Trang chủMultimediaẢnhKhám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn...

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội


Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 1.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 2.

Nói đến nghệ thuật múa rối nước trước hết phải nói đến nghệ thuật tạo hình con rối. Không có nhân vật thì không thể tạo nên một màn trình diễn kể cả khi đã có câu chuyện lẫn cách truyền tải rồi. Nhân vật rối mang tính ước lệ, tượng trưng, việc đầu tư sáng tạo ngay từ khâu đầu tiên, đó là cái khó đồng thời cũng là đặc thù riêng của múa rối. Làng Đào Thục xưa có tên là Đào Xá, đến thời Đồng Khánh (1886-1888) được đổi là Đào Thục. Ngôi làng này nằm bên sông Cà Lồ (thuộc địa phận xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km. Nơi đây đặc biệt nổi tiếng với loại hình múa rối nước truyền thống.

Video: Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội.

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 3.

Ngay đầu làng, cạnh ngôi chùa cổ kính là thủy đình – sân khấu của những tiết mục múa rối nước truyền thống có tuổi đời 300 năm của làng Đào Thục. Từng qua nhiều thăng trầm, nhưng tình yêu và nhiệt huyết của nghệ nhân nơi đây dường như không thay đổi. Họ luôn say sưa biểu diễn, miệt mài truyền lửa cho các thế hệ của làng và bảo nhau lưu giữ nghệ thuật múa rối nước, bởi đó là nét văn hóa dân gian đặc sắc vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Tại Đào Thục, nghề rối nước đã xuất hiện khoảng 300 năm, được sáng tạo và truyền dạy từ ông tổ nghề Nguyễn Đăng Vinh. Là một trong những làng nghề truyền thống đầu tiên của môn nghệ thuật này, ngôi làng nhỏ thuộc địa phận xã Thụy Lâm, Đông Anh đã duy trì, gìn giữ và phát triển được nghệ thuật múa rối nước cho đến tận ngày nay.

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 4.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 5.

Kỹ thuật tạo ra một con rối không chỉ cần chú trọng ở khâu tạo hình, mà đặc biệt còn nằm ở chất liệu gỗ được sử dụng để làm ra các nhân vật trong tích trò của rối nước.

Nói đến nghệ thuật múa rối nước trước hết phải nói đến nghệ thuật tạo hình con rối. Không có nhân vật thì không thể tạo nên một màn trình diễn kể cả khi đã có câu chuyện lẫn cách truyền tải rồi. Nhân vật rối mang tính ước lệ, tượng trưng, việc đầu tư sáng tạo ngay từ khâu đầu tiên, đó là cái khó đồng thời cũng là đặc thù riêng của múa rối.

Các con rối được đặt dưới nước biểu diễn, nên cần sử dụng những nguyên liệu như gỗ và chất liệu sơn đặc thù hơn so với rối cạn, chủ yếu làm bằng gỗ sung, sào gắn vào con rối làm bằng tre, dây kéo bằng dây chạc.

Phân tích về các loại vật liệu được đưa vào làm rối thủ công tại Đào Thục, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi cho biết, do tỷ lệ hút nước của gỗ sung thấp, “những loại gỗ khác có thể hút 10, nó chỉ hút 2 thôi”, giúp cho con rối nhẹ hơn, dễ điều khiển nên từ xưa, ông cha đã dùng gỗ sung để làm. Không chỉ đạt yêu cầu về chất lượng, gỗ “sung” ở đây còn tượng trưng cho sung túc – một nét văn hóa tâm linh của con người thời kì trước với niềm tin vào cuộc sống no đủ, ấm êm khi làm nghề.

Những sản phẩm đã và đang trong quá trình hoàn thiện tại xưởng làm rối.

Một điểm đặc biệt khác khi nhắc đến múa rối nước chính là hình thức sân khấu dưới nước. Đối với môn nghệ thuật biểu diễn đặc biệt này, nước là một yếu tố rất quan trọng, giúp con rối sinh động, hấp dẫn và tạo ra rất nhiều tình tiết bất ngờ kích thích sự tò mò. Tại nhà hát múa rối nước, các màn trình diễn sẽ được chuẩn bị chỉn chu, kỹ càng.

Để đảm bảo sức khỏe trong thời gian biểu diễn khoảng 1 tiếng, những người nghệ sĩ múa rối tại làng Đào Thục phải mặc thêm lớp quần áo chuyên dụng để giữ ấm cơ thể.

Cô Đặng Thị Thuận (nghệ sĩ múa rối tại làng Đào Thục) chia sẻ, thông thường, các ca múa rối được lên lịch từ trước nên chúng tôi chủ động về mặt thời gian và công tác chuẩn bị. Tuy nhiên, có những hôm diễn ra đột xuất, kể cả đang làm việc đồng áng, chúng tôi cũng phải bỏ cuốc, bỏ ruộng để về múa rối phục vụ du khách.

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 16.
Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 17.

Sân khấu dưới nước được đặt ở chính giữa, bên cạnh là những nghệ sĩ phụ trách phần âm thanh với nhiều nhạc cụ khác nhau, phía sau mô phỏng mái đình làng truyền thống cùng với tấm rèm tre ngăn cách với buồng trò. Những yếu tố truyền thống đặc trưng trong sân khấu múa rối nước vẫn được tái hiện nguyên vẹn nhất, cho dù ở một không gian hiện đại hơn, đã giúp du khách có một trải nghiệm ấn tượng nhất về loại hình nghệ thuật này.

Không chỉ là một nét sáng tạo, mà cách những người nghệ sĩ “thổi hồn” vào những con rối vô tri chính là sức hút riêng của múa rối nước nói chung và làng nghề Đào Thục nói riêng.

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 18.

Một ca múa rối nước tại làng Đào Thục diễn ra trong khoảng 1 tiếng và có giá khoảng từ 1.300.000 – 1.600.000 đồng. Nếu số lượng khách xem càng đông thì tiền vé càng rẻ. “Một khách chúng tôi cũng diễn, miễn là có yêu cầu”, một nghệ sĩ tại làng Đào Thục nói.

Tại làng nghề rối nước Đào Thục, các màn biểu diễn được dựng lên giữa ao, hồ với phía trên là kiến trúc đình làng, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Mỗi tích trò của múa rối nước Đào Thục kéo dài khoảng 5-10 phút, trò này gối lên trò kia, không có giới thiệu xen nhau.

Cho đến tận bây giờ, múa rối nước Đào Thục vẫn còn giữ gìn những tiết mục từ xa xưa truyền lại như: “Trâu đi cày”; “Lên võng xuống ngựa”; “Tễu bắt ác”; “Đánh cáo bắt vịt”…

Múa rối nước Việt Nam đã đạt đến trình độ nghệ thuật có giá trị cao về tinh thần, đồng thời cũng là một trong những loại hình sân khấu giải trí hấp dẫn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam và tạo nên những ấn tượng khó phai trong lòng những du khách quốc tế khi ghé thăm.

Các tour múa rối thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Theo chia sẻ của nghệ sĩ múa rối Nguyễn Viết Cường (làng Đào Thục), dù tour diễn ra có 1 khách hay hàng trăm khách chúng tôi cũng phục vụ. Ảnh: Phường múa rối Đào Thục.

Sự dày công luyện tập, niềm đam mê với nghề diễn rối nước là những yếu tố quan trọng, quyết định đến độ chỉn chu, thú vị của từng sân khấu, từng tích trò mà những nghệ sĩ Đào Thục tạo nên. Song song với nhiệt huyết và tình yêu nghề, người xem mấy ai biết được những nỗ lực đằng sau sân khấu nước của những người nông dân phường rối Đào Thục.

Các tổ chức, trường học đã tìm đến Đào Thục để trải nghiệm loại hình nghệ thuật dân gian này. Ảnh: Phường múa rối Đào Thục.

Khám phá tinh hoa nghệ thuật rối nước tại làng nghề hơn 300 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội- Ảnh 30.

Để nghề truyền thống múa rối nước tiếp tục được lưu truyền cho đến ngày hôm nay, mỗi người dân ở làng Đào Thục đều góp một chút công sức để gìn giữ nghệ thuật truyền thống của cha ông để lại: Người chế tác, người biểu diễn, người viết kịch bản, người quảng bá du lịch. Tuy nhiên, người nghệ nhân làng Đào Thục vẫn chưa thể sống được bằng nghề. Chia sẻ từ một trong những người trực tiếp được tham gia vào các buổi diễn, nghệ nhân Nguyễn Viết Cường cho biết, thu nhập từ một buổi biểu diễn tại thủy đình của làng chỉ khoảng 100.000/người. Nếu đi lưu diễn, thu nhập có thể dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/người/ngày.

Không có thu nhập ổn định từ nghề truyền thống, những nghệ nhân có trình độ, tay nghề bỏ ra ngoài làm kinh tế nên không còn những người giỏi nữa, nhất là những người chơi nhạc cụ dân tộc như: sáo, nhị, đàn, tam,… là khó khăn nhất đối với các phường rối nói chung và với phường Đào Thục nói riêng.

PHẠM HƯNG



Nguồn: https://danviet.vn/kham-pha-tinh-hoa-nghe-thuat-roi-nuoc-tai-lang-nghe-hon-300-nam-tuoi-o-ngoai-thanh-ha-noi-20240731141059522.htm

Cùng chủ đề

Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Được biết, hiện nay Tổ vay vốn của anh Sửu có 50 thành viên, với các chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như: Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết việc làm… Bằng nguồn vốn vay 50 triệu đồng/ hộ gia đình, nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ra đời, mang lại hiệu quả thiết thực. Chỉ tính riêng giai...

Phu nhân Ngô Phương Ly tặng Phu nhân Tổng thống Mozambique tranh sơn mài hoa sen

Sau khi xem các tác phẩm hội họa sơn mài nổi tiếng của Việt Nam, Phu nhân Ngô Phương Ly và Phu nhân Tổng thống Mozambique đã trải nghiệm công đoạn dán bạc trên tranh sơn mài. Sáng 9/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mozambique và Phu nhân, sau lễ đón chính thức, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly cùng Phu nhân Tổng thống Mozambique...

Huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thu nhập hơn 73 triệu/người/năm

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là niềm vui, vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thoại Sơn, mà còn là niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang trong công...

Quảng Ninh: Vỡ đập thuỷ lợi trên sông, nước tràn ồ ạt gây ngập 3 thôn

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, làm phần đập đất vai trai của công trình thuỷ lợi Hà Thanh (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) vỡ khoảng 50m, gây ngập 3 thôn ở xã Đông Hải (huyện Tiên Yên).   Ngày 9/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và phòng thủ dân sự Quảng Ninh đã có báo cáo nhanh về sự cố công trình thủy lợi Hà Thanh,...

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thu nhập hơn 73 triệu/người/năm

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là niềm vui, vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thoại Sơn, mà còn là niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang trong công...

3 trường đại học dự kiến giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Gồm trường nào?

Trong tháng 6/2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Nhà trường cho biết các phương thức xét tuyển cơ bản được giữ ổn định như năm 2024, nhưng điều chỉnh chỉ tiêu.Theo đó,...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, mực nước sông Hồng qua cầu Phong Châu sáng nay như thế nào?

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng quan tâm là mực nước sông Hồng qua cầu Phong Châu sáng nay như thế nào?Theo Tin lũ khẩn cấp bản...

Cần đảm bảo tính chủ động trong tuyển dụng và sử dụng nhà giáo

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với luật khác Từ thực tế, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần thiết quy định các chính sách cụ thể...

Bài đọc nhiều

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Bãi Môn Phú Yên – bãi biển đón ánh mặt trời đầu tiên ở Việt Nam

(VTC News) - Bãi Môn Phú Yên được ví như một viên ngọc quý giữa lòng biển Đông, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ. Giới thiệu về Bãi Môn Bãi Môn Phú Yên nằm ở giữa 2 ngọn núi, khi nhìn từ xa, nơi đây trông giống như một cánh cung khổng lồ. Khi những con sóng vỗ vào bờ, tạo thành những xoáy nước vô cùng độc...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

Hình ảnh nhói lòng trong siêu bão Yagi

Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng là ba địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi quét từ biển vào đất liền ngày và đêm 7/9. Hình ảnh nhói lòng trong siêu bão Yagi Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng là ba địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi (bão số 3) quét từ biển vào đất liền ngày và đêm 7/9. Thời điểm tâm bão Yagi vừa đi qua, gió vẫn mạnh kèm mưa...

“Cung cá heo” Hạ Long tan hoang sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi đổ bộ vào TP Hạ Long gây thiệt hại nặng nề, hàng loạt công trình bị tàn phá. "Cung cá heo" - công trình có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng - không tránh khỏi hư hại nghiêm trọng. Ghi nhận của phóng viên Dân trí tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh - hay còn gọi là "Cung cá heo" - nằm bên bờ vịnh Hạ Long sau khi bão...

Cùng chuyên mục

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang cây đổ, người dân ‘vượt ải’ ùn tắc đến công sở

09/09/2024 | 09:16 TPO - Ngày đầu tuần sau cơn bão số 3, nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc do cây xanh gãy đổ vẫn chưa được dọn dẹp hết, lòng đường bị thu hẹp khiến người dân đi lại khó khăn. ...

Chàng trai gen Z ‘quyến rũ’ dân mạng với loạt tranh bằng bút bi

(VTC News) - Ngắm vẻ sống động, có hồn của những bức chân dung, phong cảnh do Luận thực hiện, nhiều người ngỡ ngàng khi biết chúng được vẽ bằng bút bi, vốn rất hạn chế về màu. Nguyễn Văn Luận năm nay 26 tuổi, sống tại Hà Nội và mới vào nghề vẽ khoảng 6 năm. Loạt bức vẽ anh chia sẻ trên mạng gần đây luôn nhận được hàng nghìn lượt yêu thích và bình luận. Những bức chân...

Bãi Môn Phú Yên – bãi biển đón ánh mặt trời đầu tiên ở Việt Nam

(VTC News) - Bãi Môn Phú Yên được ví như một viên ngọc quý giữa lòng biển Đông, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách mong muốn tìm kiếm vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ. Giới thiệu về Bãi Môn Bãi Môn Phú Yên nằm ở giữa 2 ngọn núi, khi nhìn từ xa, nơi đây trông giống như một cánh cung khổng lồ. Khi những con sóng vỗ vào bờ, tạo thành những xoáy nước vô cùng độc...

Nông dân nhìn trời… khóc hậu bão Yagi

(Dân trí) - Do ảnh hưởng của bão Yagi, hàng trăm héc-ta lúa sắp đến vụ thu hoạch của người dân ở Thanh Hóa bị gãy đổ, ngập sâu trong nước, nhiều diện tích thiệt hại nặng nề. Chiều 8/9, thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng của bão Yagi (bão số 3), toàn tỉnh này có hơn 1.700ha lúa bị...

Mới nhất

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị bồi thường thiệt hại do Bão số 3

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có Công văn số 1202/QLBH-PNT gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do bão số 3 gây ra. Công văn của Cục nêu, bão số 3 (tên...

MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

Tổng công ty Viễn thông MobiFone cũng đã huy động thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật tinh nhuệ nhất tỏa đi các điểm nóng, để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão. Đến hết ngày 8/9, MobiFone đã cơ bản khôi phục mạng lưới, đảm bảo thông...

Lạng Sơn: Giải cứu an toàn người dân bị mắc kẹt giữa biển nước

VOV.VN - Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ rạng sáng 8/9, mưa lớn kéo dài đã gây ngập lụt tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đã khẩn trương lập các chốt chặn và đặt biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm,...
08:49:51

Hệ sinh thái VNPT Cloud – Nắm bắt xu hướng tới tương lai của kết nối toàn diện

Là Tập đoàn viễn thông - công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, VNPT đã nắm bắt những xu hướng toàn cầu của điện toán đám mây, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và chính thức cho ra mắt VNPT Cloud - Hệ sinh thái điện toán đám mây toàn diện của doanh nghiệp, đánh dấu bước...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như...

Mới nhất