Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổKhám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 13. (Ảnh: Phạm Hằng)

Ngày 14/11, tại Thành phố Cần Thơ, Học viện Ngoại giao phối hợp với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung tại Việt Nam (KAS) tổ chức Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế”. Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả, luật gia trong nước và quốc tế, tham dự dưới hình thực trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Đối thoại, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đã điểm lại quá trình đàm phán thông qua Hiệp định trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ).

Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh BBNJ là dấu mốc mới của luật pháp quốc tế, một chiến thắng quan trọng của chủ nghĩa đa phương. Tháng 9/2023, dự thảo hiệp định đã được mở ký với mục tiêu sẽ có hiệu lực trong thời gian sớm nhất. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký BBNJ và đánh giá cao tầm quan trọng của Hiệp định này.

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 30 năm UNCLOS chính thức có hiệu lực; UNCLOS được công nhận là “Hiến pháp của biển và đại dương”. Bên cạnh việc đặt ra chế độ pháp lý cho các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, UNCLOS còn thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, như Biển cả với nguyên tắc “tự do biển cả” và Vùng với nguyên tắc “di sản chung của nhân loại”.

Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn khẳng định UNCLOS sau 30 năm vẫn là “ngọn đèn soi sáng” cho các hoạt động trên biển và đại dương.

“Tôi hy vọng Đối thoại Biển lần thứ 13 sẽ giúp các bên liên quan hiểu nhiều hơn về BBNJ và tìm được sự thấu hiểu chung giữa các nhà khoa học, luật gia để các nước Đông Nam Á có thể chuẩn bị quá trình chuẩn bị và triển khai BBNJ, đưa ra khuyến nghị mới để thúc đẩy hợp tác”, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn nói.

Trong bối cảnh đó, Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới: (i) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia; (ii) đánh giá các cơ hội và thách thức liên quan đến hợp tác thăm dò và bảo tồn tại các vùng biển quốc tế; và (iii) đề xuất các khuyến nghị pháp lý và chính sách cho các quốc gia nhằm thúc đẩy tiềm năng hợp tác ở các vùng biển quốc tế.

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Trưởng đại diện Viện KAS tại Việt Nam Florian Feyerabend phát biểu khai mạc Đối thoại. (Ảnh: Phạm Hằng)

Chia sẻ tại khai mạc, Trưởng đại diện Viện KAS, ông Florian Feyerabend khẳng định ý nghĩa quan trọng của Đối thoại Biển lần thứ 13 và hy vọng đây là diễn đàn để các đại biểu thảo luận sâu sắc về khai thác vùng biển sâu, quản trị khu vực ngoài quyền tài phán của quốc gia, phát triển các nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác, xây dựng chính sách trong tương lai.

Đối thoại Biển lần này bao gồm 4 phiên thảo luận với các chủ đề đa dạng. Hiệp định BBNJ: Những nội dung chính và triển vọng (phiên I) sẽ tập trung trao đổi và làm rõ các nội dung cơ bản của Hiệp định BBNJ; đồng thời thảo luận về cách thức Hiệp định này được áp dụng phù hợp với các công cụ pháp lý hiện hành khác.

Sau gần hai thập kỷ thảo luận và đàm phán, Hiệp định BBNJ mới vừa được thông qua đã trở thành hiệp định thực thi thứ ba trong khuôn khổ UNCLOS. Hiệp định điều chỉnh các nhóm vấn đề quan trọng liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia như: Tài nguyên gen biển; các công cụ quản lý vùng (ABMT), bao gồm khu bảo tồn biển (MPA); đánh giá tác động môi trường; xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; cũng như vận hành các cơ quan và thể chế.

“Triển vọng mới trong các quy định về đáy biển sâu” là chủ đề thảo luận của phiên thứ 2. Trong đó, các diễn giả cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của các hoạt động khai thác đáy biển sâu, các khuôn khổ pháp lý hiện hành và quá trình hình thành các quy tắc quản lý các hoạt động đó. Các đại biểu cũng cùng trao đổi về các vấn đề đặt ra như bộ luật khai thác mới sẽ có những thách thức hoặc trở ngại gì? Mối liên hệ giữa bộ luật này, UNCLOS và Hiệp định BBNJ mới là gì? Làm thế nào để cân bằng các mục tiêu khác nhau về tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội? Làm thế nào để hài hòa sự khác biệt giữa các bên liên quan (chính phủ, các ngành công nghiệp, các nhóm hoạt động môi trường…)?

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13 bao gồm 4 phiên thảo luận chuyên sâu. (Ảnh: Phạm Hằng)

Trong phiên thảo luận về cơ hội và thách thức trong hợp tác tại các vùng biển quốc tế (phiên 3), các đại biểu cùng thảo luận, đánh giá những cơ hội và thách thức trong việc hợp tác tại các vùng biển quốc tế (Biển cả và Vùng), đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định BBNJ đang được mở ký và “bộ luật khai thác” đang trong quá trình đàm phán.

Xoay quanh chủ đề “khai thác và bảo tồn ở vùng biển quốc tế, các khuyến nghị và chính sách”, phiên cuối cùng của Đối thoại Biển lần này tập trung vào thảo luận và đưa ra các khuyến nghị pháp lý và chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác thăm dò, khai thác và bảo tồn tại các vùng biển quốc tế.

Bên cạnh đó, các diễn giả cùng đánh giá các nhân tố để đảm bảo Hiệp định BBNJ có hiệu lực và được thực thi hiệu quả, cũng như những yếu tố giúp đạt được sự đồng thuận về một bộ luật khai thác mới trong tương lai.

Ngoài ra, Phiên thảo luận còn tập trung vào các vấn đề: (i) làm thế nào để có sự tham gia của nhiều bên liên quan và các bên thứ ba; (ii) làm thế nào để thúc đẩy vai trò của các tổ chức quốc tế hoặc các cơ quan chuyên môn ở cấp độ toàn cầu và khu vực; (iii) làm thế nào để tăng cường cơ hội cho cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển; (iv) cách thức giải quyết hòa bình các tranh chấp tiềm tàng; và (v) cách giải quyết các vấn đề liên ngành khác trong lĩnh vực này.

Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (SPLOS) lần thứ 34 được tổ chức từ ngày 10-14/6. …

Đối thoại biển Việt Nam-Australia lần thứ 5 Đối thoại biển Việt Nam-Australia lần thứ 5

Ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Đối thoại biển Việt Nam – …

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân …

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp …

Hiệp định về biển cả - BBNJ: Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định về biển cả – BBNJ: Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, ‘cánh tay nối dài’ của UNCLOS

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền …





Nguồn: https://baoquocte.vn/doi-thoai-bien-lan-thu-13-kham-pha-ranh-gioi-moi-cua-vung-bien-quoc-te-293651.html

Cùng chủ đề

Bão số 8 suy yếu, khả năng cao xuất hiện bão số 9 đầu tuần tới

Bão số 8 hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông có dấu hiệu suy yếu dần. Phía đông Philippines có 2 cơn bão, khả năng một trong 2 cơn này sẽ vào Biển Đông trở thành cơn bão số 9 vào đầu tuần tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h sáng nay (14/11), vị trí tâm bão số 8 Toraji trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức...

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên bố chung cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Mỹ.

Hiệp định về biển cả

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS, củng cố hơn nữa UNCLOS, góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế.

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi – Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) trong đêm qua và sáng nay (12/11), khu vực từ Thừa...

Bão Toraji trở thành bão số 8, khả năng tan ngay trên Biển Đông

Bão Toraji đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Dự báo, khoảng 2-3 ngày tới, bão suy yếu nhanh và tan trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h đêm 11/11, vị trí tâm bão số 8 (bão Toraji) ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia ‘Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình’

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký Công văn số 4962/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia "Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Bằng cách thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện, thúc đẩy đổi mới và phát triển lực lượng lao động lành nghề, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng và đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên bố chung cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Mỹ.

Ukraine “lạc quan thận trọng” sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev “hãy tin tưởng”

Ngày 13/11, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha thông báo đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại Brussels, Bỉ, về cuộc xung đột với Nga cũng như tiến trình hội nhập của Kiev.

Tăng cường nền tảng hợp tác đa giá trị trên phạm vi toàn cầu

Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC Agris, Hose: SBT) là công ty nông nghiệp đa quốc gia hàng đầu tại Việt Nam, đang đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế nhằm mở rộng chuỗi giá trị thương mại toàn cầu và xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp bền vững.

Bài đọc nhiều

Cuộc gặp gỡ của những người bắc nhịp cầu tình hữu nghị Việt

(ĐCSVN) - Trong suốt hơn bốn tiếng diễn ra buổi gặp mặt của các cựu sinh viên học tiếng Việt, khán phòng đầy ắp tiếng cười và cả những bâng khuâng, bồi hồi trên khóe mắt. Tình yêu tiếng Việt, sự yêu mến, gắn bó với đất nước và con người Việt Nam đã giúp họ xích lại gần nhau và giúp tình hữu nghị Việt – Nga thêm bền chặt. Năm 2024, Trường Đại học Quan hệ quốc tế...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc và nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Đại sứ quán tiếp tục phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm...

Khi hai thôn Việt – Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt. Tình làng nghĩa xóm nơi biên giới ...

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam

(ĐCSVN) - Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thụy Điển, Phó Chủ tịch nước Võ Thi Ánh Xuân cho biết quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch… ...

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại Anh

Một tiết mục biểu diễn tại chương trình. ...

Cùng chuyên mục

HSI và IUCN trang bị kỹ năng cứu hộ rùa biển cho ngư dân Việt Nam

Từ ngày 13-14/11, tại Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận), Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International (HSI), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (IUCN Việt Nam) tổ chức Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài rùa biển,...

Hiệp định về biển cả

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS, củng cố hơn nữa UNCLOS, góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế.

Nỗ lực vì công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

(ĐCSVN) - Tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng khẳng định, những nỗ lực và cống hiến của bà Nga là tấm gương cho sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý cho các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ngày 12/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao,...

Mường Ảng – Nâng cao chất lượng giáo dục

Những năm qua, ngành giáo dục huyện Mường Ảng (Điện Biên) không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện Mường Ảng còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn; việc vận dụng phương pháp giảng dạy mới còn nhiều...

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này. Lớp học sẽ diễn ra vào mỗi tối hàng ngày,...

Mới nhất

Suntory PepsiCo phối hợp với Quỹ thời báo Kinh tế Sài Gòn trao học bổng cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

http://www.thesaigontimes.vn/165012/STF-Suntory-PepsiCo-VN-trao-hoc-bong-cho-sinh-vien.htmlTrong tháng 9 vừa qua, Suntory PepsiCo kết hợp với Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn trao 30 suất học bổng cho các sinh viên tiêu biểu của 3 trường Đại học tại TP. HCM (Đại học Ngoại Thương, Đai học Sư phạm Kỹ thuật và Học viên Đào tạo cán bộ). Đây cũng là dịp để...

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Ngày 13/11, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã chủ trì giao ban thường kỳ với lãnh đạo các đơn vị thành viên về tình hình sản xuất kinh doanh tháng 10, 10 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2 tháng cuối năm. Trong bối cảnh thị trường tháng 10 tiếp tục có nhiều...

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru gặp gỡ báo chí

Sau khi kết thúc hội đàm và nghi lễ trao huân chương cho Chủ tịch nước Lương Cường, hai nhà lãnh đạo Peru và Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ báo chí hai nước để thông tin về kết quả hội đàm. Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ...

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường. Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự là phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước nước Peru để ghi nhận những đóng góp của Chủ tịch nước Lương Cường vào việc thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ...

TẬP ĐOÀN KIDO › Ông chủ Bánh bao Thọ Phát lần đầu chia sẻ lý do “bán mình” cho KIDO

Tập đoàn KIDO (KDC) vừa chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thọ Phát Quốc Tế (Thọ Phát) lên 68% vốn điều lệ. Ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc...

Mới nhất