Trang chủNewsKinh tếKhẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế ‘bá chủ’ ngành quế thế giới



Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Ảnh: Thanh Tiến.

Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Ảnh: Thanh Tiến.

Vị thế số 1 thế giới về xuất khẩu quế

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, Việt Nam là quốc gia sản xuất quế đứng đầu thế giới với diện tích khoảng 180.000ha. Từ năm 2021, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu quế.

Năm 2023, sản lượng quế xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 34,4% thị phần xuất khẩu trên thế giới với các thị trường tiêu thụ chính như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Hoa Kỳ… Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 90.000 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 260 triệu USD, tăng 14,6% về sản lượng nhưng giảm 10,7% về giá trị so với năm 2022. Giá quế bình quân đạt 2.918 USD/tấn, giảm 22,1% so với năm 2022.

Trong năm 2023, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam với hơn 38.000 tấn, chiếm 42,6%. Tiếp theo là các thị trường như Hoa Kỳ với hơn 10.100 tấn, chiếm 11,4%; Bangladesh gần 6.000 tấn, chiếm 6,2%…

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu quế của Việt Nam đạt gần 10.500 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD. Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính với gần 3.200 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 30,3%. Hoa Kỳ thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 giảm nhẹ 0,8%, đạt 1.274 tấn. Trong khi đó, xuất khẩu quế sang các nước châu Âu tăng 12,7%, đạt 1.235 tấn, đặc biệt xuất khẩu sang Anh tăng 94,4%.

Nhiều thị trường trên thế giới rất quan tâm tới các sản phẩm quế Việt Nam. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhiều thị trường trên thế giới rất quan tâm tới các sản phẩm quế Việt Nam. Ảnh: Thanh Tiến.

Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cho biết, tiềm năng của vùng nguyên liệu quế của nước ta rất lớn bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai và một số nơi như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam

Thời gian qua, nông dân đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm canh tác để cải thiện về chất lượng và năng suất cây quế, có sự thích ứng và tiếp cận khoa học kỹ thuật nhanh. Thêm vào đó, các mô hình liên kết sản xuất ngày càng được tổ chức chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân để dần từng bước mở rộng vùng nguyên liệu bền vững.

Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều chính sách, quy định khuyến khích khối tư nhân tham gia vào các dự án nông nghiệp, trong đó ngành gia vị, cây dược liệu đã có sự phát triển và bứt phá theo hướng bền vững, hữu cơ, có quy mô vùng trồng, liên kết sản xuất và tiêu thụ đáp ứng yêu cầu chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Nhu cầu về gia vị của thế giới vẫn ở mức cao, không chỉ trong ngành thực phẩm mà còn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Việt Nam đã có hàng chục công ty đầu tư dây chuyền chế biến quế hiện đại, cho ra sản phẩm quế xay, quế bột để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Các vùng nguyên liệu của nước ta cần nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Các vùng nguyên liệu của nước ta cần nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Ngoài ra, với 16 hiệp định FTA mà Việt Nam đang tham gia, có nhiều hiệp định tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTTP, CREP đã giúp Việt Nam có lợi thế hơn so với một số nước khác về thuế. Đây là điều kiện, thời cơ hết sức thuận lợi để các sản phẩm quế của Việt Nam ngày càng tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. 

Chế biến sâu để gia tăng giá trị

Hiện nay, quế Việt Nam đã xuất khẩu đến gần 100 quốc gia trên thế giới, chiếm 95% thị phần tại thị trường Ấn Độ, 36,5% tại thị trường Hoa Kỳ và 35% thị trường châu Âu. Các sản phẩm quế nước ta đã chiếm lĩnh hầu hết tại các thị trường lớn trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ xuất khẩu quế đã qua chế biến mới chỉ chiếm 18,6%, đạt 18.659 tấn, trong đó 70% xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tỷ lệ xuất khẩu sang châu Âu chỉ chiếm 12%. Do đó trong tương lai, ngành quế Việt Nam cần tiếp tục cải thiện chất lượng sau thu hoạch và chế biến để gia tăng xuất khẩu vào các thị trường khó tính châu Âu, Hoa kỳ…

Thị trường đang ngày càng đòi hỏi khắt khe đối với sản phẩm quế với một số yêu cầu cơ bản như: Tiêu dùng xanh, giảm khí phát thải carbon; sản phẩm đảm bảo truy xuất nguồn gốc, sản xuất bền vững, kể cả các yếu tố môi trường, xã hội; đảm bảo chất lượng, kể cả việc kiểm soát và đáp ứng yêu cầu MRL (giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm) theo quy định thị trường; nhu cầu phân khúc hàng hữu cơ, sản phẩm giá trị gia tăng, thực phẩm chức năng để tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ sức khoẻ… ngày càng lớn.

Nông dân cần phải thay đổi về phương thức canh tác quế để sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường. Ảnh: Thanh Tiến.

Nông dân cần phải thay đổi về phương thức canh tác quế để sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường. Ảnh: Thanh Tiến.

Chính vì vậy, nông dân cần phải thay đổi về phương thức canh tác, sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, sử dụng và bón phân đúng theo quy trình canh tác. Chủ động tham gia vào các tổ hợp tác, HTX để liên kết sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó có thể yên tâm trong việc canh tác theo quy trình doanh nghiệp đưa ra, dược doanh nghiệp hỗ trợ tập huấn và sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp hỗ trợ thu mua theo giá thị trường.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần có quy hoạch tổng thể các vùng trồng, vẽ bản đồ quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu để nhà đầu tư yên tâm đầu tư dài hạn với mô hình liên kết nông dân – nhà xuất khẩu – người mua cuối. Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với việc xây dựng các chuỗi giá trị để liên kết nông dân với doanh nghiệp chế biến và nhà xuất khẩu. Khuyến khích ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc và các chương trình bền vững.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân, bao gồm việc nhà nước khuyến khích, thúc đẩy thành lập các HTX, tổ sản xuất tại vùng nguyên liệu để làm đối tác của nhà xuất khẩu trong chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, vai trò của chính quyền địa phương tại vùng nguyên liệu rất quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng, tổ chức cho người dân tham gia vào các tổ, đội, HTX để kết nối với doanh nghiệp đến liên kết sản xuất tại địa phương. Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn cho nông dân về quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải carbon, thân thiện với môi trường…

Để trở thành nhà cung cấp quế bền vững hàng đầu thế giới.

Theo bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, ngành quế Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng cần có sự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng với yêu cầu thị trường xuất khẩu trong giai đoạn tới. Cần có thêm các nghiên cứu khoa học để kịp thời phản hồi yêu cầu của thị trường, nhất là các vấn đề liên quan đến quy định mức dư lượng tối đa, tìm kiếm các giải pháp xử lý sâu bệnh phù hợp. Khuyến khích nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế và có biện pháp, chế tài kiếm soát hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật không hợp pháp, không có trong danh mục quản lý của nhà nước.

Xây dựng vùng nguyên liệu sạch, chế biến sâu sản phẩm và tăng cường xúc tiến thương mại là những giải pháp tối ưu để gia tăng sản lượng và giá trị quế xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Xây dựng vùng nguyên liệu sạch, chế biến sâu sản phẩm và tăng cường xúc tiến thương mại là những giải pháp tối ưu để gia tăng sản lượng và giá trị quế xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ở quy mô quốc gia cho gia vị Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Việc này không thể thiếu được vai trò điều phối đầu mối của cơ quan quản lý nhà nước để việc xây dựng thương hiệu được thực hiện chuyên nghiệp, có quy mô, không manh mún và tạo hiệu ứng lan toả cho cả ngành hàng trên thị trường toàn cầu.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tài chính, cho vay vốn ưu đãi đúng và kịp thời để bà con yên tâm canh tác, giữ vườn, bảo đảm diện tích để có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, xuất khẩu. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ vay vốn ưu đãi hoặc trợ cấp một phần chi phí đầu tư dây chuyền công nghệ cao để tăng chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.

Thúc đẩy mạnh mẽ mô hình hợp tác công – tư nhằm tập hợp sức mạnh và tiếng nói các bên liên quan trong chuỗi cung ứng quế Việt Nam. Chia sẻ thông tin, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ và tham vấn chính sách trong chiến lược xây dựng và phát triển đồng bộ ngành hàng trong dài hạn giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp quế bền vững hàng đầu trên thế giới.

Theo bà Hoàng Thị Liên, các doanh nghiệp cần tiếp tục củng cố và phát triển thương hiệu, tăng cường chế biến sâu, đặc biệt là các loại gia vị chế biến từ trang trại đến bàn ăn để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trên thế giới. Thương mại điện tử là một trong những lựa chọn để doanh nghiệp, nhà xuất khẩu xem xét đầu tư, phát triển ngành hàng, tăng sự hiện diện sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng qua hình thức B2C (mô hình mà người bán kết nối với người mua thông qua các sàn thương mại điện tử) đang ngày càng trở nên phổ biến.





Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu quế thu về gần 250 triệu USD. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 11/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.754 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 28,8 triệu USD, so với tháng 10 lượng xuất khẩu tăng 5,8%. ...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%. Prosi...

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 216 tấn quế với trị giá đạt 0,5 triệu USD, giảm 14,6% so với...

Việt Nam trồng được loại gia vị đắt thứ 3 thế giới, xuất khẩu hơn 2.500 tấn

(Dân trí) - Trong 9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 2.500 tấn bạch đậu khấu và nhục đậu khấu với kim ngạch đạt 20 triệu USD. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), bạch đậu khấu là một trong những loại gia vị lâu đời nhất thế giới và là loại gia vị đắt thứ 3 sau nghệ tây và vani. Tên bạch đậu khấu được sử dụng cho các loại thảo mộc thuộc hai chi...

Cần xây dựng bản đồ số, thu hút nguồn lực đầu tư

Quế được mùa, được giá Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu Hiện nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) (trong đó 16 FTA đã ký kết và thực thi; 3 FTA đang trong quá trình đàm phán) và là quốc gia duy nhất ký kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP thế mạnh, đặc trưng

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa phát triển sản phẩm OCOP theo thế mạnh, đặc trưng như nước mắm, yến sào, rong nho và gạo chất lượng cao... Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa (áo xanh) nghe trình bày sản phẩm trầm hương. Ảnh: NH. Đa dạng sản phẩm OCOP Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Khánh Hòa đã xác định đây là giải pháp quan...

Mỹ Đức phát huy sản phẩm OCOP dựa trên nền tảng làng nghề truyền thống

Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là nơi có nhiều nghề mà đặc biệt là nghề ươm tơ, dệt lụa, thời gian gần đây có nhiều cơ sở tham gia vào chương trình OCOP. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đang kiểm tra tằm. Ảnh: NNVN. Trong đợt đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024, huyện Mỹ Đức có 13 sản phẩm tham gia đánh giá mới của các chủ thể: HTX thêu tay Mỹ Đức 5 sản phẩm...

Bài đọc nhiều

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Giảm mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Mở phiên giao dịch đầu tuần, vàng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng một lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn,...

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Petrovietnam chuẩn bị đà tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng ‘2 con số’

Hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu và nộp ngân sáchTrong tháng 11, các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 1,3-15,1%. So với cùng kỳ, có 5/9 chỉ tiêu tăng trưởng là: khai thác khí, sản xuất điện, LPG, Condensate, NPK.Tập đoàn cũng hoàn thành vượt kế hoạch 6/6 chỉ tiêu tài chính từ 2-57% trong tháng 11, về đích trước từ 3 - 5 tháng.Động lực lớn...

Công ty Phát Đạt được phép mở bán 92 căn shophouse tại dự án Bắc Hà Thanh

Sở Xây dựng tỉnh Bình Định xác nhận 92 căn nhà ở kết hợp dịch vụ đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tại Dự án Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh. Công ty Phát Đạt được phép mở bán 92 căn shophouse tại dự án Bắc Hà ThanhSở Xây dựng tỉnh Bình Định xác nhận 92 căn nhà ở kết hợp dịch vụ đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tại...

Cơ hội giải ngân nhóm cổ phiếu đầu ngành

Chứng khoán Việt Nam thiếu thông tin hỗ trợ; 6 cổ phiếu tiềm năng cuối năm; PNJ dự kiến tăng 18% lợi nhuận; Cổ phiếu Vietravel tăng vọt; Lịch trả cổ tức. ...

Cùng chuyên mục

Bạc quay đầu tăng nhẹ

Giá bạc hôm nay (17/12), trong phiên đầu tuần, ghi nhận bạc trong nước và thế giới có xu hướng tăng nhẹ. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc tăng nhẹ ở mức 1.132.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.167.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc tăng nhẹ, hiện được niêm yết...

F88 bắt tay MB biến hơn 850 cửa hàng tài chính thành phòng giao dịch ngân hàng

Ngày 16/12, MB và F88 chính thức ký kết hợp tác toàn diện, hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học tại 850+ điểm giao dịch của F88, không lo gián đoạn giao dịch ngay cả khi điện thoại không hỗ trợ quét NFC.Mô hình mới thêm tiện lợi khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ ngân hàngNắm bắt được nhu cầu của khách hàng trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng thuận tiện,...

Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền”

Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. ...

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. ...

Bãi bỏ hàng loạt thông tư về cấp sổ đỏ và quản lý đất đai

DNVN - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 20/2024/TT-BTNMT về việc bãi bỏ một loạt văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ nhiều quy định liên quan đến...

Mới nhất

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử...

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Mới nhất