Trang chủKinh tếNông nghiệpKhánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng...

Khánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS

Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN). Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.Được cung cấp thông tin đầy đủ, được lĩnh hội kiến thức, người dân tại huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã được giảm nghèo về thông tin. Từ đó, người dân đã có nhiều tư duy thay đổi trong sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo bền vững.

Người dân huyện Khánh Sơn với các sản phẩm nông sản tham gia Lễ hội trái cây Khánh Sơn năm 2024 (Ảnh minh họa).
Người dân huyện Khánh Sơn với các sản phẩm nông sản tham gia Lễ hội trái cây Khánh Sơn năm 2024 (Ảnh minh họa).

Bước chuyển đổi về tư duy

Từ nhiều năm qua, Khánh Sơn được biết đến là thủ phủ của các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Với 4.911ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3.941ha trồng cây lâu năm, trong đó có 3.308ha cây ăn quả giá trị kinh tế cao, gồm: 2.600ha sầu riêng, 349ha bưởi da xanh, 38ha quýt, 51ha chôm chôm và các loại cây ăn quả khác.

Hiện nay, huyện Khánh Sơn đang chuyển đổi mạnh mẽ giống cây trồng, xóa bỏ cây trồng giá trị thấp, đặc biệt hướng đến cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, sẽ có kết nối cung cầu; từ đó thúc đẩy kinh tế huyện phát triển theo hướng bền vững”.

Ông Bùi Hoài Nam Bí thư Huyện ủy Khánh Sơn

Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế này, huyện Khánh Sơn đã tập trung triển khai Đề án chuyển đổi, phát triển ngành nông nghiệp; hỗ trợ người dân thay đổi dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, đa dạng, phù hợp yêu cầu thị trường; chuyển từ chuỗi liên kết cung ứng nông sản sang chuỗi liên kết giá trị. Chú trọng tăng sản lượng sang nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững; hỗ trợ và kết nối đầu ra cho nông sản…

Điển hình như tại xã Sơn Bình, nhiều năm qua, địa phương đã tập trung phát triển những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Toàn xã hiện có 490ha sầu riêng, 8ha măng cụt, 68ha bưởi da xanh và nhiều diện tích cây ăn quả khác. Chính quyền xã tuyên truyền, vận động bà con nông dân áp dụng các giải pháp sản xuất sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đã được người dân địa phương chú trọng phát triển, đầy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thị. Từ đó, một bộ phận đồng bào DTTS đã nâng cao thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Như hộ ông Cao Đạm, ở xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn, từ năm 2009, được sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Nông nghiệp huyện, gia đình ông bắt đầu chuyển đổi từ cây cà phê sang trồng sầu riêng xen canh bưởi, mít. Đến nay, trên diện tích 5ha với 300 cây sầu riêng, 200 cây bưởi, 50 cây mít mang lại cho gia đình ông thu nhập khoảng 700 triệu đồng/năm.

Theo ông Bùi Hoài Nam, Bí thư Huyện ủy Khánh Sơn: Hiện nay, huyện Khánh Sơn đang chuyển đổi mạnh mẽ giống cây trồng, xóa bỏ cây trồng giá trị thấp, đặc biệt hướng đến cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, sẽ có kết nối cung cầu; từ đó thúc đẩy kinh tế huyện phát triển theo hướng bền vững.

Một vùng trồng cây ăn quả tại huyện Khánh Sơn.
Một vùng trồng cây ăn quả tại huyện Khánh Sơn.

Trợ lực từ Chương trình MTQG 1719

Tại huyện Khánh Vĩnh – vùng trồng bưởi da xanh lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với hơn 600ha, năng suất bình quân 8 tấn/ha, mỗi năm, huyện cung cấp khoảng 4.000 tấn bưởi da xanh ra thị trường. Trên địa bàn huyện hiện đã hình thành nhiều Hợp tác xã (HTX) trồng bưởi với sự tham gia của các hộ đồng bào DTTS. Nổi bật là HTX Hiệu Linh, ở xã Khánh Thành. Không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho 14 lao động DTTS với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng, HTX còn liên kết sản xuất với hơn 20 hộ trồng bưởi trên địa bàn, thực hiện cung cấp cây giống, vật tư, quy trình canh tác đạt chuẩn và thu mua toàn bộ sản phẩm bưởi cho người dân.

Đặc biệt, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I; từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), năm 2024, huyện Khánh Vĩnh đang triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi trên toàn huyện. Theo đó, đã tổ chức 1 lớp tập huấn về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho đồng bào DTTS, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và 1 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Theo chia sẻ của bà Huỳnh Công Thị Thùy Trang – Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Khánh Vĩnh, để tiếp tục triển khai Chương trình MTQG 1719 năm 2024, huyện đang tổng hợp, thẩm định hồ sơ của các địa phương để đẩy mạnh triển khai giải ngân nguồn vốn của chương trình. Từ đó, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi trong năm 2024.

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 81 liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp; nhiều doanh nghiệp, HTX đã tham gia vào liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, từng bước xây dựng được thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường, mang lại hiệu quả tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, nhiều HTX, chuỗi liên kết tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa, như: Bưởi da xanh, sầu riêng, lúa, chăn nuôi…

Khánh Hòa: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo ở Khánh Vĩnh





Nguồn: https://baodantoc.vn/khanh-hoa-day-manh-lien-ket-trong-san-xuat-nong-nghiep-vung-dong-bao-dtts-1732613918556.htm

Cùng chủ đề

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã...

Hình thành liên danh nhà thầu Việt, “bắt tay” làm đường sắt tốc độ cao

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam khẳng định: Doanh nghiệp Việt hoàn toàn đủ năng lực, trình độ, công nghệ thi công dự án đường sắt tốc độ cao. ...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Ngày 13/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Điện Biên, Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng trồng...

Người bệnh thực hiện phẫu thuật trên hệ thống O-arm tại Bệnh viện Bạch Mai được hoàn tiền

Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi thông báo bồi hoàn tiền cho người bệnh đã thực hiện dịch vụ kỹ thuật trên hệ thống O-arm tại khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống từ tháng 11-2016 đến tháng 6-2020. Tại thông báo...

Năng suất, lợi nhuận tăng nông dân sẽ theo

UBND tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Hậu Giang”. Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (gọi tắt Đề án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Chiều ngày 20/12, tại Hà Giang, Cụm thi đua số 1 (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức Lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở...

Bắc Yên (Sơn La): Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín

Gương mẫu, trách nhiệm với việc chung, Người có uy tín trên địa bàn huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) luôn phát huy vai trò cầu nối, vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua, tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số...

Bình Định: Tập huấn dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê

Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số....

Đổi thay ở Ya Xiêr

Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào...

Khuyến nông cộng đồng đồng hành cùng nông dân làm giàu

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên tổ chức tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Cùng chuyên mục

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là...

Thả voọc, rùa, kỳ đà, cu li quý hiếm có tên trong sách Đỏ về với môi trường tự nhiên

Theo Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng thả các cá thể động vật hoang dã, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ về môi...

Tình cờ nuôi chim cu gáy ở Bắc Giang, ai ngờ thành công, giàu hẳn lên, con nào hót hay bán 7 triệu

Chim cu gáy Thái Lan non giá từ 300.000 đến 1 triệu đồng/đôi, tuỳ theo màu lông mơ, vân hồng hay tim trắng. Sau khi trừ chi phí, anh Khôi, nông dân xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. Anh còn có thêm...

Vô khu rừng rộng nhất Đồng Nai, bò tót đứng hàng đàn, voi rừng đi giữa đường, vịt trời bay la liệt

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đồng Nai với hơn 68.000 ha và 32.000 ha mặt nước hồ Trị An, có hơn 2.200 động vật hoang dã, trong đó có loài quý hiếm như bò tót... ...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Mới nhất

Người dân Làng Nủ phấn khởi ngày khánh thành

Sáng nay (22/12), 3 khu tái định cư Làng Nủ, thuộc huyện Bảo Yên và 2 khu tái định cư Nậm Tông, Kho Vàng, thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, đã chính thức được khánh thành trong không khí hân hoan và niềm vui của người dân địa phương. Niềm vui trong ngày khánh thành không chỉ đến...

Xúc động khi ca khúc “Tự hào metro TP.HCM” được hát vang trên chuyến tàu đầu tiên

Ca khúc "Tự hào metro TP.HCM" vang lên trên chuyến tàu metro, không nhạc, chỉ có những tràng pháo tay nhưng ai cũng xúc động đến lặng người. ...

OpenAI ra mắt các mô hình AI lập luận “o3” trong giai đoạn thử nghiệm

OpenAI đang thử nghiệm các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) lập luận mới, o3 và o3 mini, dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các đối thủ như Google để tạo ra các mô hình thông minh hơn, có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. ...

Mới nhất

Giá cà phê phục hồi