Powered by Techcity

Trở lại Khánh Vĩnh 


Cách đây mấy chục năm, khi chưa có đường Võ Nguyên Giáp, mỗi lần đi Khánh Vĩnh tôi cảm giác thật xa. Đi viết bài cũng có, đi theo các đoàn từ thiện cũng có; cũng đã từng té xe ở khu kinh tế mới Diên Tân. Lúc đó đường rải đá lục cục rất khó đi, hoặc những con đường đất đầy bụi mấp mô chạy xuyên qua các làng vùng cao vắng lặng. Trụ sở UBND huyện ngày đó, một tòa nhà mới xây vôi ve còn mới. Những con đường ít ỏi mới làm của thị trấn cũng mang tên những người con của núi rừng như đường Pi Năng Xà A, đường Cao Văn Bé… 

Và quán Cây Da ở dưới gốc một cây đa lớn cành lá xùm xòa xanh tốt, có thời từng là quán hàng gần như độc nhất ở thị trấn. Huyện tiếp khách đều mời ra quán, cán bộ ở lại ăn trưa cũng ra quán. Các đoàn từ thiện, đoàn công tác cũng dừng lại ăn trưa tại quán. Vậy mà giờ tìm không ra. Lại thấy có tới 2 quán Cây Da nhưng không quán nào còn gợi lại hình bóng cũ. Có lẽ vì thị trấn đã có chợ và nhiều hàng quán khác.





Một góc thị trấn Khánh Vĩnh. Ảnh: VĨNH THÀNH
Một góc thị trấn Khánh Vĩnh. Ảnh: VĨNH THÀNH

Nhưng kỷ niệm đầu tiên của tôi với Khánh Vĩnh phải là dốc Ama Meo. Khi chiếc xe U-oát của UBND huyện dừng trên đỉnh dốc cho chúng tôi đứng ngắm trời mây, nhìn xuống dưới thung lũng thấy bạt ngàn “bông lau” tím trắng ngả nghiêng trong gió, tôi hỏi anh cán bộ huyện “bông lau dưới kia tiếng Raglai gọi là bông gì?”. Anh cán bộ ngơ ngác. Bông nào đâu? À, không phải lau, mía đó chị, mía trồng không bán được bà con bỏ cho trổ cờ luôn đấy! Lời đáp như đám mây buồn phủ lên khung cảnh lãng mạn của núi rừng. Tôi vẫn nhớ cảm giác buồn hụt hẫng lúc đó.

Dốc Ama Meo nay đã mở rộng thành con đường đèo rải nhựa láng o và hình như đã được bạt núi cho bớt dốc hơn, nhìn xuống thung lũng không còn thấy thăm thẳm như ngày ấy. Trên đỉnh dốc ung dung một quán cà phê võng. Sang chân dốc bên kia đã có một quán nước sát bên đường. Cái tên Ama Meo có nghĩa cha Meo, người cha có đứa con tên Meo, nhưng người chủ quán có lẽ không hiểu nghĩa của tên dốc nên tấm bảng hiệu treo trên thân cây trước cửa quán ghi thành “A Meo dốc quán”. Dù dốc (có vẻ) không còn cao như ngày xưa nhưng ngồi nghỉ chân trong A Meo dốc quán, nhìn những xe tải chở đầy gỗ keo đã lột vỏ trắng phau ì ạch bò lên vẫn thấy đúng là… dốc. 

Đến xã Cầu Bà hỏi thăm già làng năm xưa, già làng mất đã lâu. Những gò đồi mấp mô đã được san bằng phẳng. Một con đường trục chạy xuyên giữa làng và nhà dân san sát hai bên, một mô hình quen thuộc như đã được sắp xếp quy hoạch lại cho quy củ. Vẫn những căn nhà dựng trên nền đất nhưng sân nhà và những con đường đất nhỏ ngang dọc trong làng đều rất mịn màng sạch sẽ. Một nét văn minh riêng của Cầu Bà. Duy có con đường trục giữa làng có lẽ từng được rải nhựa nhưng đã hư hỏng nặng. Tất nhiên không còn thấy những con heo đen dẫn bầy heo con lốc xốc chạy trên đường như ngày nào nữa.

Đến xã Sơn Thái tìm cây cầu treo bắc qua sông Trang nối 2 làng Bố Lang và Giang Biên, mới biết cây cầu treo bằng song mây bước đi nhùng nhằng nhũng nhẵng năm nào nay đã được thay bằng cây cầu bê tông, không lớn lắm nhưng dư sức cho những chiếc xe máy thỉnh thoảng lại phóng qua. Người làng Bố Lang hình như đã dời vào phía trong sâu hơn, cách xa mặt đường. Nói hình như vì cảnh vật đã khác nhiều, tôi không dám chắc. Chỗ làng cũ nay là quán Đá Cuội và những hàng quán khác, cách đó không xa là khu nhà hàng Suối Đá Hòn Giao mà khách lên xuống Đà Lạt theo đường đèo Khánh Lê vẫn dừng chân. Ngày trước, tất cả những căn nhà ở Bố Lang đều ở sát 2 bên đường, đều làm bằng lồ ô dựng trên nền đất. Nay phần nhiều đã có nhà xây hoặc vách gỗ, chỉ còn vài ba căn nhà lồ ô như hiện thân còn lại của quá khứ.





Cầu treo Thác Ngựa bằng sắt.
Cầu treo Thác Ngựa bằng sắt.

Đầu làng Giang Biên (hay Yang Biên?) đã lừng lững một quán bún bò, cháo lòng có “vifi” (wifi – chủ quán viết nhầm). Bún và cháo đều không được ngon nhưng nhiều, lại có cô bé phục vụ xinh xắn. Tuy phát âm tiếng Việt còn ngọng nghịu khó khăn nhưng khi tôi thanh toán xong, chào để đi tiếp cô vẫn biết chúc khách “Đi chơi vui vẻ!” kèm nụ cười thật dễ thương. Còn thương hơn khi có một thanh niên trong làng đi rừng về vào quán mua đá lạnh, cô bé trở nên linh hoạt tự nhiên hẳn. Cả hai ríu ran nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc mình thật thoải mái. Sự kỳ diệu của tiếng mẹ đẻ, bỗng dưng tôi nhận ra và mừng. Muốn hỏi tên cô, sực nhớ người T’rin không có họ. Chỉ có chữ “Cà” trước tên để chỉ giới tính người nữ và chữ “Hà” để chỉ người nam. Với tất cả những đổi thay đó, Sơn Thái vẫn cho cảm giác một xã vùng sâu, vùng xa điểm tận cùng của huyện, điển hình là các con đường trong làng trật trẹo đất đá. 

Ngoài thác Yang Bay, Khánh Vĩnh còn có “Ngựa Lồng, Trâu Đụng, Yàng Say/Qua ba thác ấy khoanh tay mà ngồi” (ca dao kháng chiến). Thác Ngựa Lồng nay có lẽ là cầu Thác Ngựa. Thác Trâu Đụng nghe nói cũng đã có cầu Thác Trâu. Bây giờ đang mùa khô, nước sông gần cạn đáy. Phải mùa mưa lũ mới thấy thác dữ thế nào. Bên cạnh đường tràn mới vẫn còn vết tích những tảng bê tông và rọ sắt đựng đá hộc của đường cũ bị lũ cuốn chưa trôi xa. Còn trên cao kia là cây cầu treo bằng sắt.

Dọc đường nhìn các địa danh thôn Suối Sâu, cầu Cà Hon… nghe thương làm sao, thương như núi rừng.

Đang ở Khánh Vĩnh mà nhớ Khánh Vĩnh. Nhớ thôi, không hẳn tiếc.

VÂN HẠ





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/nhung-vung-ky-uc/202411/tro-lai-khanh-vinh-c3f3cb9/

Cùng chủ đề

Cỏ cây bất chợt

Bạn tôi, một nhà doanh nghiệp thành đạt, bỗng dưng điện thoại bảo: “Gửi mình một ít tâm linh”. “Tâm linh gì?”, tôi hỏi lại. “Mấy cái hình quê mình, chuối, dừa, bò, ngõ… Thiếu quá, thèm thắt ruột!...”, bạn nói. Tôi cười, thì ra là vậy! Sau một năm lao tâm, qua những ngày đông ủ dột mưa dầm, xuân về, hè đến, tôi hay nghĩ về cỏ cây hoa lá, bởi đây là mùa của đâm chồi nảy...

Higashino Keigo – Hấp dẫn với dòng trinh thám phi truyền thống

Higashino Keigo (sinh năm 1958 tại thành phố Osaka) là một nhà văn trinh thám hàng đầu của Nhật hiện nay. Tác phẩm của ông được chọn dịch khá nhiều ở Việt Nam. Với giọng văn tỉnh táo đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật đầy sáng tạo, Higashino Keigo đem đến cho độc giả hơn cả một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Mô tả tội ác, sắp xếp các tình tiết rời rạc theo một logic với...

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

Ngày 1-11, Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 21 năm xây dựng và phát triển và Hội nghị sơ kết sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2024. Theo báo cáo của công ty, trong 9 tháng vừa qua, dù tình hình kinh tế trong nước có nhiều khởi sắc, song vẫn còn phải đối mặt với các đợt thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tình trạng...

Ngày làm việc đầu tiên tại các xã, phường mới sáp nhập: Hoạt động nghiêm túc, ổn định

Theo Nghị quyết số 1196, ngày 28-9-2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023 - 2025, từ ngày 1-11-2024, các xã, phường mới thành lập chính thức hoạt động. Ghi nhận tại các đơn vị mới thành lập, trong ngày làm việc đầu tiên, mọi hoạt động được duy trì nghiêm túc, ổn định, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao dịch của người...

Phát triển du lịch nông nghiệp tại Cam Lâm

Nhằm mở rộng không gian phát triển du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa đang hướng đến phát triển du lịch nông nghiệp ở Cam Lâm, trong đó có việc đẩy mạnh các tour du lịch khám phá vườn xoài… Xây dựng các tour khám phá xứ xoài  Nhắc đến du lịch Cam Lâm, nhiều người nghĩ ngay đến những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp ở Bãi Dài. Thế nhưng, Cam Lâm còn có một...

Cùng tác giả

Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư công

Khánh Hòa thông qua 10 nghị quyết về lĩnh vực đất đai và đầu tư côngHĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua các nghị quyết quan trọng như chuyển mục đích sử dụng đất lúa quy mô dưới 500 ha để thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Diên Thọ (huyện Diên Khánh); Đề án thành lập quỹ phát triển đất tỉnh Khánh Hòa… HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua nghị quyết về Đề án thành lập quỹ phát triển...

Cỏ cây bất chợt

Bạn tôi, một nhà doanh nghiệp thành đạt, bỗng dưng điện thoại bảo: “Gửi mình một ít tâm linh”. “Tâm linh gì?”, tôi hỏi lại. “Mấy cái hình quê mình, chuối, dừa, bò, ngõ… Thiếu quá, thèm thắt ruột!...”, bạn nói. Tôi cười, thì ra là vậy! Sau một năm lao tâm, qua những ngày đông ủ dột mưa dầm, xuân về, hè đến, tôi hay nghĩ về cỏ cây hoa lá, bởi đây là mùa của đâm chồi nảy...

Higashino Keigo – Hấp dẫn với dòng trinh thám phi truyền thống

Higashino Keigo (sinh năm 1958 tại thành phố Osaka) là một nhà văn trinh thám hàng đầu của Nhật hiện nay. Tác phẩm của ông được chọn dịch khá nhiều ở Việt Nam. Với giọng văn tỉnh táo đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật đầy sáng tạo, Higashino Keigo đem đến cho độc giả hơn cả một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Mô tả tội ác, sắp xếp các tình tiết rời rạc theo một logic với...

Show diễn của Công Phượng?

Được trở về sân nhà để thi đấu dưới sự cổ vũ của cổ động viên CLB Bình Phước có thể mang lại may mắn cho Công Phượng. Ở vòng loại Cúp quốc gia 2024 – 2025, tiền đạo quê Nghệ An “nổ súng” chỉ sau 5 phút có mặt trên sân, khiến sân Bình Phước được dịp mở hội. Đó là lý do Công Phượng tiếp tục được kỳ vọng tỏa sáng trước CLB Khánh Hòa. Tuy nhiên, để...

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

Ngày 1-11, Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 21 năm xây dựng và phát triển và Hội nghị sơ kết sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2024. Theo báo cáo của công ty, trong 9 tháng vừa qua, dù tình hình kinh tế trong nước có nhiều khởi sắc, song vẫn còn phải đối mặt với các đợt thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tình trạng...

Cùng chuyên mục

Cỏ cây bất chợt

Bạn tôi, một nhà doanh nghiệp thành đạt, bỗng dưng điện thoại bảo: “Gửi mình một ít tâm linh”. “Tâm linh gì?”, tôi hỏi lại. “Mấy cái hình quê mình, chuối, dừa, bò, ngõ… Thiếu quá, thèm thắt ruột!...”, bạn nói. Tôi cười, thì ra là vậy! Sau một năm lao tâm, qua những ngày đông ủ dột mưa dầm, xuân về, hè đến, tôi hay nghĩ về cỏ cây hoa lá, bởi đây là mùa của đâm chồi nảy...

Higashino Keigo – Hấp dẫn với dòng trinh thám phi truyền thống

Higashino Keigo (sinh năm 1958 tại thành phố Osaka) là một nhà văn trinh thám hàng đầu của Nhật hiện nay. Tác phẩm của ông được chọn dịch khá nhiều ở Việt Nam. Với giọng văn tỉnh táo đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật đầy sáng tạo, Higashino Keigo đem đến cho độc giả hơn cả một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Mô tả tội ác, sắp xếp các tình tiết rời rạc theo một logic với...

Nét đẹp trong nghệ thuật biểu diễn hò bá trạo

Hò bá trạo là một trò diễn dân gian của người dân ở các làng biển khu vực Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Trò diễn này là một phần không thể thiếu trong lễ hội Cầu ngư nên có giá trị nghệ thuật với những nét đặc trưng và sức hấp dẫn riêng. Lễ hội Cầu ngư là một sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của ngư dân Khánh Hòa, được bắt nguồn...

KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ BÁO, NHÀ NGOẠI GIAO LÝ VĂN SÁU (5-11-1924 – 5-11-2024): Mãi nhớ về nhà báo Lý Văn...

Báo Thắng - Báo Khánh Hòa đã đi qua chặng đường hơn 77 năm hình thành, xây dựng và phát triển. Trong suốt hành trình đó, tình cảm, lòng tri ân của các thế hệ những người làm Báo Khánh Hòa đối với các bậc tiền bối đã có công đặt nền móng xây dựng tờ báo vẫn trước sau như một. Cùng với các ông Nguyễn Minh Vỹ (tên thật Tôn Thất Vỹ), Võ Văn Sung, Nguyễn Sung...

Ra mắt bộ tiểu thuyết kỳ ảo “Lục địa rồng” của tiểu thuyết gia trẻ nhất Việt Nam

“Lục địa rồng” là bộ tiểu thuyết kỳ ảo dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh – tiểu thuyết gia trẻ tuổi nhất Việt Nam, hiện đang học lớp 11 tại thành phố Hồ Chí Minh. Bộ tiểu thuyết “Lục địa rồng” được tác giả Cao Việt Quỳnh hoàn thiện vào năm 2023, do Nhà Xuất bản Kim Đồng ấn hành. Đây là bộ tiểu thuyết thứ hai của tác giả này sau tác phẩm “Người sao chổi”...

Bình yên với phố…

Nha Trang hiện diện trong tôi bắt đầu vào một ngày nghỉ của những năm đầu thập niên 90, khi tôi cùng nhóm bạn rủ nhau xuống bến xe lam ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh lên xe vào Nha Trang chơi. Đó là lần đầu tôi đi xa đến thế mà không có người thân đi cùng. Điểm đến của đám học trò thị tứ lần đầu ra phố khi đó là chợ Đầm. Tôi thích mê...

Thêm một công trình đặc sắc về văn hóa dân gian

“Văn hóa phục sức và trang sức của người Khánh Hòa ngày xưa” là công trình nghiên cứu khá đặc sắc của nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Võ Triều Dương vừa ra mắt bạn đọc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2024). Không chỉ dày đến hơn 400 trang, nội dung được chuyển tải trong tác phẩm cũng khá rộng, khá phong phú, đề cập tới nhiều nét độc đáo về phục sức, trang sức và...

Nhạc sĩ Hình Phước Liên: Dấu ấn những ca khúc về đề tài Thiên Y Thánh Mẫu 

Cuối tháng 9, nhạc sĩ Hình Phước Liên vinh dự được nhận giải thưởng Đào Tấn cho chùm ca khúc “Bà về ngự chốn non tiên” và “Chiều nghiêng tháp cổ” ở hạng mục tác phẩm xuất sắc. Đây là 2 trong số nhiều tác phẩm của nhạc sĩ Hình Phước Liên sáng tác về đề tài Thiên Y Thánh Mẫu - hình tượng tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Khánh Hòa và các tỉnh, thành phố khác trong khu...

Ý nghĩa cao cả từ đêm nhạc Trái tim nhân ái

Tối 29-10, Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Bệnh nhân nghèo và Quyền trẻ em tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Khánh Hòa; ca sĩ Phương Đài và các nghệ sĩ ở TP. Nha Trang tổ chức đêm nhạc với chủ đề: Trái tim nhân ái - Đài show chương 2543. Đến dự, có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; lãnh đạo một số cơ quan, đơn...

Nha Trang dịu êm giữa khúc giao mùa

Đông qua, xuân tới, hè sang, thu lại về - đó là quy luật của tự nhiên, đất trời. Nhưng thời tiết TP. Nha Trang không theo quy luật ấy mà chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch. Dù vậy, ai từng sống nhiều năm nơi thành phố biển này không khó để cảm nhận được rằng, từ cuối tháng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất