Trang chủChính trịChủ quyềnKhánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển

Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển


(TN&MT) – Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.

Ngoài những ngành nghề truyền thống, ở Khánh Hòa đã xuất hiện nhiều ngành KTB gắn với công nghệ hiện đại như trung chuyển dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, đánh bắt xa bờ, du lịch biển, khoa học môi trường, khí tượng thủy văn và các dịch vụ chiến lược biển… Góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh, nâng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 22,08%.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tấn Tuân (ảnh) – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

dx.png
ông Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

PV: Xin ông cho biết, Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị khóa XI về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo ra những cơ hội, thuận lợi gì cho phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa?

Ông Nguyễn Tấn Tuân: Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính Trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/2/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW đã cho phép tỉnh Khánh Hòa được thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển, trong đó có cơ chế khuyến khích và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch biển đảo, dịch vụ vận tải biển, đô thị ven biển, công nghiệp. Việc này đã tạo những cơ hội, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa như:

Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ; đầu tư phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ số trong đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về biển của ngư dân trong quá trình khai thác thủy sản trên các vùng biển.

Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên biển và kiểm soát tài nguyên biển; phát triển toàn diện kinh tế biển, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm theo hướng: Dịch vụ, du lịch biển chất lượng cao; Công nghiệp, khu kinh tế gắn với phát triển các khu đô thị ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; Nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường; Dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá, cảng biển, vận tải biển – hàng không; Kinh tế biển – đảo; Hình thành Trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ đại dương.

Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Khu kinh tế Vân Phong để xây dựng thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Phát triển Khu kinh tế Vân Phong theo hướng: Khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm kinh tế biển hiện đại, cảng nước sâu gắn với khu phi thuế quan, công nghiệp công nghệ cao… cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.

z.png
Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển

PV: Với định hướng lấy kinh tế biển làm trọng tâm, trong năm qua, kinh tế biển đã đóng góp như thế nào vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, thưa ông?

Ông Nguyễn Tấn Tuân: Nhằm phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên biển đảo, tài nguyên văn hóa, con người… cho phát triển, nhất là phát triển kinh tế biển nhằm đạt được mục tiêu mà Kết luận số 53-KL/TW, ngày 24/12/2012 của Bộ chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng việc ban hành, phê duyệt các chương trình, quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các địa phương trong tỉnh nhằm mở hướng đi và lộ trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều hành phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh và tạo điều kiện cho các ngành, địa phương trong tỉnh khai thác tiềm năng, thế mạnh về biển… Đến nay, giá trị các ngành kinh tế biển và ven biển của Khánh Hòa chiếm khoảng 80% tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã đưa vào khai thác 17 bến cảng biển và 1 khu chuyển tải dầu, chủ yếu là bến cảng tổng hợp, bến cảng xăng dầu, bến chuyên dụng (bến tiếp nhận xi măng/clinker phục vụ các trạm xi măng) và 52 bến thủy nội địa đang hoạt động. Ngành công nghiệp đóng tàu và các ngành phụ trợ được cơ cấu lại, phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm. Ngành công nghiệp chế biến trong đó chủ yếu là chế biến hải sản xuất khẩu…

Ưu tiên đầu tư phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; huy động các nguồn lực để đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh và kết nối với các địa phương lân cận khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, vừa thể hiện vai trò trung tâm trong khu vực, vừa góp phần tạo nên diện mạo mới cho Khánh Hòa. Đồng thời, xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh gắn liền với 3 vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh đảm bảo đạt được nhiều thành tựu về kinh tế – xã hội.

Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, lũy kế đến tháng 9/2021, Khu Kinh tế Vân Phong đã thu hút được 153 dự án đầu tư (122 dự án trong nước và 31 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng dự án thu hút giảm so với năm 2020 do một số dự án chấm dứt hoạt động theo quy định Luật Đầu tư) với tổng vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD, vốn thực hiện là 1,86 tỷ USD đạt 47% vốn đăng ký; trong đó có 94 dự án đã đi vào hoạt động; 59 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đang triển khai đầu tư xây dựng; đã giải quyết việc làm cho hơn 10.117 lao động.

Khu vực vịnh Cam Ranh đã và đang trở thành trung tâm kinh tế phía nam của tỉnh với mục tiêu phát triển đa ngành, kết hợp kinh tế với quốc phòng. Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2018 đã đón hơn 6 triệu lượt hành khách vượt công suất thiết kế. Cảng biển Cam Ranh sẵn sàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu lưu thông, xuất, nhập hàng hóa của chủ hàng, khách hàng tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

PV: Thưa ông, trong thời gian tới, Khánh Hòa có những giải pháp gì để nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, cũng như đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp khi triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh?

Ông Nguyễn Tấn Tuân: Để nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, cũng như đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp khi triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, tỉnh Khánh Hòa tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

Chú trọng và khuyến khích các hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy hải sản phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững; nghiên cứu nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu từ biển (thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm,…).

Ưu tiên các nguồn lực để khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các dạng năng lượng tái tạo và ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo ở các vùng biển ven bờ của tỉnh. Xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác về khoa học công nghệ nhằm thu hút nguồn lực và chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển. Thành lập Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Công nghệ đại dương tại Khánh Hòa nhằm nối kết vùng kinh tế các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

Xây dựng và tổ chức các chương trình hướng nghiệp bên cạnh việc thực hiện cải tiến chương trình đào tạo ngành, nghề biển mang tính ứng dụng cao vào thực tế của từng địa phương, theo nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời, tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế biển.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Chàng trai 21 tuổi chinh phục 15 đỉnh núi cao của Việt Nam

Từ những áp lực, stress trong cuộc sống, chàng sinh viên năm nhất tìm đến với trekking (đi bộ đường dài); và đến nay khi tròn 21 tuổi, chàng trai ấy đã chinh phục được 15 đỉnh núi cao tại Việt Nam. Khát khao chinh phục những đỉnh cao Trương Quốc Khánh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, vẫn còn nhớ như in ngày 1.11.2020, anh chàng bước vào thế giới của trekking và Fansipan - Nóc nhà Đông Dương, là thử thách đầu tiên. Ngày đó,...

Ai biết gia đình trong hình xin lên tiếng, giúp cô gái Pháp tìm thấy mẹ ruột!

Những ảnh chụp gia đình gần 30 năm về trước ở TP.HCM là manh mối quan trọng để cô gái Pháp tìm được mẹ ruột và người thân ở Việt Nam. Nếu bạn là người trong hình hay biết họ hiện ở đâu, xin hãy lên tiếng. Đó là câu chuyện tìm mẹ ruột của chị Noémie Coyez (29 tuổi) hiện đang sống và làm việc tại Paris (Pháp). Chưa bao giờ như bây giờ, khát khao tìm lại người...

Việt Nam lần đầu có tác giả được Routledge xuất bản sách khoa học thể thao

Sau 2 năm nghiên cứu và sáng tạo, tiến sĩ Nguyễn Trà Giang (Dr. Jane Nguyen) đã cho ra mắt cuốn sách đặc biệt với chủ đề nghiên cứu về mô hình thể chất. Tiến sĩ Nguyễn Trà Giang - phó chủ tịch Liên đoàn Cờ Việt Nam, trong buổi ra mắt sách hôm 24-11 - Ảnh: KINGVIET Tiến sĩ Nguyễn Trà Giang và cộng sự - tiến sĩ Oliver Napila Gomez hiện đang công tác tại Trường đại học Quản...

Bà Rịa-Vũng Tàu lên tiếng về trào lưu chơi pickleball; TGĐ người Nhật bị quấy rối

TPO - Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu cán bộ không để việc chơi pickleball ảnh hưởng đến công việc; Chi 25.000 tỷ đồng mở rộng hai tuyến đường huyết mạch ở TPHCM; Chủ nhà ở Đồng Nai cẩu ô tô để trên cổng làm kỷ niệm; Xác định số lượng voi rừng ở Đồng Nai,... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua. TPO - Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu cán...

Lũ lên nhanh, hàng chục nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước

TPO - Mưa lớn liên tục trong nhiều giờ qua, lũ trên các sông ở Quảng Ngãi lên nhanh, khiến nhiều nhà dân bị nước ngập cô lập, một số hộ phải chạy lũ trong đêm. TPO - Mưa lớn liên tục trong nhiều giờ qua, lũ trên các sông ở Quảng Ngãi lên nhanh, khiến nhiều nhà dân bị nước ngập cô lập, một số hộ phải chạy lũ trong đêm. Trong ba ngày qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Tại IPTP 11, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã phát biểu,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn đã chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của IPTP và Thủ tướng...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nghe nông dân nói về “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi...

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói” với chủ đề “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn” là dịp để Bộ Tài nguyên và Môi trường truyền tải những thông điệp, phổ biến những cơ chế chính sách mới và quan trọng đến từng cấp hội nông dân, để từ đó lan tỏa đến từng bà con nông dân trên...

Đề nghị kiểm soát hoạt động nghiên cứu và sản xuất hóa chất mới

(TN&MT) - Để kiểm soát các rủi ro với môi trường và sức khoẻ con người, các đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần bổ sung thêm các quy định về quản lý, xử phạt các hoạt động nghiên cứu và sản xuất hóa chất mới; hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa; vận chuyển, tồn trữ hóa chất… ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

(TN&MT) - Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 23/11,...

Bài đọc nhiều

Hoàn thiện chính sách về quản lý, sử dụng tài nguyên nước

Hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạchQua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Tham vấn chính sách về giá dịch vụ thuỷ lợi

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận về phương pháp tính giá, lộ trình tính đúng, tính đủ giá thuỷ lợi trong điều kiện của Việt Nam; phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch...

Bàn giao ngư dân bị bệnh cho gia đình và địa phương

Sau khi Tàu 414, cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4, đại diện cán bộ, chiến sĩ Tàu 414, thân nhân gia đình ngư dân và các cơ quan chức năng đã đến động viên, thăm hỏi ngư dân bị bệnh. Trước đó, vào khoảng 07h00 ngày 20/11, Tàu 414, Bộ Tư lệnh Vùng 4, đang hoạt động tuần tra, kiểm soát khu vực đảo Đá Lát, nhận lệnh của...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Bàn giao ngư dân bị bệnh cho gia đình và địa phương

Sau khi Tàu 414, cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4, đại diện cán bộ, chiến sĩ Tàu 414, thân nhân gia đình ngư dân và các cơ quan chức năng đã đến động viên, thăm hỏi ngư dân bị bệnh. Trước đó, vào khoảng 07h00 ngày 20/11, Tàu 414, Bộ Tư lệnh Vùng 4, đang hoạt động tuần tra, kiểm soát khu vực đảo Đá Lát, nhận lệnh của...

Đưa du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. ...

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Trưng bày, ngoại khóa chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh hiểu chính xác chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. ...

Mới nhất

Tuyển Việt Nam: HLV Kim Sang Sik sẽ gọi bổ sung cầu thủ nào?

HLV Kim Sang Sik có thể không triệu tập bổ sung nhiều cầu thủ của CLB Nam Định trước khi tuyển Việt Nam lên đường sang Lào đá trận ra quân AFF Cup 2024. Theo kế hoạch, tuyển Việt Nam kết thúc chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào ngày 3/12, sau đó về nước. Trước khi sang Lào đá...

Chỉnh trang hành lang ATGT quốc lộ ở ngã tư Vũng Tàu

Khu vực trước siêu thị Big C ngã tư Vũng Tàu (Biên Hòa, Đồng Nai) khá nhếch nhác nên địa phương muốn dọn dẹp, chỉnh trang lại, tạo điểm nhấn cho vị trí cửa ngõ. ...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như "Hạ Long trên cạn" của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái...

Thị trấn bên dòng sông Mã được quy hoạch theo hình bàn cờ

(Dân trí) - Được quy hoạch từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1976, thị trấn Quý Lộc (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) có những con đường thẳng tắp, chạy song song, vuông vức như hình bàn cờ. Ngắm thị trấn được quy hoạch theo hình bàn cờ bên dòng sông Mã (Video: Thanh Tùng) Nằm cạnh bờ sông Mã,...

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường từ ngày 24 - 28/11/2024. Ra đón đoàn ở sân bay quốc tế Nội Bài có: Bộ trưởng Bộ...

Mới nhất