Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốKhám phá hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin, truyền...

Khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin, truyền thông giữa Karnataka (Ấn Độ) và Việt Nam


Chiều 9/6, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với chính quyền bang Karnataka của nước này tổ chức Hội thảo trực tuyến “Khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông giữa Karnataka và Việt Nam”.

Khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ thông tin, truyền thông giữa Karnataka (Ấn Độ) và Việt Nam
Bang Karnataka là nơi có hệ sinh thái đổi mới hàng đầu ở Ấn Độ. (Nguồn: Getty)

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai bên đã trao đổi về tiềm năng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng mọi khả năng cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế, thương mại chung của hai nước.

Tham gia hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải; Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Xuân Hoài; đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, bà Bùi Thị Thanh Hằng; Cục trưởng Cục Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, bà Huỳnh Liên Phương; Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng; Trợ lý thủ hiến bang Karnataka, Tiến sĩ EV. Ramana Reddy; cùng đại diện của nhiều công ty hai nước.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Nguyễn Thanh Hải đánh giá bang Karnataka có tiềm năng hợp tác và phát triển CNTT rất lớn. Thủ phủ Bengaluru của bang Karnataka hiện là cụm công nghệ lớn thứ 4 trên thế giới, sau thung lũng Silicon, Boston và London. Karnataka có 47 đặc khu CNTT, nhiều khu vực đầu tư CNTT chuyên dụng và 3.500 công ty CNTT. Toàn bang có 550.000 chuyên gia CNTT, chiếm 1/3 tổng số chuyên gia CNTT trong cả nước.

Cũng theo Đại sứ Nguyễn Thanh Hải, bang Karnataka đã khẳng định được vị thế là một trung tâm khởi nghiệp và đổi mới toàn cầu với hơn 400 trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc tế và 4.000 công ty khởi nghiệp tại Bangalore.

Karnataka còn có các Đặc khu kinh tế chuyên ngành (SEZ) cho các lĩnh vực quan trọng như CNTT và truyền thông, công nghệ sinh học, kỹ thuật, chế biến thực phẩm, hàng không vũ trụ. Chính quyền Karnataka cung cấp nhiều ưu đãi tài chính và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp dựa trên Chính sách công nghiệp Karnataka 2020-2025, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục đầu tư.

Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), ông Võ Xuân Hoài, cũng đánh giá bang Karnataka có nhiều thành tựu trong phát triển và đổi mới khoa học- công nghệ, trong khi Việt Nam được biết đến là quốc gia năng động trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo với Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu được xếp hạng đứng thứ 48/132 nền kinh tế.

Theo ông Võ Xuân Hoài, hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác. Ông bày tỏ hy vọng trong thời gian tới hai bên sẽ có nhiều chương trình hợp tác song phương về thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực then chốt cùng quan tâm như CNTT, điện tử, nhà máy thông minh, thành phố thông minh và truyền thông số.

Tiến sĩ EV. Ramana Reddy cho biết Karnataka có hệ sinh thái đổi mới hàng đầu ở Ấn Độ. Karnataka là cụm công nghệ lớn thứ 4 thế giới; top 5 thành phố hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) với hơn 485 trung tâm R&D và đổi mới toàn cầu; và xếp thứ 8 về Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2023 của Startup Blink.

Trong bảng xếp hạng quốc gia, Karnataka đứng đầu về Chỉ số đổi mới ở Ấn Độ – NITI Aayog trong các năm 2019, 2020 và 2021; đứng đầu về Dòng vốn FDI năm 2022; đứng đầu Chỉ số đổi mới sản xuất của Ấn Độ. Ngoài ra, Bengaluru là “quê hương” của 1/4 số chuyên gia kỹ thuật số của Ấn Độ, trong khi Bangalore đứng đầu về số lượng việc làm và việc làm được tạo ra.

Tiến sĩ Ramana Reddy bày tỏ hy vọng hội thảo trực tuyến này sẽ giúp kết nối và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, kinh doanh của hai bên gặp gỡ và trao đổi nhằm hiện thực hóa các tiềm năng phát triển của hai nước.

Cũng tại Hội nghị, bà Bùi Thị Thanh Hằng khẳng định Việt Nam có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế kỹ thuật số và ngược lại, kinh tế kỹ thuật số cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam như tạo ra chính phủ số hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực cho tăng trưởng mới và từng bước thoát bẫy thu nhập trung bình. Ngoài ra, xã hội số cũng giúp người dân có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ, đào tạo và tri thức, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển và giảm các yếu tố bất lợi khác.

Các đại diện trong ngành CNTT và truyền thông của Việt Nam như Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm ZentSoft… cũng tham dự sự kiện. Các diễn giả đã trình bày về tiềm năng phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam.

Đại diện từ Đà Nẵng, bà Huỳnh Liên Phương, đã giới thiệu những cơ hội hợp tác kinh doanh tại thành phố biển miền Trung của Việt Nam. Theo bà, trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư ở Đà Nẵng có CNTT, phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, tự động hóa, vật liệu mới,… Nhiều dự án lớn đang được thành phố triển khai như Công viên công nghệ cao Đà Nẵng, Quy hoạch tổng thể Master Plan… mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và kinh doanh Ấn Độ có thể đến hợp tác và triển khai đầu tư, kinh doanh.

Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng bày tỏ hy vọng hội thảo trực tuyến lần này sẽ đem lại cơ hội hợp tác và phát triển mới cho ngành CNTT và truyền thông của 2 nước, đồng thời thúc đẩy giao thương và đầu tư giữa Việt Nam và Karnataka nói riêng, Việt Nam và Ấn Độ nói chung.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 60% lao động ở trạng thái cân nhắc cơ hội công việc mới hoặc chủ động tìm việc

Trong bối cảnh công nghệ thông tin (CNTT) đang trở thành yếu tố quan trọng, không thể thay thế ở đa số lĩnh vực, rất nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho lực lượng lao động ngành này.  Ngày 28-3, Công ty TNHH MTV phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TPHCM (DXCenter) tổ chức Hội thảo xu hướng ngành CNTT trong...

Giải đáp việc không giỏi toán, có nên chọn ngành công nghệ thông tin

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Azerbaijan tiến thêm một bước trong việc bình thường hóa quan hệ với Iran

Mở lại sứ quán, "rục rịch' các cuộc gặp chính thức đang là hướng đi Azerbaijan và Iran triển khai tích cực để sớm bình thường hóa quan hệ song phương.

Châu Đốc sẵn sàng cho mùa hành hương

Từ tháng Giêng đến hết tháng 4 (âm lịch) hàng năm, thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) bước vào mùa du lịch lớn nhất trong năm.

Moscow triệu Đại sứ Moldova tuyên bố cách đáp trả lệnh trục xuất nhân viên Đại sứ quán Nga

Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/3 cho biết, đã triệu Đại sứ Moldova Lilian Darii tới để thông báo rằng, Moscow tuyên bố một nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao này “không được hoan nghênh” ở Nga.

Tổng thống Iran ‘rục rịch’ thăm Turkmenistan

Hãng thông tấn IRNA đưa tin, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian chia sẻ với các phóng viên rằng hiện các bên đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tới Turkmenistan.

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.

Bài đọc nhiều

Cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger cực đơn giản

Bạn đang tìm cách để tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger để tránh các rắc rối do tính năng này gây ra trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ hưỡng dẫn chi tiết đến bạn cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger điện thoại iPhone và Android.

Cùng chuyên mục

Chỉ 6% tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng đối phó với những rủi ro an ninh mạng

DNVN - Theo Chỉ số sẵn sàng an ninh mạng 2024 vừa được Cisco công bố, chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đã chuẩn bị đủ để sẵn sàng đối phó với những rủi ro về an ninh mạng đang ngày càng gia tăng. ...

Mới nhất

Thu hút, giữ chân nhà đầu tư bằng chất lượng nguồn nhân lực

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh chất lượng...

Bỏ độc quyền vàng miếng SJC, tăng nguồn cung, giá vàng sẽ xuống bao nhiêu?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Căng thẳng chính trị, vàng neo giá cao Giá vàng hôm nay 30/3 trên thị trường thế giới đi lên trong bối cảnh căng thẳng Nga và Ukraine tiếp tục tăng. Giá vàng trong nước "cố thủ" ở mốc trên 81 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng SJC với giá thế giới đã giảm Chiều 28/3,...

Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường xem xét, quyết định công tác nhân sự

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14, Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Tăng cường liên kết, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, biển đảo và du lịch tâm linh... Trong những năm qua, du lịch vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công...

Mới nhất