay xác định cụ thể khi trả lời câu hỏi “chợ xuất hiện vào thời kỳ nào”, mà đa phần chỉ cho biết, hình thái sinh hoạt này ra đời khá sớm, từ cái thời người ta bắt đầu có của ăn của để và muốn trao đổi cho nhau những thứ cần thiết. Tại các vùng thôn quê nước ta, hầu như không có vùng nào lại không có chợ. Cùng với việc mua bán, chợ còn là nơi tụ họp, gặp gỡ, thăm hỏi sức khỏe, công việc làm ăn, trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm… giữa những người thân quen trong xóm, trong làng. Có lẽ vì vậy, chợ quê là một trong những hình ảnh sống mãi trong ký ức đẹp đẽ của biết bao người.





Một gian hàng bán các loại sản vật  của người dân thị trấn Tô Hạp.
Một gian hàng bán các loại sản vật của người dân thị trấn Tô Hạp.

Cũng như ở các vùng quê khác, quê tôi có cái chợ nằm ngay giữa làng và đông vào buổi sáng. Chợ không lớn, cùng một số quầy hàng của các gia đình chung quanh, ở giữa chỉ có chừng mươi cái sạp gỗ, mái lợp đơn sơ, nằm nối nhau của những người bán hàng tạp hóa hoặc hàng thịt heo, thịt bò…, còn lại tất cả là chỗ đất trống để bà con trong làng đến bán, trao đổi các sản phẩm do mình làm ra. Cả buổi, từ sáng sớm tới trưa, ở chợ lúc nào cũng tấp nập và ồn ào bởi tiếng của người mời hàng, người trả giá, xen lẫn tiếng trò chuyện rôm rả của những người đi chợ. Có người ra chợ chỉ bán mấy bó cải còn tươi, mới nhổ ngoài vườn hay mấy quả bầu, quả bí. Có người đi chợ chỉ để mua vài lạng thịt, con cá hay cây kim, lọn chỉ…

Nhà tôi ở cách chợ chưa đầy cây số, nhưng hồi còn bé, cách đây hơn 60 năm, lần đầu được mẹ cho đi chợ, tôi cứ như lạc vào một thế giới khác đầy mới lạ, vì ở đó không chỉ có cảnh rộn ràng, đông người mà còn có nhiều hàng hóa. Cả bánh trái, người ta bày bán cũng nhiều. Dần dần, chợ trở thành nơi cuốn hút tôi. Mỗi khi nghe mẹ bảo theo mẹ ra chợ mua cho đôi dép hay mua áo quần, tôi cảm thấy sung sướng vô cùng. Chưa kể, mỗi lần ra chợ, mẹ thường cho ăn quà, khi vài viên kẹo, lúc cái bánh… Rồi lớn lên thêm, tự đi học cùng đám bạn, cái chợ càng gần gũi với tôi. Khi cần cuốn vở hay ngòi bút, mẹ chỉ cho tiền, còn tôi tự ra chợ mua. Nhiều bữa, bận việc, mẹ hay bà nội sai tôi đi mua ít nước mắm, ít dầu lửa hay thứ gì đó, tôi cũng hăng hái chạy đi. Tôi còn nhớ ở sát con đường dẫn vào chợ quê tôi ngày ấy có cô Năm Khàn chuyên bán các thứ gia vị nhưng trước hiên lại kèm thêm một sạp nhỏ cho thuê toàn truyện thơ như: “Thạch Sanh – ‎Lý Thông”, “Phạm Công – Cúc Hoa”, “Thoại Khanh – Châu Tuấn”, “Lâm Sanh – Xuân Nương”, “Thoại Hương – Quí Ngọc”, “Lưu Bình – Dương Lễ”… Bà nội tôi rất thích những truyện này, thỉnh thoảng sai tôi đi thuê, rồi trưa trưa đọc cho bà nghe. Thuê đi rồi thuê lại, đọc hoài đến nỗi một số truyện cả hai bà cháu đều thuộc lòng.

Sáng nào cũng họp, nhưng có lẽ những ngày sát Tết là thời gian cái chợ nhỏ ở quê tôi náo nhiệt nhất. Chợ đông từ sáng tới chiều và chỉ kết thúc đúng vào trưa ba mươi. Quần áo, hàng hóa, bánh mứt cùng bao nhiêu thứ được chở về, giăng ra với đủ màu, đủ sắc rực rỡ. Bên lề con đường gần chợ, cái lò rèn hay mấy tiệm hớt tóc, tiệm may dường như cũng đông khách hơn. Bọn trẻ con trong thôn, trong xã cũng theo mẹ đến chợ nhiều hơn. Đứa đi xem những món đồ chơi vừa được bày bán, đứa lăng xăng tìm giấy màu cắt hoa trang trí trong nhà để đón xuân.

Ngoài dịp Tết, có nhiều niềm vui khác gắn với chợ mà đến bây giờ, qua bao nhiêu năm tôi vẫn còn nhớ. Chẳng hạn như, lâu lâu có một gánh Sơn Đông mãi võ chừng 4 – 5 người đến chợ bán thuốc gia truyền. Để gây ấn tượng, hầu hết các gánh đều có biểu diễn những màn võ thuật, múa đao, chặt gạch, ảo thuật hoặc làm xiếc. Có lần gánh nọ còn mang theo con vẹt thỉnh thoảng cất tiếng nói như người “Mời mua thuốc! Mời mua thuốc”, cùng con khỉ mặc bộ đồ ca rô xanh – đỏ, tay cầm cái mũ chìa ra mời cô bác đứng xem ủng hộ tiền giữa lúc tiếng trống và tiếng phèng la đang đánh rộn lên cả góc chợ. Những lúc như thế, đám trẻ con chúng tôi thích thú vô cùng, há hốc miệng đứng xem, nhất là môn ảo thuật. Một vài nhóm hát bài chòi thỉnh thoảng từ mấy vùng lân cận, tranh thủ dịp nông nhàn, để tìm cách kiếm thêm kế sinh nhai, khi đi ngang cũng ghé lạị. Tối đến, ở giữa chợ, với vài ba chiếc chiếu trải trên nền đất, dưới ánh sáng leo lét của vài ngọn đèn dầu, không phông màn trang trí, họ biểu diễn bằng cách người này đứng hô, người khác ngồi trên chiếu đánh trống, kéo đàn, hết tiết mục này sang tiết mục khác. Đơn giản vậy thôi, nhưng người lớn, trẻ con xem khá đông và ai ủng hộ tiền thì bỏ vào cái giỏ mây để gần đó.





Người dân  mua các mặt hàng  nông sản  tại Chợ phiên  thị trấn Tô Hạp.
Người dân mua các mặt hàng nông sản tại Chợ phiên thị trấn Tô Hạp.

Đôi khi có vài nhóm thanh niên đi xe đạp từ xa đến chợ, bán đủ thứ hàng theo dạng lưu động, rồi mở bàn quay số có thưởng. Tôi nhớ có lần, chú của thằng Bình đi làm ăn ở xa về quê chơi, cho nó hai đồng. Sáng Chủ nhật, Bình rủ tôi ra chợ mua cà-rem. Ra tới nơi, thấy mấy anh quay số, tôi và Bình bèn rủ nhau chơi thử hết cả hai đồng. Ai ngờ lần đó chúng tôi trúng thưởng được hai bánh xà phòng hiệu Cô Ba. Đó là loại xà phòng bánh nhỏ nhưng rất thơm. Bình cho tôi một bánh. Những năm đầu của thập niên 1960, ở quê tôi loại xà phòng này chỉ có mấy anh chị thanh niên con nhà giàu mới dùng. Vậy nên khi tôi mang ra giếng tắm, thấy thơm, mấy đứa nhỏ trong xóm đứa nào cũng xin chà lên đầu một chút để gội…

Chợ quê, ai đã từng gắn bó, lớn lên đi xa mà chẳng nhớ! Tôi cũng vậy, mỗi lần nghĩ tới cái chợ nhỏ nơi quê nhà ngày còn bé, bao hình ảnh thân thương lại hiện lên, trong đó luôn có những người mẹ hiền dịu, tần tảo, tựa như hình ảnh nhạc sĩ Phạm Duy đã từng khắc họa trong ca khúc “Bà mẹ quê” nổi tiếng: “Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một màu/Có đàn, có đàn gà con nương náu/Mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều/Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu/Bà bà mẹ quê!/Gà gáy trên đầu ngọn tre/Bà bà mẹ quê!/Chợ sớm đi chưa thấy về/Chờ nụ cười con, và đồng quà ngon”…

HOÀNG NHẬT TUYÊN





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/nhung-vung-ky-uc/202411/cho-que-ngay-ay-d2a09a8/

Cùng chủ đề

Hơn 460 khách Trung Quốc đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa bằng tàu hỏa

Sáng 30-11, Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn hữu nghị Việt Trung Toàn Cầu tổ chức đón đoàn khách du lịch tàu hỏa xuyên Việt đến Nha Trang - Khánh Hòa. Tham dự lễ đón có lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, UBND TP. Nha Trang, cùng một số đơn vị liên quan. Đoàn gồm 462 khách du lịch Trung Quốc đi tour...

Gió lạnh đã về

Mỗi buổi sáng, sau khi dọn dẹp nhà cửa, quét cái sân nhỏ đầy lá vàng và những cánh hoa khô rơi từ hôm qua, bao giờ cũng là xé tờ lịch cũ. Ngày mới bắt đầu như thế. Đầu tiên là nhìn những dòng chữ trên tờ lịch mới để biết những thông tin một ngày. Hôm nay thứ mấy, ngày bao nhiêu, nóng hay lạnh, thời tiết ra sao, mưa hay nắng, không để làm gì, chỉ...

Cầu mới sẽ mở…

- Tư ơi! Mấy hôm nay ông đi đâu mà tôi qua nhà không gặp? Tôi ghiền món trà nóng do Tư pha mà lần nào sang đây cũng thấy vắng nhà! - À, mấy nay, tôi về quê lo chút việc gia đình. Chả giấu gì ông, ở quê, gia đình tôi có thửa đất từ thời cha sinh mẹ đẻ đến giờ, lúc các cụ đã già thì quyết định chia cho con cái. Ngặt một nỗi, giờ đây, vị trí khu...

Đa dạng hoạt động văn hóa nghệ thuật cuối năm

Tháng 12 - mùa lễ hội cuối năm 2024, người dân và du khách ở TP. Nha Trang sẽ có dịp tham gia nhiều sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật sôi động, ý nghĩa. Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao, bắt đầu từ ngày 10-12, trên địa bàn TP. Nha Trang sẽ liên tục tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, ca nhạc, lễ hội… để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của...

Chung tay thúc đẩy phát triển du lịch golf 

Du lịch golf được xem là một sản phẩm để thu hút khách du lịch hạng sang, có mức chi tiêu cao. Nha Trang - Khánh Hòa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch golf nhưng cần có thêm đường bay quốc tế để thu hút khách từ các thị trường. Tiềm năng lớn Theo Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam, với hàng loạt giải thưởng quốc tế, du lịch golf Việt Nam ngày càng có danh tiếng trên...

Cùng tác giả

Hơn 460 khách Trung Quốc đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa bằng tàu hỏa

Sáng 30-11, Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn hữu nghị Việt Trung Toàn Cầu tổ chức đón đoàn khách du lịch tàu hỏa xuyên Việt đến Nha Trang - Khánh Hòa. Tham dự lễ đón có lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, UBND TP. Nha Trang, cùng một số đơn vị liên quan. Đoàn gồm 462 khách du lịch Trung Quốc đi tour...

Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ 8, quyết chủ trương xây đường sắt tốc độ cao

(VTC News) – Tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Ngày 30/10, Quốc hội bước vào ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8. Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn) Theo nghị trình, đầu giờ...

Ngày 30/11: Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng. Các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Sau đó, Quốc hội họp...

Gió lạnh đã về

Mỗi buổi sáng, sau khi dọn dẹp nhà cửa, quét cái sân nhỏ đầy lá vàng và những cánh hoa khô rơi từ hôm qua, bao giờ cũng là xé tờ lịch cũ. Ngày mới bắt đầu như thế. Đầu tiên là nhìn những dòng chữ trên tờ lịch mới để biết những thông tin một ngày. Hôm nay thứ mấy, ngày bao nhiêu, nóng hay lạnh, thời tiết ra sao, mưa hay nắng, không để làm gì, chỉ...

Cầu mới sẽ mở…

- Tư ơi! Mấy hôm nay ông đi đâu mà tôi qua nhà không gặp? Tôi ghiền món trà nóng do Tư pha mà lần nào sang đây cũng thấy vắng nhà! - À, mấy nay, tôi về quê lo chút việc gia đình. Chả giấu gì ông, ở quê, gia đình tôi có thửa đất từ thời cha sinh mẹ đẻ đến giờ, lúc các cụ đã già thì quyết định chia cho con cái. Ngặt một nỗi, giờ đây, vị trí khu...

Cùng chuyên mục

Gió lạnh đã về

Mỗi buổi sáng, sau khi dọn dẹp nhà cửa, quét cái sân nhỏ đầy lá vàng và những cánh hoa khô rơi từ hôm qua, bao giờ cũng là xé tờ lịch cũ. Ngày mới bắt đầu như thế. Đầu tiên là nhìn những dòng chữ trên tờ lịch mới để biết những thông tin một ngày. Hôm nay thứ mấy, ngày bao nhiêu, nóng hay lạnh, thời tiết ra sao, mưa hay nắng, không để làm gì, chỉ...

Cầu mới sẽ mở…

- Tư ơi! Mấy hôm nay ông đi đâu mà tôi qua nhà không gặp? Tôi ghiền món trà nóng do Tư pha mà lần nào sang đây cũng thấy vắng nhà! - À, mấy nay, tôi về quê lo chút việc gia đình. Chả giấu gì ông, ở quê, gia đình tôi có thửa đất từ thời cha sinh mẹ đẻ đến giờ, lúc các cụ đã già thì quyết định chia cho con cái. Ngặt một nỗi, giờ đây, vị trí khu...

Đa dạng hoạt động văn hóa nghệ thuật cuối năm

Tháng 12 - mùa lễ hội cuối năm 2024, người dân và du khách ở TP. Nha Trang sẽ có dịp tham gia nhiều sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật sôi động, ý nghĩa. Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao, bắt đầu từ ngày 10-12, trên địa bàn TP. Nha Trang sẽ liên tục tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, ca nhạc, lễ hội… để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của...

Từ ngày 7 đến 9-6: Sẽ diễn ra các hoạt động chính của Festival Biển 2025

Ngày 27-11, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành kế hoạch tổ chức Chương trình Festival Biển - Nha Trang - Khánh Hòa 2025 (gọi tắt Festival Biển 2025). Theo đó, từ ngày 7 đến ngày 9-6, tại TP. Nha Trang, sẽ diễn ra các hoạt động chính của Festival Biển 2025 với chủ đề “Không gian di sản văn hóa biển, đảo Khánh Hòa”. Trong đó, lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối 7-6, với tên gọi “Ngọc sáng biển...

Về ăn cá nướng

Nha Trang không chỉ có nguồn cá biển phong phú mà cá đồng cũng nhiều. Vào mùa, những con cá tròn căng, thịt săn dai, ngọt, béo. Và món cá nướng nhiều người ưa thích bởi thưởng thức được nguyên vị ngọt tươi, ngon của cá. Ngày xưa má tôi thường nướng cá trên lò than. Nấu các món xong xuôi hết, má mới bắt đầu nướng cá. Khi ấy lò còn đang nóng, má gạt bớt than hồng ra...

Đề xuất đưa tri thức khai thác, chế biến yến sào vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức khai thác và chế biến yến sào ở Khánh Hòa". Trước đó, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa và Thể thao, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa phối hợp tổ chức kiểm kê, xây dựng hồ sơ di sản...

Độc đáo lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê đê

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Ê đê ở xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa), lễ cúng nhà dài là hoạt động quan trọng đối với mỗi gia đình và cộng đồng. Có dịp tham gia buổi lễ này, chúng tôi mới thấy được nét đẹp văn hóa đang được đồng bào cố gắng gìn giữ. Căn nhà dài mới làm xong của gia đình ông Y Hy. Mới đây, gia đình ông Y Hy (thôn...

Chung kết Mr World 2024: Ca sĩ Puerto Rico đăng quang, đại diện Việt Nam đoạt Á vương 1

Thí sinh Danny Mejía Romero, 27 tuổi, người Puerto Rico đã vượt 59 chàng trai để giành danh hiệu Nam vương Thế giới 2024. Tối 23/11, chung kết Mr World 2024 (Nam vương Thế giới) được tổ chức tại Phan Thiết, Bình Thuận. Chung kết Mr World 2024 quy tụ 60 thí sinh, trải qua các phần thi: Dance of the World, trang phục áo dài, trang phục thể thao, trình diễn vest, ứng xử và công bố kết quả. Mr...

Hành xử nơi công cộng

- Tư ơi! Sáng nay, ông lại đi bơi biển à? - Ừ, tôi vừa về, tranh thủ dội qua cho hết nước mặn? - Sao ông không dội luôn dưới biển, mang nước mặn trên người về không thấy khó chịu hả? - Năm cứ xúi bậy nhen. Ở khu vực dọc bờ biển thành phố mình, cơ quan chức năng lắp cột nước ngọt này là dành để dùng rửa chân đó, không phải bố trí cho ông tắm dội...

Ngày xưa đan áo…

Những ngày này, ngoài biển khơi liên tiếp có các cơn bão đổ bộ vào đất liền, mang theo mưa lạnh. Sáng nay, mở tủ, chọn đồ để chuẩn bị cho mùa mưa, bất chợt phát hiện trong góc có chiếc áo len mỏng mua từ mấy năm trước. Đó là chiếc áo màu ghi cổ tròn, dệt bằng máy. Giũ cho thẳng, rồi treo áo lên móc, chuyện chẳng có gì đặc biệt, vậy mà tôi cứ đứng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất