Powered by Techcity

Những mùa gặt đi qua…


Tháng Chín đến, ấy cũng là khi mùa gặt vụ lúa hè thu ở quê tôi bắt đầu. Dưới bầu trời cao xanh vời vợi với những đụn mây tựa như những đám bông trắng khổng lồ nhởn nhơ trôi, cả cánh đồng rộng qua thời kỳ làm đòng, căng sữa, giờ đã phủ kín màu một vàng bởi bao bông lúa chín, uốn cong, trĩu hạt. Lúa nối nhau thành biển, lao xao từng đợt trong gió, mới nghe tưởng chừng như tiếng sóng. Vào những ngày này, khắp các xóm, nhà nào cũng rộn ràng lo chuyện gặt hái, vì thời tiết sắp vào mùa mưa lụt, không thu hoạch kịp nước sẽ ngập. Nước ngập, có nghĩa là lúa sẽ bị thối, lên mộng, coi như cái đói cận kề. “Một hạt trong nhà bằng ba hạt ngoài đồng”, chính vì thế, ở một số thửa ruộng, có đôi gié lúa chưa đến độ chín người ta cũng thu hoạch. Đâu chỉ có vụ hè thu, cả vụ đông xuân cũng vậy. Khi lúa đến độ chín, tất cả phải tập trung cho việc gặt hái, vì tuy không bị lụt, nhưng dưới nắng, lúa bị dễ rụng.





Ảnh: Công Định

Thời xưa, chưa có máy gặt đập liên hợp như bây giờ, vì vậy, vào ngày mùa, ở quê tôi nhà nhà đều dựa vào sức người. Ngoài liềm, người ta còn mang theo lỉnh kỉnh đủ thứ như: Quang gánh, đòn xóc, dây lạt, dây thừng để buộc… Đối với người nông dân, cuộc sống dựa vào mảnh vườn, thửa ruộng nên không có gì vui sướng hơn khi lúa được mùa. Ở khắp cánh đồng, tuy phải làm việc vất vả nhưng nơi nào cũng râm ran tiếng cười, nói. Chỗ này người ta khen giống lúa được hạt, chỗ kia bàn chọn giống cho mùa sau. Trên những con đường nhỏ dẫn về làng, nhiều đoạn gập ghềnh, lồi lõm vết chân trâu, người gánh lúa phải lần dò bước thấp, bước cao trong khi đôi vai hằn đau bởi các vết chai sần, nhưng ai nấy cũng hớn hở, gặp nhau đều đon đả, cười vui.

Không chỉ bận rộn ngoài đồng mà còn bận cả ở nhà. Nhiều gia đình, lúa cắt về, có nơi dựng bồ để đập, có nơi chất thành đống rồi cho trâu đạp lên. Chưa kể còn những công đoạn cần làm tiếp theo như: Giê lúa, phơi lúa, phơi rơm, phơi rạ.





 

Với bọn nhỏ chúng tôi, đến vụ mùa, nhiều đứa phải giúp cha mẹ cắt lúa hoặc làm những việc nhẹ như trải rơm rạ ra phơi, đảo lúa cho khô…, nhưng đa phần còn lại có thể gọi là mùa vui. Ở những đám ruộng vừa gặt xong, trong khi thả trâu ăn, chúng tôi nhặt rơm, xếp lại trên những cành cây khô để làm nhà, hay chơi trò đuổi nhau, đánh trận; chơi chán, có khi dùng rơm quấn lại thành những con cúi, đốt lên, tạo khói, un vào mấy hang ếch cho chúng nhảy ra để bắt lấy mang về nhà làm thịt nấu cháo. Còn trên những mảnh ruộng gặt chưa  hết, châu chấu thường tụ lại rất đông, con nào cũng mập tròn, chúng tôi tha hồ vây bắt rồi đốt rơm lên nướng. Đây là món ăn rất ngon, vì những chú châu chấu mập bóng cả thân, khi nướng lên không chỉ chảy mỡ béo ngậy mà còn tỏa ra mùi thơm thơm rất thích, nhất là khi mùi thơm ấy hòa lẫn với mùi ngai ngái của rơm cháy lan ra trong gió. Chưa hết, đôi khi trên những đám ruộng mới cắt lúa, bắt gặp mấy chú chim cuốc nhỏ lạc mẹ đi lang thang, chúng tôi thường mang về nhà, nuôi cho chim lớn hơn rồi thả chúng vào những bờ tre…

Có hình ảnh khó quên trong mùa gặt đó là rơm rạ. Rơm rơi vãi trên bờ ruộng, trên những lối đi. Rơm trải đầy trên những mảnh đất trống trong vườn. Cũng như nhiều nhà khác, sau mùa gặt, nếu vào vụ hè thu, cha tôi thường chọn một số rơm rạ tốt phơi riêng, để dành đánh tranh lợp chuồng heo, chuồng trâu. Số còn lại cũng phơi thật khô, chất thành ụ cao, nện cho chặt lại, giống như một cái nấm khổng lồ, để dành, rút dần cho trâu, bò ăn trong những ngày mùa đông mưa bão.





 

Mùa gặt là mùa vất vả, dù là đông xuân hay hè thu, song với người dân quê đó là mùa hạnh phúc. Không có gì vui bằng được tận hưởng thành quả của mình sau những tháng ngày dày công chăm sóc, nhất là khi lúa đã phơi khô xong xuôi, cất vào nhà. Trong làng, gia đình nào đó dù nghèo đến mấy, bình thường nhiều bữa phải độn thêm khoai, thêm sắn, giờ đây ít ra cũng được ăn vài ngày cơm trắng. Những nồi cơm lúa mới bao giờ cũng dẻo thơm, ăn với thứ gì cũng thấy ngon miệng. Chưa kể, có gạo mới, ai cũng muốn thưởng cho mình, nhà này xay bột đổ bánh xèo, bánh bèo, nhà kia làm bánh đúc. Đến cả đám gia súc như con gà, con vịt, con ngỗng… vào những ngày mùa trông cũng mập mạp hơn, đi lại trong sân ngó bộ thư thái, ung dung hơn những ngày trước đó…

Ở quê tôi có tục cúng cơm mới. Thường thì khi lúa ngoài đồng đã thu hoạch xong, mang về nhà phơi khô đâu vào đó, người ta liền sửa soạn một mâm cơm để cúng ông bà. Cúng xong, nhà này mời nhà kia. Tuy không lớn như ngày giỗ hay ngày Tết, chỉ một bữa cơm, có khi dung dị, đơn sơ, nhưng lễ cúng cơm mới luôn trang nghiêm, được tổ chức thành tâm, thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, đồng thời qua đó người dân quê muốn tạo thành sợi dây nối chặt thêm nghĩa xóm, tình làng.

Nhiều người Việt lớn lên, mang trong mình hình ảnh một cánh đồng quê với bao sắc màu của những mùa gặt đi qua. Hình ảnh ấy cũng đã trở thành những vùng ký ức lung linh trong nhiều tác phẩm thi ca. Nhà thơ quân đội Nguyễn Hữu Quý từng có một bài thơ rất hay mang tựa đề “Về hoàng hôn mùa gặt”, trong đó có đoạn nói lên tâm trạng sâu lắng của mình: “Bỏ lại sau lưng những đèn xanh đỏ/những nhà sáng loáng kiêu sa/những bụi bặm ồn ào phố xá/những chen chúc cuồn cuộn dòng đời/Ta trở về hoàng hôn mùa gặt/nơi chân rạ thơm mùi ký ức/mặt trời quê lặn vào hạt thóc/chín giấc mơ trên ngực cánh đồng/Cuối ngày, tắm gió mênh mông/sương bùn thấm lòng chân rười rượi/lặng im nghe mùa gọi/lặng im nghe chiều đi…”. Còn đây là một đoạn trong bài thơ “Mùa gặt” của nhà thơ Hồ Bắc: “Lúa phơi vàng hạt đồng trên/Vàng qua đồng dưới, lại lên giữa làng/Thôn nghèo vui cảnh mùa sang/Trong ngoài tiếng gọi, rộn ràng nhịp chân/Mùi hương dạ mới thơm ngần/Thơm từ khói bếp, thơm vần ngõ xa”…

HOÀNG NHẬT TUYÊN





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/nhung-vung-ky-uc/202409/nhung-mua-gat-di-qua-0217703/

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là ‘đột phá của đột phá’

Cần đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển bởi trong kỷ nguyên mới, pháp luật phải thật sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển; “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể”. Đây là nội dung bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp...

Phục vụ sách lưu động tại Làng trẻ em SOS Nha Trang

Sáng 9-11, Thư viện tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Làng trẻ em SOS Nha Trang tổ chức buổi phục vụ lưu động với chủ đề “Trang sách yêu thương”. Hơn 100 em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại làng đã cùng tham gia vào hoạt động ý nghĩa này. Lãnh đạo Thư viện tỉnh Khánh Hòa trao tặng sách cho Làng trẻ em SOS Nha Trang. Lãnh đạo Thư viện tỉnh Khánh Hòa trao tặng sách cho Làng trẻ em...

Thiên nhiên

Chị là một cô giáo mầm non, luôn dịu dàng, tận tâm với học trò của mình. Ở trường, các em nhỏ rất yêu quý chị; còn khi về nhà, chị lại dành tình yêu của mình cho những chậu cây, hoa và cả khu vườn nhỏ xinh xắn. Chị thích trồng hoa hồng, sen đá, cà và đặc biệt là giàn dưa leo xanh mát. Với chị, chăm sóc cây cối là một niềm vui, một cách thư giãn sau...

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời” và những trang viết giả tưởng độc đáo 

Ngày 27-2-2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng thường niên năm 2023 và các giải thưởng văn học khác. Trong số các tác phẩm được trao giải có tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, 2023) của Đức Anh - một tác giả trẻ sinh năm 1993 hiện đang làm việc tại Hà Nội.   “Dự đám tang chính mình” - đó là tiêu đề chương...

Trong sương mù chợt hiện ra…

Trong sương mù, chợt hiện ra bóng một ai đó ven đường như đang chờ đợi trước những ngôi nhà còn đóng kín cửa, một chiếc xe máy trần trụi thồ hàng chậm chạp nhô lên từ cuối con dốc, một người phụ nữ lầm lũi với chiếc gùi nặng trĩu sau lưng, rừng thông in bóng núi mờ ảo xa xa, một nhánh hoa rưng rưng ngậm nước sà xuống… tất cả đều chìm trong sương mù thoắt ẩn thoắt hiện....

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là ‘đột phá của đột phá’

Cần đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển bởi trong kỷ nguyên mới, pháp luật phải thật sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển; “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể”. Đây là nội dung bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp...

Phục vụ sách lưu động tại Làng trẻ em SOS Nha Trang

Sáng 9-11, Thư viện tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Làng trẻ em SOS Nha Trang tổ chức buổi phục vụ lưu động với chủ đề “Trang sách yêu thương”. Hơn 100 em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại làng đã cùng tham gia vào hoạt động ý nghĩa này. Lãnh đạo Thư viện tỉnh Khánh Hòa trao tặng sách cho Làng trẻ em SOS Nha Trang. Lãnh đạo Thư viện tỉnh Khánh Hòa trao tặng sách cho Làng trẻ em...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một buổi họp Quốc hội Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án Theo chương trình kỳ họp, sáng nay (9-11), Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Sau đó, chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội sẽ trình bày báo...

Thiên nhiên

Chị là một cô giáo mầm non, luôn dịu dàng, tận tâm với học trò của mình. Ở trường, các em nhỏ rất yêu quý chị; còn khi về nhà, chị lại dành tình yêu của mình cho những chậu cây, hoa và cả khu vườn nhỏ xinh xắn. Chị thích trồng hoa hồng, sen đá, cà và đặc biệt là giàn dưa leo xanh mát. Với chị, chăm sóc cây cối là một niềm vui, một cách thư giãn sau...

Cùng chuyên mục

Phục vụ sách lưu động tại Làng trẻ em SOS Nha Trang

Sáng 9-11, Thư viện tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Làng trẻ em SOS Nha Trang tổ chức buổi phục vụ lưu động với chủ đề “Trang sách yêu thương”. Hơn 100 em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại làng đã cùng tham gia vào hoạt động ý nghĩa này. Lãnh đạo Thư viện tỉnh Khánh Hòa trao tặng sách cho Làng trẻ em SOS Nha Trang. Lãnh đạo Thư viện tỉnh Khánh Hòa trao tặng sách cho Làng trẻ em...

Thiên nhiên

Chị là một cô giáo mầm non, luôn dịu dàng, tận tâm với học trò của mình. Ở trường, các em nhỏ rất yêu quý chị; còn khi về nhà, chị lại dành tình yêu của mình cho những chậu cây, hoa và cả khu vườn nhỏ xinh xắn. Chị thích trồng hoa hồng, sen đá, cà và đặc biệt là giàn dưa leo xanh mát. Với chị, chăm sóc cây cối là một niềm vui, một cách thư giãn sau...

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời” và những trang viết giả tưởng độc đáo 

Ngày 27-2-2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng thường niên năm 2023 và các giải thưởng văn học khác. Trong số các tác phẩm được trao giải có tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, 2023) của Đức Anh - một tác giả trẻ sinh năm 1993 hiện đang làm việc tại Hà Nội.   “Dự đám tang chính mình” - đó là tiêu đề chương...

Trong sương mù chợt hiện ra…

Trong sương mù, chợt hiện ra bóng một ai đó ven đường như đang chờ đợi trước những ngôi nhà còn đóng kín cửa, một chiếc xe máy trần trụi thồ hàng chậm chạp nhô lên từ cuối con dốc, một người phụ nữ lầm lũi với chiếc gùi nặng trĩu sau lưng, rừng thông in bóng núi mờ ảo xa xa, một nhánh hoa rưng rưng ngậm nước sà xuống… tất cả đều chìm trong sương mù thoắt ẩn thoắt hiện....

Rối với sản phẩm bảo vệ sức khỏe

- Sao trưa rồi không nghỉ ngơi mà còn loay hoay gì ở đó Tư ơi? - Năm hả, có việc gì không? Tôi đang kiểm tra món hàng đặt mua trên mạng, shipper mới mang tới. - Tư mua món gì mà thấy quan trọng vậy, đừng có nói là thuốc ông uống bà khen đó nhen? - Không, Năm nhìn tôi như thế này mà, còn khỏe chán. Hôm trước, tôi vào mạng, thấy người ta giới thiệu thực phẩm chức...

Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm

Cùng với dân tộc Kinh, vùng đất Khánh Hòa còn là nơi sinh sống của 35 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc mang những sắc màu văn hóa riêng, nhưng đồng thời cũng có sự tiếp biến văn hóa của dân tộc khác để cùng tạo nên nét đặc trưng trong những sinh hoạt, phong tục, lễ nghi. Trình diễn lân sư rồng trong lễ hội Cầu ngư. Khánh Hòa là vùng đất sinh sống lâu đời của các dân tộc...

Series phim hành động Con mắt số 5 được mời tham gia Liên hoan phim quốc tế

Theo thông tin từ nhà sản xuất, phần phim khởi động của series phim “Con mắt số 5” mang tựa đề "Chạm vào ong vò vẽ" vừa ra mắt đã được mời chiếu trong Liên hoan phim Kimolos Hy Lạp diễn ra đầu năm 2025 và sẽ gửi tham dự Liên hoan phim quốc tế Pune Ấn Độ. Tạo hình các nhân vật trong phim. (Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp) Series phim hành động Con mắt số 5 phần phim...

Khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024

Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Tham dự buổi lễ có các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Huỳnh Thế Mạnh-Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thái Thanh Bình-Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trịnh Duy Thuân-Bí thư Thành ủy Pleiku, Phạm Thị Tố Hải-Trưởng ban Dân...

Ngày 20-1-2025: Sẽ khai mạc Hội Báo xuân Ất Tỵ

Ngày 7-11, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa ban hành kế hoạch tổ chức Hội Báo xuân Ất Tỵ năm 2025. Theo đó, Hội Báo xuân lần này sẽ khai mạc vào ngày 20-1-2025 (ngày 20 tháng Chạp năm Giáp Thìn) và bế mạc vào ngày 6-2-2025 (ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Thư viện tỉnh.   Các em thiếu nhi xem ấn phẩm báo chí được giới thiệu tại một hội báo xuân. Ảnh minh họa. Hội Báo xuân...

Mời góp ý bình chọn mẫu biểu trưng Cuộc thi Sáng tác biểu trưng TP. Nha Trang

UBND TP. Nha Trang vừa có Thông báo mời góp ý bình chọn đối với mẫu biểu trưng (logo) vào chung khảo Cuộc thi Sáng tác biểu trưng thành phố Nha Trang (lần 2). Cuộc thi được tổ chức từ đầu tháng 2-2024 đến 31-7-2024. Sau gần 6 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 238 mẫu biểu trưng của 107 tác giả trong cả nước. Sau khi chấm sơ khảo, Ban tổ chức đã chọn được 5...

Tin nổi bật

Tin mới nhất