Powered by Techcity

Lịch sử hình thành Khánh Hòa

Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh. Những di tích văn hóa – lịch sử, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng… góp phần vẽ nên bức tranh văn hóa vật thể hoành tráng trên vùng đất Khánh Hòa xinh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng và giàu tiềm năng này.

1. Thời tiền sử và Vương quốc Chăm Pa

Các tư liệu khảo cổ học khẳng định rằng ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở Khánh Hòa. Ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 tại huyện Khánh Sơn, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1 trước công nguyên.

Các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn, Bình Tân, Hòn Tre, Ninh Thân.

Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau (Kranukavamsa) – một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ – đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panrăn (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ 8, Nam Chăm chiếm ưu thế dẫn đến sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara từ đó phát triển đến mức cực thịnh với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền Po Nagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar. Đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều bia ký ghi bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ rải rác trên khắp Khánh Hòa.

2. Sự hình thành vùng đất Khánh Hòa từ năm 1653 đến tháng 8 năm 1945

Theo các nguồn tài liệu trong các bộ sử nước ta, vào mùa xuân năm Quý Tỵ 1653, trong tiến trình mở rộng cương giới tổ quốc Đại Việt (nay là Việt Nam), theo lệnh Chúa Nguyễn Phúc Tần,  quan cai cơ Hùng Lộc đã lấy vùng đất từ bờ bắc sông Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận ngày nay) ra đến núi Đá Bia – Đèo Cả (ranh giới giữ hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay).

Chúa Nguyễn Phúc Tần đã đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía Bắc (thị xã Ninh Hòa và Vạn Ninh ngày nay) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía Nam (các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thành phố Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận ngày nay), giao cho Hùng Lộc làm thái thú.

Như vậy, với việc đặt dinh Thái Khang và phân chia các đơn vị hành chính, chúa Nguyễn đã đưa vùng đất Khánh Hòa ngày nay hội nhập vào lãnh thổ Ðại Việt. Sự kiện lịch sử này được coi là mốc thời gian mở đầu cho sự hình thành địa phận hành chính tỉnh Khánh Hòa ngày nay.

Từ đó, công cuộc khai khẩn lập làng của người Việt ngày càng được đẩy mạnh. Dân cư sống tập trung tại các hạ lưu sông Dinh và sông Cái.

Đến năm Canh Ngọ 1690, thuộc đời chúa Nguyễn Phúc Trăn, phủ Thái Khang được đổi tên thành phủ Bình Khang và lấy luốn tên gọi dinh Bình Khang.

Năm Nhâm Tuất 1742, thuộc đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.

Năm Giáp Tý 1744,  nền tổ chức hành chính nhà Nguyễn ở đàng Trong được sắp xếp lại, đúc ấn quốc vương, phủ chúa gọi là điện, truy tôn vương hiệu các đời chúa, đổi các cơ quan trực thuộc phủ chúa làm lục bộ, chia lãnh thổ đàng Trong (Từ sông Gianh ở Quảng Bình đến Cà Mau) làm 12 dinh, trong đó có dinh Bình Khang bao gồm hai phủ Bình Khang và Diên Khánh trông coi 5 huyện Quảng Phước, Tân Định, Phước Điền, Vĩnh Xương, Hoa Châu.

Vào năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn dấy binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận. Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh lấy lại được hai vùng trên.

Tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Nguyễn Ánh sai người xây thành Diên Khánh, lập xưởng đóng thuyền. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu còn hai lần đem quân vào đánh nữa vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành.

Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lỵ đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh (Thành Diên Khánh ngày nay).

Năm Gia Long thứ 7 (1808), triều Nguyễn tiến hành một cuộc cải cách hành chính lần đầu trên quy mô toàn quốc. Các dinh được đổi thành trấn. Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa. Vào thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Ðiền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Ðịnh, tỉnh lỵ là Phủ Diên Khánh.

Trong các đời vua Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848 – 1883) nền tổ chức hành chính Khánh Hòa không có gì thay đổi lớn.

3. Khánh Hòa từ năm 1885 đến tháng 8 năm 1945

Mùa thu Ất Dậu 1885, thực dân Pháp đánh chiếm Khánh Hòa. Từ đây cho đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới chính quyền thực dân và phong kiến, địa giới và tổ chức hành chính có những thay đổi.

Năm Mậu Tý 1888, vua Đồng Khánh nhập vùng đất huyện An Phước, phủ Ninh Thuận của tỉnh Bình Thuận và 7 xã của huyện Tuy Phong, 2 tổng của huyện Hòa Đa sáp nhập vào huyện Vĩnh Xương. Địa giới tỉnh Khánh Hòa được mở rộng thêm.

Năm 1901, khi phủ Ninh Thuận được đặt thành đạo Ninh Thuận thì các phần đất cắt nói trên đây được trả về Ninh Thuận. Từ đây, tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ và 4 huyện. Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện Phước Điền quản lý 5 tổng với 38 xã, thôn; huyện Vĩnh Xương quản lý 4 tổng với 45 xã thôn. Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước quản lý 6 tổng với 83 xã thôn và huyện Tân Định quản lý 3 tổng với 73 xã thôn.

Dưới thời vua Duy Tân (1907 – 1916) cắt một phần đất huyện Vĩnh Xương thành lập huyện Cam Lâm và bỏ huyện Phước Điền giao cho phủ Diên Khánh quản lý, bỏ huyện Quảng Phước giao cho phủ Ninh Hòa quản lý. Như vậy, tỉnh Khánh Hòa còn 2 phủ, 3 huyện là Cam Lâm, Vĩnh Xương và Tân Định.

Ngày 19-01-1904, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định giải thể Trung tâm hành chính Củng Sơn của tỉnh Phú Yên được thành lập bởi nghị định ngày 15-2-1900. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số này cùng với vùng M’Deak (tỉnh Đắc Lắc) được nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Đến năm 1923, tỉnh Đắc Lắc được thành lập, phần đất vừa nói lại được tách ra khỏi tỉnh Khánh Hòa, giao cho tỉnh Đắc Lắc quản lý.

Năm 1924, nhận thấy vị trí Nha Trang ngày càng trở nên quan trọng, nhiều dân cư tập trung buôn bán. Trong tương lai có thể phát triển thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, vua Khải Định ban hành dụ ngày 11-6-1924 được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 30-6-1924, thiết lập thị trấn Nha Trang. Lúc mới hình thành thị trấn, Nha Trang có 4 làng: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài. Tại đây có đóng các cơ quan cai trị của thực dân Pháp như: tòa công sứ, tòa giám binh và một số cơ quan khác. Riêng cơ quan cai trị Nam triều như: tuần vũ, án sát, lãnh binh vẫn đóng tại Thành Diên Khánh.

Tháng 10 năm 1931, sau khi quốc lộ 21 (nay là quốc lộ 26) hoàn thành nối liền huyện Tân Định với Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), huyện Tân Định trở nên phồn thịnh, có vị trí quan trọng, chính quyền thực dân Pháp quyết định đổi tên huyện Tân Định thành phủ Ninh Hòa (tức thị xã Ninh Hòa ngày nay), phần đất còn lại đổi thành huyện Vạn Ninh. Tên địa danh Vạn Ninh có từ đây.

Ngày 8-6-1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập Địa lý hành chính Ba Ngòi.

Ngày 15-3-1944, vua Bảo Đại ban hành dụ số 9 được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bởi Nghị định ngày 22-6-1944 chuyển thị trấn Nha Trang lên thị xã. Thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân (phường đệ nhất), Phương Câu (phường đệ nhị), Vạn Thạnh (phường đệ tam), Phương Sài (phường đệ tứ), Phước Hải (phường đệ ngũ).

4. Khánh Hòa từ 1945 đến nay

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan Nam triều quản lý, cơ quan hành chính của tỉnh dời xuống Nha Trang. Từ đó, Nha Trang chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.

Mùa thu năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Khánh Hòa thuộc về chính quyền cách mạng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng chỉ hơn 2 tháng sau, hết thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ trở lại đánh chiếm Khánh Hòa. Nhân dân Khánh Hòa đứng lên chống Pháp, chống Mỹ ròng rã hơn 30 năm. Trong suốt chặng đường đó, địa lý hành chính tỉnh Khánh Hòa có những thay đổi để phù hợp với tình hình…

Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đắk Lắk được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương. Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long, tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập thị xã Cam Ranh trực thuộc Trung ương (khu đặc biệt Cam Ranh).

Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam lần lượt tiếp quản Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Việc chuyển giao chính quyền diễn ra trong hòa bình vì hầu hết quân đội Việt Nam Cộng hòa đã rút hết về phòng tuyến Phan Rang.

Sau đại thắng mùa xuân 1975, tháng 11-1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh nhập lại vào huyện Cam Lâm trở thành huyện Cam Ranh.

Ngày 28-12-1982, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sáp nhập huyện đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.  Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII (kỳ họp thứ năm) lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Ngày 22-4-1999, thành phố Nha Trang được công nhận là đô thị loại II thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 7-7-2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh.

Ngày 11-4-2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, thị xã, xã, phường thuộc tỉnh Khánh Hòa để thành lập huyện mới Cam Lâm và một số xã, thị trấn mới. Tại huyện Trường Sa, thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa Lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận; thành lập xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận; thành lập xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.

Ngày 22-4-2009, thành phố Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 26-10-2010, Chính phủ ra quyết định thành lập thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở toàn bộ 119.777 ha diện tích tự nhiên và 233.558 nhân khẩu của huyện Ninh Hòa cũ.

Ngày 23-12-2010, thị xã Cam Ranh được chính thức công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Về tổ chức hành chính hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có 2 thành phố là Nha Trang, Cam Ranh, 1 thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Vạn Ninh và huyện đảo Trường Sa.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Khối thi đua các viện, phân viện Trung ương: Tổng kết phong trào thi đua năm 2024

Chiều 2-1, Khối thi đua các viện, phân viện Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng năm 2024 của khối. Nghi thức bàn giao sổ truyền thống cho đơn vị trưởng khối năm 2025. Khối thi đua các viện, phân viện Trung ương được thành lập tháng 9-2024, gồm 9 đơn vị sự nghiệp công lập: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung (trưởng khối); Viện Pasteur...

Toàn tỉnh có 71 xã nông thôn mới

Chiều 2-1, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp về kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới (NTM) năm 2024 và kế hoạch thực hiện năm 2025. Ông Lê Hữu Hoàng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, toàn tỉnh có thêm 8 xã đạt chuẩn NTM, 14 xã...

Khánh Hòa tăng trưởng đứng thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa vừa có Báo cáo thống kê Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2025. Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) năm 2024 ước đạt hơn 64.875 tỷ đồng, tăng 10,16% so năm 2023. Với kết quả này, Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ tăng GRDP xếp vị thứ 7/63 tỉnh, thành của cả nước và đứng thứ 2 của vùng Bắc Trung...

Di sản văn khắc Chăm tại Quảng Nam

Phần lớn văn khắc Chăm còn lại đến ngày nay là trên các tấm bia đá hoặc trụ đá ở các đền tháp, một số ít ở các vách đá tự nhiên, hoặc trên các trang trí kiến trúc và vật dụng bằng kim loại. Văn khắc Chăm đã được tìm thấy nhiều nơi ở miền Trung Việt Nam, trong đó phần lớn nằm ở địa bàn Quảng Nam. Văn khắc Chăm được các học giả Pháp sưu tập, phiên...

Chủ động rà soát, xác báo thông tin các đoàn và đại biểu quốc tế

Sáng 2-1, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp về rà soát danh sách đại biểu quốc tế dự Festival Biển 2025. Cùng dự, có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Ngoại vụ; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Công an tỉnh. Ông Lê Hữu Hoàng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Theo trình bày của...

Cùng tác giả

Chế biến yến sào là di sản phi vật thể quốc gia

Tri thức khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia. Ngày 12/12, một lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa cho biết Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) vừa có quyết định đưa Tri thức khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc...

Ngắm ánh triêu dương tại Cực Đông – Mũi Đôi

Cương vực Việt Nam được đánh dấu bằng 4 điểm cực Đông - Tây - Nam - Bắc. Đó là những cột mốc địa lý đất liền xa nhất về 4 hướng. Danh thắng cực Đông - Mũi Đôi, Hòn Đầu. Ảnh: Hải An Cho dù vai trò của 4 điểm là tương đương nhau, tuy nhiên, vì một ngẫu nhiên nào đó, 4 cực chia thành 2 cặp Bắc - Nam và Đông - Tây lại có tính cách đối lập hoàn...

Phát động kích cầu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa đến để yêu

Tối 13.10, tỉnh Khánh Hòa công bố đạt 9 triệu lượt khách và phát động kích cầu du lịch với chủ đề “Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”. Các đại biểu cùng thực hiện nghi thức đón chào Du lịch Nha Trang - Khánh Hoà đạt cột mốc 9 triệu lượt khách du lịch 2024. Ảnh: Phương Linh Hàng nghìn du khách và người dân đã dõi theo chương trình lần đầu tiên ngành du lịch Khánh...

Gia hạn thời gian thí điểm hoạt động dịch vụ tàu lặn tại vịnh Nha Trang

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 724/TTg-CN ngày 28/9/2024 về việc gia hạn thời gian thí điểm triển khai hoạt động dịch vụ tàu lặn tại vịnh Nha Trang. Việc sử dụng dịch vụ tàu lặn phục vụ được nhiều đối tượng như người lớn tuổi, trẻ em, khách hàng trong và ngoài nước,... tăng thêm một mô hình du lịch mới lạ, có tính giáo dục cao. Theo đó, để có thêm thời gian hoàn...

Đánh thức ‘nàng tiên’ du lịch Ninh Vân

Ninh Vân được biết đến với câu chuyện về đường Hồ Chí Minh trên biển, về tàu không số C235. Nhưng không chỉ có thế, nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng một bãi biển trong xanh, trắng mịn cùng sự đa dạng về hệ sinh thái biển, là điều kiện lý tưởng cho phát triển du lịch. Vẻ đẹp tự nhiên ở làng chài Ninh Vân. ẢNH: BÁ DUY Đánh thức "nàng tiên" Ninh Vân Ninh Vân là một xã...

Cùng chuyên mục

Chế biến yến sào là di sản phi vật thể quốc gia

Tri thức khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia. Ngày 12/12, một lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa cho biết Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) vừa có quyết định đưa Tri thức khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc...

Ngắm ánh triêu dương tại Cực Đông – Mũi Đôi

Cương vực Việt Nam được đánh dấu bằng 4 điểm cực Đông - Tây - Nam - Bắc. Đó là những cột mốc địa lý đất liền xa nhất về 4 hướng. Danh thắng cực Đông - Mũi Đôi, Hòn Đầu. Ảnh: Hải An Cho dù vai trò của 4 điểm là tương đương nhau, tuy nhiên, vì một ngẫu nhiên nào đó, 4 cực chia thành 2 cặp Bắc - Nam và Đông - Tây lại có tính cách đối lập hoàn...

Phát động kích cầu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa đến để yêu

Tối 13.10, tỉnh Khánh Hòa công bố đạt 9 triệu lượt khách và phát động kích cầu du lịch với chủ đề “Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”. Các đại biểu cùng thực hiện nghi thức đón chào Du lịch Nha Trang - Khánh Hoà đạt cột mốc 9 triệu lượt khách du lịch 2024. Ảnh: Phương Linh Hàng nghìn du khách và người dân đã dõi theo chương trình lần đầu tiên ngành du lịch Khánh...

Gia hạn thời gian thí điểm hoạt động dịch vụ tàu lặn tại vịnh Nha Trang

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 724/TTg-CN ngày 28/9/2024 về việc gia hạn thời gian thí điểm triển khai hoạt động dịch vụ tàu lặn tại vịnh Nha Trang. Việc sử dụng dịch vụ tàu lặn phục vụ được nhiều đối tượng như người lớn tuổi, trẻ em, khách hàng trong và ngoài nước,... tăng thêm một mô hình du lịch mới lạ, có tính giáo dục cao. Theo đó, để có thêm thời gian hoàn...

Đánh thức ‘nàng tiên’ du lịch Ninh Vân

Ninh Vân được biết đến với câu chuyện về đường Hồ Chí Minh trên biển, về tàu không số C235. Nhưng không chỉ có thế, nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng một bãi biển trong xanh, trắng mịn cùng sự đa dạng về hệ sinh thái biển, là điều kiện lý tưởng cho phát triển du lịch. Vẻ đẹp tự nhiên ở làng chài Ninh Vân. ẢNH: BÁ DUY Đánh thức "nàng tiên" Ninh Vân Ninh Vân là một xã...

Bên trong tháp cổ được đề nghị xét di tích quốc gia đặc biệt

Địa phương đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang là di tích quốc gia đặc biệt. Tỉnh Khánh Hòa đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Tháp Bà Ponagar là di tích quốc gia đặc biệt. Ông Nguyễn Văn Nhuận - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết hiện ngành văn hóa đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương xem xét công nhận Tháp Bà...

Điểm đến hấp dẫn bậc nhất thành phố biển Nha Trang có gì?

Hãy cùng khám phá hành trình vui chơi quên lối về suốt 24 giờ tại Libera Nha Trang, một trong những điểm đến hấp dẫn, được du khách trong nước và quốc tế yêu thích trong thời gian gần đây. Nạp đầy "vitamin hứng khởi" cùng công viên thể thao biển sôi động Khi mặt trời dần lên cao cũng là lúc du khách sẵn sàng khám phá thế giới thể thao biển độc đáo tại Libera Nha Trang với một...

Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang sẽ diễn ra thường niên

Nhà sản xuất Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 đề xuất tổ chức thường niên lễ hội này nhằm gắn liền với tên tuổi và kiến tạo thương hiệu điểm đến Nha Trang (Khánh Hòa). Drone vẽ tạo hình đẹp mắt trên bầu trời Nha Trang tại Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 - Ảnh: TRẦN HOÀI Chiều 19-8, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức...

Định hình thương hiệu Nha Trang thông qua loạt sản phẩm du lịch

Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Nha Trang 2024 là sản phẩm du lịch mới, mang tính đột phá, góp phần quan trọng trong việc kích cầu du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa nhận 2 kỷ lục Guinness Thế giới trong đêm bế mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế. Ảnh: HỮU LONG Xứng đáng trở thành thành phố của sự kiện Trong tháng 8, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 đã bế mạc với chức vô...

Ngôi làng xanh thực hành du lịch Net Zero ở Khánh Hòa

Khám phá ngôi làng điển hình thực hành du lịch Net Zero là một hoạt động trong chuỗi chương trình truyền thông về du lịch xanh theo hướng Net Zero do Tạp chí Du lịch TPHCM khởi xướng. Thông qua các chương trình nhằm mong muốn tạo ra mạng lưới kết nối giữa du khách - nhà phát triển sản phẩm - điểm đến và các địa phương để cỗ vũ thực hành du lịch có trách nhiệm. Du lịch bền vững tiến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất