Trang chủNewsNhân quyềnKhẳng định quan điểm ứng phó biến đổi khí hậu

Khẳng định quan điểm ứng phó biến đổi khí hậu


PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ về các nội dung quan trọng mà các Bên sẽ cùng thảo luận, đàm phán tại COP28?

z4927197499053_2a0b0e606818827d1f9d56a48b593422.jpg
Ông Phạm Văn Tấn – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT)

Ông Phạm Văn Tấn: Năm 2023, đại diện 197 quốc gia bao gồm người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên và các bên liên quan khác sẽ tham dự Hội nghị COP28. Mục tiêu lớn nhất của Hội nghị là tiếp tục thúc đẩy các Bên giảm mạnh phát thải khí nhà kính (KNK) và đưa phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ, thông qua xây dựng các tiêu chuẩn, biện pháp giảm phát thải và đảm bảo việc thực hiện.

Tiếp nối các kết quả tại COP27 năm 2022, COP28 sẽ thảo luận xây dựng tuyên bố loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng như là biện pháp trọng tâm thực hiện giảm phát thải để đạt mục tiêu ở ngưỡng 1,5oC vào cuối thế kỷ. Về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), Hội nghị tiếp tục hoàn thiện khung mục tiêu thích ứng toàn cầu và tiếp tục thảo luận về các giải pháp để giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại, cơ chế vận hành và đóng góp nguồn lực cho Quỹ Tổn thất và thiệt hại đã được thành lập tại COP27.

Về tài chính khí hậu, Hội nghị sẽ tiếp tục xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu huy động 100 tỷ đô la mỗi năm lẽ ra phải đạt được vào năm 2020; thảo luận mục tiêu huy động nguồn lực đến năm 2025 và dài hạn. Bên cạnh đó, các Bên sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định và hướng dẫn chi tiết để các quốc gia thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon theo Thỏa thuận Paris.

Lần đầu tiên, các Bên sẽ đánh giá tiến độ thực hiện Thỏa thuận Paris một cách toàn diện trên toàn thế giới. Hội nghị COP28 sẽ thảo luận kết quả tổng hợp nỗ lực thích ứng với BĐKH, giảm phát thải KNK, đóng góp về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực thực hiện ứng phó với BĐKH đã được các quốc gia đệ trình thông qua các báo cáo quốc gia, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) để thấy được tiến triển và những khoảng trống trong thực hiện các mục tiêu toàn cầu về ứng phó với BĐKH.

PV: Mục tiêu mà Đoàn Việt Nam đề ra khi tham dự Hội nghị COP28 là gì, thưa ông?

Ông Phạm Văn Tấn: Việc tham dự COP28 là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận Paris. Việt Nam sẽ tích cực tham gia xây dựng các quyết định và hoạt động của Hội nghị COP28, bảo đảm nguyên tắc công bằng, công lý trong ứng phó với BĐKH và lợi ích của các nước đang phát triển trên cơ sở hài hòa với quyền lợi của các quốc gia khác, nhất là với các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam.

Đoàn Việt Nam sẽ truyền đạt thông điệp đến cộng đồng quốc tế về những thách thức và tác động tiêu cực của BĐKH đối với Việt Nam, vai trò chủ động và tích cực của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH. Có thể khẳng định, Việt Nam đã thực hiện được rất nhiều việc và đã rất nghiêm túc triển khai thực hiện các cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, COP27. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam đưa ra tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề có liên quan đến thực hiện cam kết, chuyển đổi năng lượng – là những nội dung quan trọng tại Hội nghị COP28 năm nay.

z29099888145439c04c68c590fffec39693db9b79af03d-1636169613222888911061-1660967155495744772409.jpg
Chuyển đổi năng lượng – những nội dung quan trọng tại Hội nghị COP28 năm nay

Đoàn cũng đặt mục tiêu tăng cường sự tham gia của khối doanh nghiệp. Các hoạt động thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương, đa phương, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính cũng sẽ được triển khai nhằm huy động hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, thực hiện NDC, các chương trình, đề án, dự án thực hiện cam kết của Việt Nam về ứng phó với BĐKH.

PV: Đoàn Việt Nam sẽ tham gia nhiều cuộc đàm phán trong khuôn khổ COP28. Ông có thể chia sẻ về quan điểm xuyên suốt của Việt Nam về ứng phó BĐKH tại Hội nghị lần này, thưa ông?

Ông Phạm Văn Tấn: Theo quan điểm của phía Việt Nam, các hoạt động giảm phát thải KNK cần tuân thủ quy tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và khả năng tương ứng của mỗi quốc gia, theo Công ước và Thỏa thuận Paris về BĐKH. Kết quả COP28 cần phản ánh sự khác biệt rõ ràng về các hành động giảm phát thải KNK và các phương thức thực hiện giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Thỏa thuận Paris không quy định việc đạt phát thải ròng bằng “0” của tất cả các quốc gia vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, các quốc gia phát triển cần nâng cao hơn nữa các mục tiêu giảm phát thải KNK giai đoạn đến năm 2025 và 2030. Kết quả giảm phát thải KNK cần giúp xây dựng sự tự tin và lòng tin giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi về hợp tác quốc tế.

Về thích ứng với BĐKH, COP28 cần đưa ra Khung mục tiêu thích ứng toàn cầu rõ ràng và khả thi, đảm bảo nguồn lực cho thích ứng với BĐKH, không chỉ bao gồm các mục tiêu tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin mà cần tập trung vào việc cung cấp các phương tiện thực hiện. Việt Nam ủng hộ việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành, quản lý Quỹ Tổn thất và thiệt hại theo định hướng đề ra từ Hội nghị COP27.

Việt Nam cũng kêu gọi việc xây dựng lộ trình cụ thể đảm bảo cân bằng giữa tài chính cho thích ứng, giảm nhẹ và tăng gấp đôi tài chính cho thích ứng với BĐKH vào năm 2025; tăng cường cam kết của các quốc gia phát triển thông qua cung cấp tài chính khí hậu. Bên cạnh đó, các quyết định COP28 liên quan tới kết quả đánh giá nỗ lực toàn cầu lần thứ nhất cần tăng mức mục tiêu tham vọng của tất cả các trụ cột trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ và đang tích cực triển khai các hành động khí hậu, kêu gọi các nước phải thực hiện các cam kết bằng những hành động cụ thể để đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Giới trẻ “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.

Anh viện trợ 32 tỷ đồng giúp Việt Nam ứng phó sau bão Yagi

Chính phủ Anh mới đây công bố khoản viện trợ nhân đạo trị giá 1 triệu bảng Anh (tương đương 32 tỷ đồng) cho Việt Nam để hỗ trợ giai đoạn đầu ứng phó với tác động của bão Yagi, theo thông báo của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam hôm 14/9. Viện trợ sẽ được chuyển trực tiếp đến tay người dân thông qua các đối tác nhân đạo, cung cấp nhu yếu phẩm, hỗ trợ tiền mặt và các dịch...

Ngành công nghệ mới nổi tại Việt Nam thu hút đầu tư từ Mỹ

Ngày 15/8, Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cùng các đối tác: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông (PTIT), Công ty Cổ phần Công nghệ VMO Holdings và Công ty TNHH New Energy Nexus Việt Nam đồng tổ chức Sự kiện kết nối đầu tư Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khí hậu Việt Nam. Sự kiện quy tụ một hệ sinh thái năng động gồm 100 công ty khởi nghiệp (startup) nhà...

Chuyển hướng đầu tư | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Tổ chức phi chính phủ Urgewald và 17 đối tác vừa phát hành báo cáo về tình hình đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023. Theo báo cáo, 7.500 nhà đầu tư tổ chức trên toàn thế giới nắm giữ 4,3 ngàn tỷ USD trái phiếu và cổ phiếu của các công ty nhiên liệu hóa thạch trong năm 2023. Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Nghệ An năm thứ 3 liên tiếp lọt tốp 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước

Theo số liệu thống kê, từ tính từ đầu năm nay đến hết tháng 11/2024, Nghệ An thu hút được 15 dự án mới với số vốn đăng ký 691,5 triệu USD và điều chỉnh vốn cho 12 dự án với tổng số vốn 877,16 triệu USD; ngoài ra có 1 lượt góp vốn mua cổ phần với giá trị 0,04 triệu USD đưa tổng số vốn FDI vào Nghệ An đạt 1,5687 tỷ USD. ...

Hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch

Sáng 19/12, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây chỉ kết quả bước đầu và đề nghị trong thời gian tới, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát xem cái gì còn là “điểm nghẽn”, còn khó khăn,...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường cho Đại sứ Úc tại Việt Nam

(TN&MT) - Bày tỏ lòng cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của Ngài Đại sứ, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao tặng Đại sứ Andrew Goledzinowski Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường về những đóng góp quý báu của đại sứ cho ngành. ...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Mới nhất

Khánh Hòa: mức thưởng Tết bình quân của khối FDI thấp nhất, khối có vốn nhà nước cao nhất

Qua khảo sát, mức thưởng Tết ở Khánh Hòa cao nhất lên đến 400 triệu đồng, cao nhất trong 5 năm qua. Ngày 19-12,...

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Liên quan đến vụ việc cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng tối 18/12/2024, Bệnh viện E đã tiếp nhận 4 nạn nhân, trong đó có 2 trường hợp bị thương nặng. Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn ĐồngLiên quan đến vụ việc cháy quán cà phê trên...

Công ty Điện lực Bình Chánh đề ra các mục tiêu trọng tâm năm 2025

(ĐCSVN) - Năm 2025, Công ty Điện lực Bình Chánh đề ra 07 nhóm với 29 chỉ tiêu chi tiết, cùng với 09 nhóm nhiệm vụ giải pháp, các mục tiêu trọng tâm 2025. Mới đây, Công ty Điện lực Bình Chánh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Đảng, Công tác Sản xuất kinh doanh, hoạt động...

Lần đầu tiên một bệnh viện công lập đoạt giải thưởng Vàng Chất lượng quốc gia năm 2024

NDO - Ngày 19/12, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tại Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia tổ chức, Bệnh viện Chợ Rẫy đã vinh dự đoạt Giải thưởng Vàng Chất lượng quốc gia năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng khi lần...

Mới nhất